Con thuyền sinh thái

Một phần của tài liệu Quản lý du lịch di sản với phát triển du lịch của địa phương, nghiên cứu trường hợp di sản Vịnh Hạ Long (Trang 111)

DI SẢN CÔNG NGHIỆP

3.4.1. Con thuyền sinh thái

3.4.1.1.Giới thiệu về dự án

Một trong những nhiệm vụ quan trọng nhằm tăng cường hiệu quả của công tác quản lý di sản là bảo tồn di sản. Muốn bảo tồn di sản thiên nhiên thế giới vịnh Hạ Long cần phát triển các hoạt động giáo dục để nhấn mạnh những tiềm năng to lớn của khu di sản, nâng cao nhận thức và sự ủng hộ tích cực từ phía cộng đồng địa phương, trong nước và quốc tế. Với mục đích đó, dự án con thuyền sinh thái (ecoboat) đã được ra đời trong khuôn khổ hợp tác giữa tổ chức quốc tế về bảo tồn động thực vật hoang dã (FFI), ban Quản lý vịnh Hạ Long và sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Quảng Ninh. Đây là một dự án giáo dục môi trường bằng con thuyền sinh thái, tuyên truyền cho công tác bảo tồn và phát huy giá trị của vịnh Hạ Long. EcoBoat là một từ ghép: Eco: ecology (sinh thái) và Boat (con thuyền). Thực chất ecoboat là lớp học nổi, giảng dạy về môi trường trên vịnh Hạ Long dành cho đối tượng thanh thiếu niên địa phương và quốc tế. Chuyến đi là sự trải nghiệm thực tiễn các vấn đề môi trường của vịnh Hạ Long hiện nay.

Trong chuyến đi này, học viên sẽ được tham gia các hoạt động khám phá hang động, phỏng vấn các gia đình ngư dân sống trên vịnh, hướng dẫn cách đọc bản đồ, thực hành một số kỹ năng quan trắc khoa học, cách lái tầu và đặc

biệt là thảo luận về các hoạt động, phương pháp để quản lý, bảo tồn những giá trị đa dạng sinh học và văn hoá của dân cư trên vịnh Hạ Long. Nội dung chính của chuyến đi gồm:

Tìm hiểu các giá trị, tiềm năng của vịnh Hạ Long

Tìm hiểu những tác động của các hoạt động phát triển kinh tế – xã hội tới

hệ sinh thái biển

Tham gia các hoạt động bảo vệ môi trường (trồng rừng ngập mặn, đánh giá

chất lượng nước, thu gom rác thải trên biển…)

Tham gia các trò chơi nhập vai các nhà quản lý bảo vệ môi trường…

Đi bơi, câu cá, chèo thuyền truyền thống, lửa trại…

Mỗi chuyến đi gồm có 30 em học viên. Hiện nay có hai loại chyến đi: chuyến đi giáo dục là chuyến đi không thu phí dành cho học sinh các trường THCS, THPT và Đoàn Thanh Niên địa phương (thời gian từ 8h sáng đến 17h); chuyến đi theo yêu cầu là chuyến đi thu phí dành cho các trường học ở các địa phương khác, trường quốc tế, các tổ chức quan tâm (một hoặc nhiều ngày).

Sau ba năm hoạt động đầu tiên, dưới sự tài trợ cả Quỹ sáng kiến Darwin của Anh, dự án này đã đạt được những thành công đáng kể. Sự đóng góp của ông giám đốc David Brown cùng các cộng sự là điều không thể phủ nhận. Tuy nhiên, dự án con thuyền sinh thái mới chỉ đón tiếp đối tượng học sinh trên địa bàn thành phố Hạ Long là chủ yếu. Mặt khác, mỗi chuyến đi chỉ có thể đón tiếp 30 học viên. Vấn đề đặt ra là khi có các đoàn học viên có số lượng lớn hơn và từ các tỉnh xa đến Hạ Long muốn tham dự vào chương trình học tập này thì sẽ gây ra tình trạng thiếu tàu thuyền, thiếu nhân viên.

Trong khi đó, đây là một hoạt động rất bổ ích không chỉ đối với đối tượng học sinh mà còn hấp dẫn đối với sinh viên, viên chức. Được tham gia trực tiếp vào các hoạt động thực tiễn để bảo vệ môi trường Hạ Long vừa là sự trải nghiệm, vừa là sự đóng góp cho công tác quản lý, bảo tồn môi trường Hạ

Long. Đây là giả pháp hữu ích cho cả mục đích vui chơi, giải trí và học tập. Và chắc chắn nó sẽ nhận được sự đón chào nồng nhiệt từ các bạn sinh viên, các nhà quản lý môi trường, quản lý di sản.

