Quy trình bảo tồn

Một phần của tài liệu Quản lý du lịch di sản với phát triển du lịch của địa phương, nghiên cứu trường hợp di sản Vịnh Hạ Long (Trang 80)

DI SẢN CÔNG NGHIỆP

2.3.4.2. Quy trình bảo tồn

Trong từng tình huống, tuỳ vào kế hoạch phát triển du lịch mà quy trình bảo tồn di sản được xây dựng khác nhau. Tuy nhiên, dù bất cứ kế hoạch bảo tồn nào cũng cần đảm bảo các bước tiến hành sau:

Định dạng điểm di sản và di sản: Xác định và lập hồ sơ ghi lại những điểm

Nghiên cứu và đánh giá di sản: Phân loại các đặc điểm khác nhau của điểm di sản, không gian di sản cần bảo tồn, như: đặc điểm lịch sử, sinh thái, kiến trúc…

Thiết lập chính sách: Đây là bước quan trọng, xác định mục đích cụ thể và

cơ cấu tổ chức dựa trên đặc điểm văn hoá và cách thức quản lý.

Lựa chọn và bảo vệ: Thông thường các di sản đều được bảo trợ bởi một cơ

quan chức năng về mặt pháp luật. Đồng thời chính các nhà bảo trợ này sẽ là người cung cấp tài chính cho việc bảo vệ di sản. Mặt khác, đối với các di sản thuộc quyền sở hữu cá nhân hay tổ chức khác (không phải là cơ quan bảo tồn) thì việc cần làm là phải mua lại quyền sở hữu đó.

Phục hồi và phát triển: Bao gồm các hoạt động như: phục hồi, tái tạo, phát

triển cơ sở hạ tầng và trang thiết bị phục vụ khách tham quan. Thông thường thì nhiệm vụ trước tiên là sửa chữa những nơi có nguy cơ bị sụp đổ và ngăn chặn khả năng hư hại lan rộng.

Quản lý và thuyết minh: Đây là giai đoạn hoàn tất. Những nơi đã khôi phục

được đưa vào vận hành bình thường. Tuy nhiên, nhà quản lý cần phải cân nhắc đến các vấn đề như tỉ lệ khách tham quan hợp lý, nhu cầu và mục đích thuyết minh. Mặc dù đây là giai đoạn cuối, nhưng tiếp sau đó là những nỗ lực không ngừng nhằm tiếp tục vận hành và bảo vệ những gì đã làm trước đó.

Một phần của tài liệu Quản lý du lịch di sản với phát triển du lịch của địa phương, nghiên cứu trường hợp di sản Vịnh Hạ Long (Trang 80)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(135 trang)