Tác động tiêu cực

Một phần của tài liệu Quản lý du lịch di sản với phát triển du lịch của địa phương, nghiên cứu trường hợp di sản Vịnh Hạ Long (Trang 55)

DI SẢN CÔNG NGHIỆP

1.3.2.2. Tác động tiêu cực

Bên cạnh những tác động tích cực thì du lịch cũng để lại những ảnh hưởng tiêu cực cho các di sản. Người ta không thể phủ nhận nguy cơ suy thoái nguồn tài nguyên di sản do hoạt động du lịch gây ra. Đối với di sản tự nhiên: đó là sự ô nhiễm môi trường. Sự phát triển du lịch ồ ạt, thiếu quản lý đã tạo nên sự suy thoái tại các điểm di sản tự nhiên. Tình trạng rác thải, ô nhiễm nguồn nước, tiếng ồn. Các công trình vui chơi giải trí, cơ sở ăn nghỉ phục vụ du lịch xây dựng trái với quy định bảo vệ di sản vừa phá hỏng cảnh quan, môi trường kiến trúc, vừa ảnh hưởng đến hệ sinh thái nhạy cảm. Đối với di sản văn hoá: đó là sự biến dạng, suy thoái. Nguồn di sản văn hoá bị khai thác ồ ạt cho hoạt động du lịch đã không còn giữ được bản sắc như ban đầu. Nhiều khi, những đòi hỏi có phần quá đáng của du khách đã làm thay đổi phẩm chất ban đầu của các di sản văn hoá. Việc khai thác quá tải phục vụ cho du lịch đã khiến nhiều lễ hội văn hoá, các hình thức nghệ thuật diễn xướng không giữ được bản chất ban đầu. Ngoài ra, sự du nhập các yếu tố văn hoá lạ từ du khách nước ngoài cũng đang ít nhiều ảnh hưởng đến phong tục, tập quá, lối sống của cư dân địa phương.

Có thể nói, sự tác động của hoạt động du lịch đối với di sản là rất lớn, bao gồm cả tác động tích cực và tiêu cực. Luôn tồn tại sự mâu thuẫn giữa mong muốn tăng lượng khách và sự vượt quá sức chứa, giữa phát triển du lịch và nguy cơ suy thoái tài nguyên, giữa khai thác và bảo tồn. Để giải quyết các mâu thuẫn trên thì vai trò của quản lý di sản là vô cùng quan trọng. Một phương thức quản lý tốt sẽ phát huy được ưu thế của điểm di sản và hạn chế

tối đa những bất lợi. Mô hình quản lý hiệu quả là mô hình phát huy được nguồn di sản của địa phương trong xây dựng sản phẩm du lịch đặc trưng, tạo cơ hội đáng kể cho nền văn hoá địa phương, kết hợp các diễn đàn trao đổi hợp tác quốc gia và liên chính phủ. Cụ thể, quản lý di sản phải đáp ứng các yều cầu sau:

Phải củng cố và bảo vệ cơ sở nguồn di sản

Lôi kéo được sự tham gia của cộng đồng trong đánh giá, bảo tồn và phát

huy giá trị di sản

Giải quyết các mâu thuẫn trong phát triển và phát huy tối đa các cơ hội cho

sự phát triển của di sản

Tạo mạng lưới hợp tác giữa cộng đồng, các tổ chức trong và ngoài nước trong bảo tồn, khai thác du lịch

Nâng cao sự tự tin, và ý thức tự hào của cộng đồng về di sản

Tăng cường năng lực của cộng đồng đáp ứng nhu cầu phát triển tổng thể.

Như vậy, việc đưa ra được một mô hình quản lý hiệu quả không phải là chuyện một sớm một chiều. Sự việc này cần tiến hành một cách nghiêm túc, dựa trên nghiên cứu, tìm hiểu các yếu tố cần thiết cho quá trình quản lý di sản, đồng thời dựa trên đặc điểm riêng của từng địa phương, từng loại di sản. Di sản biển Hạ Long cũng không ngoại lệ. Mô hình quản lý di sản thiên nhiên thế giới vịnh Hạ Long cũng xuất phát điểm từ việc tìm hiểu lý thuyết về quản lý di sản trên thế giới. Phần lý thuyết và kinh nghiệm quản lý di sản sẽ được trình bày cụ thể trong chương II: Quản lý di sản trong hoạt động du lịch.

CHƯƠNG II: QUẢN Lí DI SẢN TRONG HOẠT ĐỘNG DU LỊCH

Một phần của tài liệu Quản lý du lịch di sản với phát triển du lịch của địa phương, nghiên cứu trường hợp di sản Vịnh Hạ Long (Trang 55)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(135 trang)