SẢN TÔN GIÁO VÀ CÁC CUỘC HÀNH HƯƠNG

Một phần của tài liệu Quản lý du lịch di sản với phát triển du lịch của địa phương, nghiên cứu trường hợp di sản Vịnh Hạ Long (Trang 31)

Hoạt động lữ hành đến những nơi thiêng liêng mang tính thần thánh xuất hiện sớm nhất trong lịch sử phát triển du lịch tại châu Âu, phía đông Địa Trung Hải và trong suốt kỷ nguyên của đế chế La Mã. Xu hướng này vẫn tiếp tục phát triển cho đến ngày nay.

BẢNG 1 : NHỮNG ĐIỂM DU LỊCH TÔN GIÁO ĐƯỢC LỰA CHỌN NHIỀU NHẤT TRÊN THẾ GIỚI

TÔN GIÁO ĐIỂM ĐẾN CHÍNH

Phật giáo Shwe Dagon, Myama; O-Mei Shan, Trung Quốc; Bodh Gaya, Ấn Độ; Kamakura, Nhật Bản; Chùa Phật Ngọc , Thái Lan

Thiên chúa giáo

Medugrje, Bosnia Herzegovia; St Anne de Beaupre, Canada; Mount Sinai, Ai Cập; Lourdes, Pháp; Bethlehem, Israel và Palestine; Jerusalem, Israel/Palestine; Fatima, Bồ Đào Nha; Santiago de Compostela, Tây Ban Nha; St Peter’s, Vatican

Ấn Độ giáo Tập chung hầu hết tại Ấn Độ: Ayodhya, Badrinatha, Benaras, Kusi, Puri, Varanasi,…

Hồi giáo Meshad, Iran; Karanala, Iraq; Jerusalem, Palestine, Mecca và Medina, Saudi Arabia

Do thái Jerusalem, Meron, Modi’in, Hebron, Mount Carmel, Tibeas: đều thuộc Isarael và Palestine; Uman, Ukraine

Du lịch tôn giáo thường là gắn với các chuyến hành hương - chuyến đi tìm kiếm sự linh thiêng của thần thánh hoặc còn là các chuyến đi đến một hay nhiều vùng đất thiêng vì mục đích tôn giáo. Ngoài ra còn phải kể đến những mục đích như: thăm các điểm có phép mầu đã xảy ra, hoặc sẽ xảy ra trong tương lai, tham dự các nghi lễ tôn giáo, đáp ứng yêu cầu nghi lễ của tôn giáo, cầu mong sự tha thứ, cầu nguyện, kiếm tìm cách chữa trị cho bệnh tật, mong muốn gặp gỡ đấng tối cao. Địa điểm diễn ra các hoạt động tôn giáo thường là các ngôi đến, chùa, nhà thờ, dòng sông, cánh rừng, núi, nghĩa trang và các điểm lịch sử gắn với sự phát triển của tôn giáo, của những con đường thần thánh. Một số điểm du lịch tôn giáo đã có tầm ảnh hưởng toàn cầu và được UNESCO công nhận là di sản của thế giới. Khách du lịch đến các điểm tôn giáo được chia là hai loại: nhóm thứ nhất là những người có mục đích chính là đạt được sự từng trải tôn giáo (những người hành hương), nhóm thứ hai là những du khách muốn thăm quan một vài yếu tố của di sản tôn giáo (những du khách thế tục). Thậm chí họ đến các điểm tham quan không gắn với niềm tin tôn giáo của họ chỉ vì tò mò, muốn tìm hiểm thêm. Rất nhiều người không theo đạo Phật đến thăm các điểm du lịch tôn giáo của đạo Phật như: Borobudur (Inđonesia), các ngôi chùa ở Thái Lan.

VĂN HOÁ ĐỜI SỐNG

Di sản văn hoá đời sống tồn tại ở nhiều dạng và nhiều nơi khác nhau, bao gồm cả cách sống, nghi lễ, nghi thức, vũ điệu, canh tác nông nghiệp, cách chế biến món ăn… Tiêu biểu có thể kể đến các quốc gia có phong cách ẩm thực nổi tiếng như Trung Quốc, Pháp, Italia, Mexico, Thailand. Các món đặc sản của mỗi vùng trở thành yếu tố thu hút khách. Tại Pháp, các nhà hàng nổi tiếng thế giới trở thành tài nguyên du lịch hấp dẫn. Du khách đến Pháp còn là để thưởng thức các loại rượu vang, loại pho mát ngon nổi tiếng. Phong cảnh các cánh đồng lúa ở Thailand, Indonesia, Việt Nam chính là một dạng hấp

dẫn di sản thuộc về cuộc sống thường nhật. Nhiều dạng di sản vô hình của văn hoá đời sống có sức lôi cuốn đặc biệt tại các điểm du lịch như các vũ điệu truyền thống, biểu diễn múa rối, kịch, giao hưởng… như các buổi trình diễn múa rối bóng tại Indonesia hay múa rối nước tại Việt Nam. Ngoài ra nghệ thuật và nghề thủ công cũng thu hút không ít du khách đến tham quan. Đặc biệt, du khách muốn thẩm nhận giá trị loại di sản này bằng cách quan sát các nghệ nhân làm việc và thậm chí tham gia vào việc chế tạo sản phẩm thủ công mỹ nghệ. Đây là cách thẩm nhận hết sức thú vị và hiệu quả.

LỄ HỘI VÀ CÁC SỰ KIỆN ĐẶC BIỆT

Lễ hội là loại hấp dẫn di sản văn hoá quan trọng. Đây là loại di sản thể hiện rõ nét sự đa dạng văn hoá, nét riêng biệt, đặc trưng cho từng vùng. Có những lễ hội thu hút rất nhiều du khách quốc tế, như : lễ hội bia của Đức, lễ hội hoá trang ở Rio de Janeiro…trong khi đó có những lễ hội quy mô ảnh hưởng chỉ dừng lại ở vùng như ngày hội rượu vang ở thành phố Gaillac phía Nam của nước Pháp. Tham dự trực tiếp các hoạt động của lễ hội là cách thẩm nhận tốt nhất về văn hoá.

Bên cạnh đó, các sự kiện đặc biệt cũng thu hút sự quan tâm của nhiều khách du lịch, nhất là sự kiện gắn với hoạt động thể thao như: thế vận hội Olympic, World cup. Ngoài ra các liên hoan phim quốc tế, các cuộc thi hoa hậu, các tuần lễ văn hoá du lịch… đều tạo sức hấp dẫn đối với khách du lịch. Chỉ tính riêng mỗi cuộc thi hoa hậu Hoàn vũ đã thu hút đại diện đến dự thi từ gần 200 quốc gia trên thế giới cùng cổ động viên và những du khách quan tâm đến cuộc thi sắc đẹp nổi tiếng trên thế giới này. Đây là cơ hội rất tốt cho nước tổ chức đứng ra quảng bá hình ảnh đất nước, con người của mình trước bạn bè quốc tế. Hiện nay, Việt Nam đang có trong tay cơ hội trở thành nước chủ nhà tổ chức cuộc thi hoa hậu Hoàn Vũ vào năm 2008 tại Nha Trang. Nếu

tổ chức thành công thì hiệu quả đem lại cho du lịch Việt Nam qua cuộc thi sẽ không kém gì so với những chiến dịch quảng bá lớn đã từng làm.

Một phần của tài liệu Quản lý du lịch di sản với phát triển du lịch của địa phương, nghiên cứu trường hợp di sản Vịnh Hạ Long (Trang 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(135 trang)