Các dạng di sản tiêu biểu

Một phần của tài liệu Quản lý du lịch di sản với phát triển du lịch của địa phương, nghiên cứu trường hợp di sản Vịnh Hạ Long (Trang 25)

DI SẢN THẾ GIỚI

1.2.2.1. Các dạng di sản tiêu biểu

Sức hấp dẫn di sản là yếu tố quan trọng đầu tiên tạo nên du lịch di sản, gồm các điểm di sản tự nhiên, văn hoá được thế giới ngợi ca hay phê phán.

Tất cả đều đóng vai trò quan trọng trong cung du lịch cho dù chúng thu hút các phân đoạn thị trường khách du lịch khác nhau. Có nhiều di sản hấp dẫn du khách từ nhiều thế kỷ nay như Kim tự tháp Ai Cập, trong khi có những di sản chỉ hấp dẫn khách trong những thời điểm cụ thể như di tích chiến trường cũ. Trên thế giới, sự lôi cuốn của di sản thể hiện nhiều mức độ khác nhau với chiều dài lịch sử, ý nghĩa, tầm ảnh hưởng riêng.

Prentice đã cung cấp bảng liệt kê các loại di sản như sau[28,22]:

Về lịch sử tự nhiên: khu bảo tồn tự nhiên, đường mòn, mặt nước, vườn thú,

công viên, hang động, núi, vách đá, thác nước.

Về khoa học: bảo tàng khoa học, trung tâm công nghệ, trung tâm công

nghệ thực hành.

Về nghề thủ công: cối xay gió, điêu khắc, gốm sứ, chế tạo kim hoàn, thuỷ

tinh, dệt len, lụa, làm đăng ten, các làng nghề thuyền thống.

Các trung tâm sản xuất, chế tạo: các nhà máy sản xuất gốm sứ, nhà máy bia

rượu, các bảo tàng công nghiệp

Về vận chuyển: các bảo tàng về giao thông, đường sắt, đường thủy, đường

biển, đường không, cũng như các phương tiện vận chuyển.

Về văn hoá xã hội: các điểm tham quan gắn với lịch sử, loại hình cư trú bản

địa, bảo tàng lịch sử, trang phục, đồ gia dụng, đồ chơi,

Liên quan đến những nhân vật nổi tiếng trong lịch sử: nơi sinh, nhà ở, nơi

làm việc…của các nhà văn, hoạ sĩ, nhà chính trị

Nghệ thuật trình diễn: nhà hát, rạp xiếc, các loại hình nghệ thuật biểu diễn

Vườn giải trí: các khu vườn trang trí, vườn lịch sử, vườn ươm cây, các ngôi

làng điển hình.

Công viên chủ đề: quốc gia thu nhỏ, công viên lịch sử, công viên cổ tích.

Phòng triển lãm: triển lãm điêu khắc, nghệ thuật

Dòng họ, tổ tiên: các toà lâu đài, cung điện, ngôi làng, thái ấp của dòng họ, tổ tiên để lại

Về tôn giáo: nhà thờ, chùa, tu viện, nhà thờ Hồi giáo, lăng tẩm,

Về quân sự: di tích chiến trường, sân bay quân sự, căn cứ hải quân, nhà tù,

bảo tàng quân sự.

Về đô thị: các trung tâm thành phố, các toà nhà, cửa hiệu, không gian, môi

trường thành thị

Về nông thôn, làng xã: các khu định cư nông thôn, kiến trúc, các hệ canh

tác.

Về cảnh quan biển: các thành phố biển, phong cảnh biển, vùng bờ biển

Tuy nhiên trong khuôn khổ luận văn, tác giả chỉ xin trình bày một số dạng di sản chính hấp dẫn, có vai trò quan trọng trong cung du lịch di sản.

