Các hình thức bảo tồn

Một phần của tài liệu Quản lý du lịch di sản với phát triển du lịch của địa phương, nghiên cứu trường hợp di sản Vịnh Hạ Long (Trang 84)

DI SẢN CÔNG NGHIỆP

2.3.4.4. Các hình thức bảo tồn

Có thể nói, thời gian đã tạo nên di sản. Điều đáng tiếc là ngày nay rất nhiều di sản đã bị biến mất, bị hư hại hoặc bị thay đổi so với ban đầu. Hơn nữa, quan điểm bảo tồn gặp phải sức ép từ quá trình hiện đại hoá và phát triển kinh tế. Hai câu hỏi lớn đặt ra đối với các nhà quản lý: chúng ta chấp nhận tình trạng hiện có hay tiến hành mọi biện pháp nhằm ngăn chặn sự xuống cấp của các di sản? Chúng ta sẽ chỉ ở thế bị động hay mong muốn dành được thế chủ động? Nếu muốn hạn chế sự huỷ hoại nguồn tài nguyên di sản thì phải

xây dựng chính sách bảo tồn. Mục đích bảo tồn cần được thể hiện rõ ràng trong từng chiến lược phát triển du lịch và trên mọi đối tượng từ nhà quản lý cho đến du khách. Để thực hiện được mục đích này, các nhà quản lý di sản cần phải tìm hiểu, lựa chọn và áp dụng hình thức bảo tồn phù hợp cho từng điểm di sản.

HÌNH THỨC BẢO QUẢN, DUY TRÌ

Đây là hình thức duy trì nguyên hiện trạng đang có của di sản. Toàn bộ nguồn nhân lực, tài chính được đầu tư cho việc gìn giữ di sản và ngăn cản sự xuống cấp. Trong thực tế, có những dạng di sản cần phải được giữ nguyên hiện trạng. Mọi nỗ lực tu sửa, thay đổi sẽ làm giảm giá trị du lịch của chúng. Tiêu biểu có thể kể đến các di sản chiến tranh. Mặt khác, hình thức này thường được tiến hành khi những giá trị văn hoá có nguy cơ bị suy giảm khi có bất cứ sự can thiệp nào; tình trạng hiện tại của di sản là rất tốt; thiếu thông tin, vật liệu cho việc tái tạo, phục hồi.

HÌNH THỨC PHỤC HỒI, TU BỔ

Đây là hình thức tiến hành các hoạt động cần thiết để đưa di sản về trạng thái từng có trước đây. Phục hồi bao gồm hai hoạt động chủ yếu: kết nối các bộ phận của di sản lại với nhau và dỡ bỏ những bộ phận được thêm vào so với ban đầu. Về lý thuyết: phục hồi không được sử dụng bất cứ nguyên vật liệu mới nào. Ngược lại, khi một nguyên vật liệu mới được đưa vào thì hình thức này không đơn thuần là phục hồi nữa mà trở thành hình thức tái thiết, xây dựng lại di sản. Điều kiện để tiến hành hình thức này là chúng ta phải có đầy đủ thông tin, bằng chứng cũng như nguyên vật liệu đúng như tình trạng ban đầu. Điều này đòi hỏi các nhà nghiên cứu phải tiến hành nhiều cuộc điều tra, tìm hiểu để biết được tình trạng trước đây của di sản. Trong trường hợp di sản có lịch sử phát triển khá lâu, việc tiến hành nghiên cứu lại từ thời kỳ ban đầu là không thể, thì có thể tiến hành phục hồi di sản theo các giai đoạn phát

triển gần với hiện tại hơn. Dù sao thì đây cũng là hình thức tốn rất nhiều chi phí và thời gian.

HÌNH THỨC CẢI TIẾN, NÂNG CẤP

Đây là hình thức tiến hành sửa sang lại di sản phỏng theo cái cũ. Di sản duy trì những đặc điểm cũ bên cạnh những thay đổi mới. Những phần được bổ sung vì lý do hành chính hoặc để có thêm những không gian tham quan sống động hơn. Trong khi đó, những đặc điểm cơ bản của di sản vẫn được tiếp tục gìn giữ. Thường thì, hình thức cải tiến, nâng cấp là giữ nguyên vẻ bề ngoài của di sản, chỉ thay đổi một số chi tiết phía trong. Vì thế mà hình thức này chỉ đem lại ảo giác về sự toàn vẹn của di sản. Các nhà quản lý cũng hạn chế việc sửa mới những chi tiết cốt yếu, gắn với sự ra đời, mục đích thành lập của di sản.

HÌNH THỨC CẢI TẠO MỚI LẠI

Hình thức này được áp dụng chủ yếu trong các dự án cải tạo khu đô thị cổ. Không gian đô thị là nơi phát triển ngành dịch vụ và tiêu dùng hơn là các sản phẩm công nghiệp nặng. Để tái sinh lại những khu đô thị này, chính quyền cố gắng tạo ra nhiều hoạt động văn hoá, du lịch. Nhiều chính sách phát triển du lịch được ban hành. Việc làm này đem lại lợi ích cho nhiều bên: Các di sản được lưu giữ, bảo vệ; Môi trường kinh tế địa phương được cải thiện. Hình thức này được tiến hành và đạt được kết quả trên mọi lĩnh vực vật chất, kinh tế và xã hội. Các toà nhà, khu phố được gìn giữ trong điều kiện tốt nhất, tạo môi trường tiện nghi, trong sạch. Dịch vụ bổ sung phải đóng góp cho sự tăng trưởng kinh tế bền vững. Và cuối cùng, cải tạo cần quan tâm đến xây dựng nơi mà cả người dân và khách du lịch đều có thể đi thả bộ, ngắm cảnh, mua sắm…Tuy nhiên, công việc này cũng gặp phải rất nhiều khó khăn, thách thức:

Sự xung đột, mâu thuẫn giữa chính sách bảo tồn và phát triển do thiếu sự quan tâm, hợp tác giữa các cơ quan chức năng nhà nước khác nhau.

Các nước đang phát triển quan tâm nhiều đến hiện đại hoá hơn là duy trì

các khu đô thị, kiến trúc cổ.

Sự khác biệt giữa nhu cầu văn hoá của du khách và của người dân địa phương.

Duy trì sự phát triển bền vững khi nguồn du khách không ngừng gia tăng.

Một phần của tài liệu Quản lý du lịch di sản với phát triển du lịch của địa phương, nghiên cứu trường hợp di sản Vịnh Hạ Long (Trang 84)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(135 trang)