Nguồn thu từ trợ cấp, tài trợ, quyên góp

Một phần của tài liệu Quản lý du lịch di sản với phát triển du lịch của địa phương, nghiên cứu trường hợp di sản Vịnh Hạ Long (Trang 71)

DI SẢN CÔNG NGHIỆP

2.3.2.6. Nguồn thu từ trợ cấp, tài trợ, quyên góp

TRỢ CẤP

Khi không có các nguồn tài trợ, đầu tư từ chính phủ, các tổ chức có thể đệ trình tới cơ quan nhà nước. Đây thường là các tổ chức quan tâm nhiều đến bảo tồn và giáo dục. Mỗi nhà nước đều phát triển các chương trình bảo tồn thiên nhiên, thậm chí đã xuất hiện những liên minh, tổ chức vượt qua phạm vi

quốc gia trợ cấp cho các dự án bảo tồn di sản. Tương tự, những tổ chức nhân ái như Ford, Kellogg, Rockefeller cũng tiến hành hỗ trợ nhiều cho hoạt động bảo tồn, giữ gìn di sản. Hoạt động tài trợ của các tổ chức phi chính phủ được lên kế hoạch cụ thể, dựa trên văn bản giải trình của các nhà quản lý di sản.

TