Động cơ của khách du lịch di sản

Một phần của tài liệu Quản lý du lịch di sản với phát triển du lịch của địa phương, nghiên cứu trường hợp di sản Vịnh Hạ Long (Trang 47)

DI SẢN CÔNG NGHIỆP

1.2.3.2. Động cơ của khách du lịch di sản

Tác giả Chen[21,213]chia động cơ đi du lịch của khách du lịch di sản

thành hai loại: vì kiến thức và vì lợi ích cá nhân khác.

ĐỘNG CƠ ĐỂ TRAU DỒI KIỀN THỨC

Đồng quan điểm với Chen, nhiều nhà nghiên cứu như Boyd, Prentice

(1995) và Light (1995)[22,67] đều khẳng định: lòng ham học hỏi, muốn nâng

cao kiến thức là điểm khác biệt then chốt giữa khách du lịch di sản và các khách du lịch khác. Mục đích đầu tiên của khách du lịch di sản là tìm hiểu văn hoá, tự nhiên để làm giàu kiến thức cá nhân. Du khách nói chung và khách du lịch là người địa phương cũng có sự khác biệt lớn vì khách du lịch luôn là người kiếm tìm những kinh nghiệm mới, học hỏi những tri thức mới. Điều này giúp họ thoả mãn trí tò mò, lòng ham hiểu biết.

ĐỘNG CƠ VÌ LỢI ÍCH CÁ NHÂN

Con người mong muốn đến điểm di sản vì lợi ích sức khoẻ, nghỉ ngơi, ngắm cảnh, tham gia các hoạt động giải trí hay muốn có được giá trị tinh thần nào đó. Ngoài mục đích cho chính bản thân mình, còn có nhiều động cơ khác thúc đẩy họ đi du lịch như: hộ tống người thân, bạn bè. Bên cạnh đó còn có người đi du lịch vì mục đích kinh doanh, nhất là những du khách địa phương. Họ đến thăm quan các điểm di sản để tìm kiếm cơ hội kinh doanh.

Mặc dù khách du lịch di sản có những điểm chung, nhưng vẫn tồn tại điểm

khác biệt. Điều này có thể thấy rõ qua bảng thống kê sau của After Merriman

(1991).[22,74]

BẢNG 2: NHỮNG LÝ DO CƠ BẢN ĐỂ CON NGƯỜI TÌM HIỂU VỀ QUÁ KHỨ, VỀ DI SẢN

 Nhằm định hướng con người trong hiện tại:

Quá khứ là chìa khoá của tương lai.

Để so sánh với hiện tại.

 Tìm hiểu về quá khứ chỉ là sự tò mò:

Những điều xảy ra trong quá khứ thật

Thiết lập và phát triển nhân tính.

Chúng ta biết chúng ta từ đâu tới.

Biết quá khứ để đánh giá hiện tại.

Không có kiến thức về quá khứ giống

như sống trong môi trường chân không.

Làm giàu vốn kiến thức của chúng ta.

Muốn khám phá, tìm hiểu những địa

điểm, nhân vật trong quá khứ.

 Đáp ứng sự quan tâm, thích thú:

Sự hiếu kỳ của con người không bao giờ

được thoả mãn.

Thật hữu ích khi học hỏi cách con

người đã làm mọi việc trong quá khứ.

Mong muốn tìm hiểu những câu chuyện,

sự kiện xảy ra trước thời đại của chúng ta.

Thật tuyệt vời khi biết con người đã

sống ra sao, ở đâu, sử dụng những gì.

 Tìm hiểu qúa khứ để phát triển tương lai :

Tìm những bài học cho tương lai.

Bất cứ điều gì chúng ta cũng có thể học

hỏi.

Cho phép chúng ta tạo nên thế giới tốt

đẹp hơn.

Biết được chúng ta đã làm sai điều gì.

Những câu chuyện trong quá khứ giúp

ta xây dựng kế hoạch tương lai.

Học từ chính những lỗi lầm đã mắc

phải.

Học từ chính sự cố gắng, nỗ lực lớn của

quá khứ.

Nói tóm lại, giáo dục và những lý do cá nhân là nguyên nhân khiến con người đến với các điểm di sản và cũng chính là nguyên nhân tạo nên các dạng nhu cầu đối với các sản phẩm du lịch di sản khác nhau.

Một phần của tài liệu Quản lý du lịch di sản với phát triển du lịch của địa phương, nghiên cứu trường hợp di sản Vịnh Hạ Long (Trang 47)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(135 trang)