BẢO TÀNG

Bảo tàng là dạng di sản đã tồn tại từ nhiều thế kỷ nay. Mục đích ban đầu của việc thành lập bảo tàng là phục vụ cho việc học tập, nghiên cứu của học sinh, sinh viên, giới khoa học, chứ không phải dành cho thăm quan quần chúng. Dần dần, bảo tàng được phát triển ở nhiều nơi để lưu giữ, bảo vệ và giới thiệu đến công chúng những tác phẩm quý giá. Những bảo tàng nổi tiếng được công chúng biết nhiều hiện nay phần lớn được thành lập vào thế kỷ 17. Tiêu biểu là bảo tàng Ashmolean ở Anh, mở cửa vào năm 1683. Đây có thể coi là bảo tàng hiện đại đầu tiên thiết kế nhằm giới thiệu các bộ sưu tập đến công chúng, thêm vào đó là để bảo vệ các tác phẩm phục vụ cho học tập và nghiên cứu. Sau đó là sự ra đời của nhiều bảo tàng tại Bắc Mỹ. Sự phát triển hàng loạt các bảo tàng công cộng là nguyên nhân của các ý tưởng tiến bộ xã hội như: công nghiệp hoá, đô thị hoá. Đồng thời, sự phát triển cơ quan quản lý cấp điạ phương cùng các chương trình giáo dục xã hội cũng đóng góp không nhỏ cho hoạt động này.

Có thể kể ra đây một số loại hình bảo tàng đang thu hút khách du lịch và đáp ứng như cầu giải trí của người dân địa phương:

Bảo tàng nghệ thuật

Là nơi trưng bày các tác phẩm hội hoạ, điêu khắc, nhiếp ảnh và thủ công mỹ nghệ có giá trị rất lớn. Rất nhiều bảo tàng nổi tiếng trên thế giới thuộc loại này như bảo tàng Louvre (Paris –Pháp), bảo tàng Sistine Chapel ở Vatican…

Bảo tàng thể thao

Là nơi trưng bày đồng phục, dụng cụ thể thao, thành tích, danh hiệu và các trang thiết bị an toàn hỗ trợ hoạt động thể thao.

Bảo tàng âm nhạc

Là nơi trưng bày các hiện vật, nhạc cụ, trang phục, giải thưởng âm nhạc, các tuyển tập âm nhạc cùng những thiết bị được chế tạo và sử dụng bởi những nhạc sĩ nổi tiếng.

Bảo tàng chiến tranh và vũ khí

Loại hình bảo tàng này thành lập nhằm tôn vinh các anh hùng chiến trận, trưng bày các dấu tích của xung đột vũ trang. Vũ khí, đạn dược, thư tín, huân chương, ảnh, phương tiện vận chuyển, các bằng chứng về sự huỷ diệt…đều có thể tìm thấy trong bảo tàng chiến tranh, ví dụ bảo tàng chiến tranh đế quốc ở London (Anh) hay địa đạo Củ Chi – một dạng bảo tàng sống rất hấp dẫn.

Bảo tàng công nghiệp

Là nơi thành lập dựa trên chính các trung tâm công nghiệp và nhà máy, nhằm giải thích quá trình sản xuất, khai thác, cách sử dụng các dụng cụ lao động,…

Bảo tàng khoa học

Là nơi thể hiện sự quan tâm đối với di sản công nghệ khoa học và tri thức. Các thông tin về giao thông vận tải, đổi mới khoa học công nghệ, khoa học địa chất, khí hậu và thời tiết, động vật, hoá học, công nghệ sinh học đều

có thể tìm thấy ở dạng bảo tàng này. Tiêu biểu là bảo tàng khoa học, công nghệ ở Ottawa (Canada) hay Công viên Cité de l’Espace ở thành phố Toulouse (Pháp).

Bảo tàng lịch sử địa phƣơng

Loại hình này rất phát triển trên thế giới. Nơi lưu giữ các tác phẩm nổi tiếng của địa phương từ bản đồ, tranh ảnh đến các nông cụ, trang phục, vật liệu xây dựng. Bảo tàng là sự minh chứng cho một dạng di sản đặc biệt gắn với niềm tự hào của cộng đồng địa phương.

Một phần của tài liệu Quản lý du lịch di sản với phát triển du lịch của địa phương, nghiên cứu trường hợp di sản Vịnh Hạ Long (Trang 25)