3.4.1.2.Một số kiến nghị đối với dự án

Xuất phát từ thực tế hoạt động trong những năm qua của dự án, xin đưa ra một số kiến nghị nhằm phát triển hơn nữa mô hình này trong tương lai:

Đưa dự án con thuyền sinh thái vào chương trình giáo dục bảo vệ di sản tại

các trường học trên địa bàn của thành phố Hạ Long và các địa phương có liên quan đến di sản. Trách nhiệm này thuộc về sở Giáo dục Đào tạo tỉnh Quảng Ninh và ban Quản lý vịnh Hạ Long. Việc tham gia các chuyến đi thực tế kết hợp với tìm hiểu công việc bảo vệ Hạ Long là cách giáo dục hiệu quả nhất đối với các em.

Nên mở rộng quy mô hoạt động bằng cách trang bị thêm số thuyền (khoảng

4 chiếc) để luân phiên phục vụ học viên và cũng là để đáp ứng yêu cầu phục vụ các đoàn khách lớn hơn. Nên duy trì số lượng khoảng 30 học viên/một thuyền như cũ. Con số 30 học viên là thích hợp cho các hoạt động dã ngoại học tập để đảm bảo chất lượng và tính an toàn cho chuyến đi. Muốn mở rộng quy mô hoạt động thì đòi hỏi cần tuyển và đào tạo thêm

nhân viên giáo dục, cứu hộ. Số lượng 1 nhân viên cứu hộ/1 thuyền như hiện nay là ít, chưa đáp ứng được trong những trường hợp có nguy hiểm xảy ra. Nên chăng bổ sung kỹ năng cứu hộ vào trong nội dung của chuyến đi. Nhân viên cứu hộ vừa là người truyền đạt các kỹ năng này, đồng thời là người hướng dẫn, ứng cứu trong những trường hợp khẩn cấp.

Bổ sung nhân viên tình nguyện từ nguồn các cơ quan giáo dục, môi trường,

du lịch của địa phương. Thậm chí có thể là những người dân sinh sống trên vịnh Hạ Long. Họ sẽ là người cung cấp cho học viên những hiểu biết chân thực nhất về công việc bảo tồn di sản.

Mở rộng đối tượng học viên của con thuyền sinh thái. Không nên chỉ dừng lại ở đối tượng học sinh trên địa bàn mà nên mở rộng đối với học sinh, sinh viên toàn quốc và quốc tế, nhất là các học sinh, sinh viên trong ngành môi trường và du lịch. Họ là những người có nhu cầu học tập , tìm hiểu thực tế về công tác bảo tồn trên vịnh Hạ Long và là người tuyên truyền tốt cho ý nghĩa và sự cần thiết của công tác này.

Để mở rộng được đối tượng học viên, dự án cần xây dựng chương trình giới thiệu, quảng bá cụ thể, tập trung vào đối tượng nêu trên. Cần đưa ra các chương trình học tập đa dạng hơn, dành cho học viên các ngành khác nhau. Ví dụ: đối với sinh viên ngành du lịch cần bổ sung nội dung thuyết minh gắn với bảo vệ môi trường vịnh Hạ Long…

Kinh phí vốn là nhân tố quan trọng để duy trì các hoạt động bảo tồn. Hiện

nay dự án đang hoạt động dưới sự tài trợ của Quỹ sáng kiến Darwin, nhưng về lâu dài cần có sự tự chủ về kinh phí hoạt động. Nên giữ nguyên việc thu phí đối với các chuyến đi theo yêu cầu và tiến hành thu một phần kinh phí đối với các chuyến đi giáo dục. Phần kinh phí này nên trích từ nguồn học phí đóng góp của học sinh hoặc được tỉnh hỗ trợ. Nguồn thu phí sẽ hỗ trợ phần nào cho dự án trang bị thêm các thiết bị học tập, cứu hộ và trả lương cho nhân viên.

Có thể nói, sáng kiến về ecoboat thực sự đáng hoan nghênh và trân trọng. Để quản lý tốt công tác bảo tồn vịnh Hạ Long cần có sự hiện diện của các dự án như vậy. Cho đến nay, dự án đã tổ chức khoảng 20 chuyến thực tế di sản cho gần 600 giáo viên, học sinh cấp I, cấp II và cấp III và đoàn Thanh Niên

trên địa bàn thành phố Hạ Long và thị xã Cẩm Phả [6,7]. Con số này tương

đối khiêm tốn so với nhu cầu thực tế và thời gian hoạt động 3 năm của dự án. Chính vì thế, việc tiến hành dự án thành công lâu dài cần có sự góp sức và quan tâm, hỗ trợ nhiều hơn của chính quyền nhân dân địa phương cũng như cơ quản quản lý du lịch địa phương.

Một phần của tài liệu Quản lý du lịch di sản với phát triển du lịch của địa phương, nghiên cứu trường hợp di sản Vịnh Hạ Long (Trang 111)