Nguyên tắc thuyết minh di sản

Một phần của tài liệu Quản lý du lịch di sản với phát triển du lịch của địa phương, nghiên cứu trường hợp di sản Vịnh Hạ Long (Trang 88)

DI SẢN CÔNG NGHIỆP

2.3.5.3. Nguyên tắc thuyết minh di sản

Thuyết minh di sản là một bộ phận không thể thiếu của quá trình quản lý nguồn di sản. Một số di sản bị hạn chế tiếp cận do điều kiện cơ sở vật chất

hoặc do những kiêng kị, định ước lễ nghi của các cộng đồng. Do đó, thuyết minh di sản không chỉ bù đắp thông tin thiếu hụt do không được tham quan trực tiếp mà còn làm tăng giá trị của di sản bằng cách khiến du khách hiểu rõ hơn về di sản. Trách nhiệm của người quản lý di sản là đảm bảo việc giữ gìn các giá trị chứa đựng trong tài nguyên và tạo tối đa khả năng tiếp cận của khách đối với di sản. Muốn làm được điều này, thuyết minh di sản cần phải tuân theo những nguyên tắc nhất định, đảm bảo cho sự thành công của thuyết minh.

Freeman Tilden là một trong những nhà nghiên cứu tiên phong về thuyết minh. Ông là người đã đưa ra một số nguyên tắc cơ bản trong thuyết minh vào năm 1977. Những nguyên tắc này trở thành cơ sở cho rất nhiều kế hoạch, chương trình thuyết minh. Ý tưởng của ông được áp dụng trên cả thuyết minh di sản tự nhiên cũng như thuyết minh di sản văn hoá. Tiếp sau ông là các tác giả như: Field, Wagar, Nuryanti…cũng xây dựng nguyên tắc

thuyết minh di sản dựa trên quan điểm của Tilden[22,206]. Nhìn chung,

thuyết minh di sản cần đảm bảo các nguyên tắc sau:

Nguyên tắc thứ nhất: thuyết minh nên cung cấp kinh nghiệm cuộc sống cho

khách và phải đánh thức nhận thức của khách thông qua việc truyền cảm hứng cho khách. Câu chuyện không chỉ dừng lại ở sự vật, về những người đã khuất…mà sâu xa hơn là ý nghĩa chúng ta phải làm nó trở nên có ý nghĩa đối với cuộc sống con người.

Nguyên tắc thứ hai: Bản thân thuyết minh không phải là cung cấp thông tin, mà là sự phát hiện mới dựa trên thông tin.

Nguyên tắc thứ ba: Thuyết minh là một nghệ thuật kết hợp nhiều nghệ

thuật khác nhau, sử dụng nguyên liệu từ nhiều ngành. Nghệ thuật này cần đến sự sáng tạo, óc tưởng tượng để tạo cảm xúc và sự hứng thú cho khách.

Nguyên tắc thứ tư: Thuyết minh không dừng ở việc đưa ra các lời chỉ dẫn

người thuyết minh hỗ trợ khách phát triển các mối quan hệ với nhau và với các điểm di sản thăm quan. Cần khuyến khích khách tham gia về mặt thể chất lẫn tinh thần trong quá trình thuyết minh.

Nguyên tắc thứ năm: Thuyết minh cần tập trung vào tất cả các giác quan hỗ

trợ tối đa cho khả năng nhận thức của con người.

Nguyên tắc thứ sáu: Thuyết minh cần cân nhắc đến sự khác biệt trong nhận

thức của các đối tượng khác nhau để xây dựng các tiếp cận cho phù hợp.

Một phần của tài liệu Quản lý du lịch di sản với phát triển du lịch của địa phương, nghiên cứu trường hợp di sản Vịnh Hạ Long (Trang 88)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(135 trang)