Nguồn thu từ bán hàng lẻ

Một phần của tài liệu Quản lý du lịch di sản với phát triển du lịch của địa phương, nghiên cứu trường hợp di sản Vịnh Hạ Long (Trang 69)

DI SẢN CÔNG NGHIỆP

2.3.2.3. Nguồn thu từ bán hàng lẻ

Càng ngày, du khách có xu hướng tiêu tiền nhiều hơn trong các kỳ nghỉ. Điều này được chứng minh qua sự phát triển của hàng loạt các khu phố, cửa hàng mua bán tại các cộng đồng dân cư (bao gồm cả quy mô lớn, nhỏ) và tại các điểm du lịch. Xu hướng chi tiêu này ảnh hưởng lớn đến kinh tế các điểm du lịch, nhất là trong các cộng đồng dân cư nhỏ. Chính vì thế, các nhà quản lý di sản cố gắng tạo thêm nhiều cơ hội cho khách chi tiêu nhiều hơn bằng cách mở rộng dịch vụ bán lẻ. Và nếu công việc này được nghiên cứu và lên kế hoạch kỹ lưỡng thì cơ hội thành công là rất lớn. Dịch vụ bán lẻ không chỉ cung cấp tiền cho hoạt động bảo tồn, chi phí vận hành hàng ngày của điểm di sản mà còn có vai trò quan trọng tạo công ăn, việc làm và tăng thu nhập cho địa phương.

Theo nghiên cứu của Edward[22,146] năm 1989 thì những người đi du

lịch xa chi tiêu cho việc mua sắm nhiều hơn là những người chỉ tham gia các hoạt động vui chơi, giải trí gần nơi cư trú của mình. Phát hiện này giúp các nhà tổ chức du lịch quyết định tập trung bán các sản phẩm hàng hoá, đồ lưu niệm đến các khách du lịch từ nơi xa đến, chứ không phải những khách tham quan địa phương. Một số mặt hàng bán lẻ phổ biến tại các điểm di sản có thể kể ra đây: các biểu tượng thu của đất nước, địa phương, sách hướng dẫn, phim ảnh, thiệp, quần áo có in các hình ảnh du lịch đặc trưng từng vùng, lịch treo tường, lịch để bàn, các sản phẩm điêu khắc bằng gỗ,…và đặc biệt là các sản phẩm thủ công mỹ nghệ truyền thống. Có một vài điều đáng lưu ý, có thể trở thành công cụ quản lý hữu hiệu đối với dịch vụ bán lẻ.

Thứ nhất, các nhà quản lý phải kiểm soát được dòng du khách. Khi các dòng du khách được hướng trực tiếp đi qua các điểm bán hàng thì cơ hội nhìn thấy và tiếp xúc với các mặt hàng càng lớn cũng như khả năng bị lôi cuốn càng nhiều.

Thứ hai, phải tổ chức được những nơi bán hàng tập trung. Ví dụ, có thể bố trí các cửa hàng bán đồ lưu niệm gần nhau và cạnh nơi có các dịch vụ ăn nghỉ.

Thứ ba, địa điểm đặt cửa hàng cần phải được cân nhắc kỹ lưỡng. Thường các các cửa hàng ở gần lối ra đông khách hơn là các của hàng ở lối vào. Khách sẽ rất miễn cưỡng khi phải mang theo mình quà lưu niệm trong chuyến thăm quan. Cơ hội thuận lợi nhất để bán hàng lưu niệm cho khách khi khách trên đường quay trở ra phương tiện vận chuyển.

Thứ tư, địa điểm cửa hàng cũng phải phục vụ cho mục tiêu giới thiệu,

thuyết minh về điểm di sản. Tác giả Smith [22,146] chỉ ra rằng: việc đặt các

cửa hàng bán tài liệu hướng dẫn bên trong các bảo tàng có tác dụng rất tốt đối với sự tìm hiểu của khách và hỗ trợ tối đa cho sự trao đổi thông tin giữa khách và đội ngũ nhân viên thuyết minh.

Cuối cùng, khi tổ chức lễ hội, sự kiện liên quan đến di sản, các nhà quản lý không nên cho phép sự xuất hiện của hàng loạt các cửa hàng bán đồ lưu niệm làm phá vỡ không gian, làm giảm bớt vẻ đẹp thẩm mỹ của di sản. Đổi lại, nên khuyến khích trưng bày các sản phẩm thủ công mỹ nghệ chất lượng cao của địa phương. Sức hấp dẫn của những sản phẩm này đối với du khách cao hơn nhiều so với các sản phẩm mang đến từ nơi khác.

Một phần của tài liệu Quản lý du lịch di sản với phát triển du lịch của địa phương, nghiên cứu trường hợp di sản Vịnh Hạ Long (Trang 69)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(135 trang)