Quy trình thuyết minh

Một phần của tài liệu Quản lý du lịch di sản với phát triển du lịch của địa phương, nghiên cứu trường hợp di sản Vịnh Hạ Long (Trang 90)

DI SẢN CÔNG NGHIỆP

2.3.5.4. Quy trình thuyết minh

Mục đích của bất cứ kế hoạch, chương trình thuyết minh nào cũng là sự thành công. Để đạt được thành công, cũng giống như các kế hoạch khác, thuyết minh cần phải tiến hành tuần tự theo các bước đã được sắp xếp lôgíc. Việc lập kế hoạch nên coi như một quá trình liên tục hướng dẫn người thuyết minh và người quản lý cách giải quyết vấn đề để đạt được mục tiêu của họ. Dưới đây, lập kế hoạch thuyết minh được chia thành sáu bước chính. Tuy nhiên, không phải bất cứ một chương trình thuyết minh nào cũng phải tuân theo trình tự sáu bước này. Tùy thuộc vào điều kiện cụ thể có thể thay đổi để thích nghi với nhu cầu hiện tại.

XÁC ĐỊNH MỤC TIÊU VÀ MỤC ĐÍCH

Mục đích có vai trò định hướng xuyên suốt quá trình thuyết minh. Mục đích thường rộng và trìu tượng. Trong khi đó, mục tiêu thì cụ thể hơn, là cách thực hiện để đạt được mục đích. Chính vì vậy là mục tiêu cần có tính cụ thể và khả thi. Ví dụ, mục đích cua một chương trình thuyết minh là: tăng cường nhận thức của du khách về nhu cầu bảo vệ di sản tự nhiên và văn hoá. Mục tiêu cụ thể là: 1.giúp đỡ từng du khách tham gia các hoạt động để hiểu được các quy trình sinh thái học; 2.cung cấp các cơ hội để khách tìm hiểu, đóng góp cho luật bảo vệ di sản.

PHÂN TÍCH TÌNH HUỐNG

Đây là bước tiến hành phân tích tình huống dưới nhiều khía cạnh, như: cơ sở vật chất, phương tiện thuyết minh, nguồn tài nguyên di sản tự nhiên, văn hoá hiện có, nguồn tài nguyên tiềm năng. Ngoài ra còn cần phân tích các vấn đề như: thị trường, cầu…để hiểu được mong muốn, nhu cầu của khách du lịch di sản. Từ đó chúng ta có thể xác định đối tượng khách và có được thông tin cơ bản. Giai đoạn này cần sự có mặt của nhiều chuyên gia. Họ có thể là những nhà sử học, nhân loại học, kiến trúc sư, nhà sinh học-những người am hiểu về di sản.

PHÂN TÍCH VÀ TỔNG HỢP DỮ LIỆU

Toàn bộ dữ liệu thô ban đầu đã lựa chọn ở giai đoạn trước được đưa vào phân tích. Phân tích dữ liệu cần đặt trong bức tranh toàn cảnh của các sự kiện đã diễn ra.Trong quá trình này, cần đưa vào cả các tài nguyên tiềm năng, các vấn đề có liên quan đến nguồn tài nguyên hiện tại. Dựa trên thông tin đã được phân tích, chúng ta có thể xây dựng những chủ đề thuyết minh mới về một loại thực vật mới, loài động vật quý hiếm hay một đặc điểm văn hoá mới. Các nhà quản lý di sản cần phát triển nhiều phương án thuyết minh mang tính lựa chọn để đảm bảo tính linh hoạt trong thuyết minh đồng thời ứng phó với những tình huống có thể xảy ra.

ĐỀ XUẤT KẾ HOẠCH THUYẾT MINH

Sau khi phân tích và tổng hợp dữ liệu, nhà quản lý đề xuất và lập kế hoạch hành động cụ thể. Kế hoạch cần bao gồm các bước thực hiện cụ thể. Chú ý đến việc đưa các phát hiện mới vào trong chương trình thuyết minh.

THỰC HIỆN KẾ HOẠCH, CHƯƠNG TRÌNH ĐÃ ĐỀ RA

Đây là giai đoạn gặp rất nhiều khó khăn do giới hạn về tài chính và thời gian. Nhà quản lý phải lựa chọn phương án thuyết minh và thời điểm thuyết

minh dựa trên nguồn ngân sách và nhân lực mình có. Hơn nữa, luôn luôn phải cập nhật thông tin mới vào tài liệu thuyết minh.

KIỂM TRA VÀ ĐÁNH GIÁ

Đây là bước cuối cùng của lập kế hoạch thuyết minh. Kiểm tra và đánh giá là rất cần thiết để đảm bảo kế hoạch thuyết minh được thực hiện đúng so với mục đích ban đầu, đảm bảo sự linh hoạt, khả năng thích ứng và tính hiệu quả. Nhà quản lý cần đánh giá thái độ của khách đối với chương trình thuyết minh, khả năng của người thuyết minh, mức độ sử dụng các phương tiện thuyết minh…Việc kiểm tra, đánh giá cho phép nhà quản lý thay đổi, cải tiến chương trình tốt hơn. Một số hình thức đánh giá phổ biến hiện nay: 1. Tự đánh giá (nhân viên tự đánh giá mình dựa trên các tiêu chuẩn nghề nghiệp cá nhân). 2. Đánh giá lẫn nhau (các nhân viên phiên dịch đánh giá về nhau). 3. Đánh giá qua khách hàng (dựa trên phản hồi thông tin từ khách hàng).

Một phần của tài liệu Quản lý du lịch di sản với phát triển du lịch của địa phương, nghiên cứu trường hợp di sản Vịnh Hạ Long (Trang 90)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(135 trang)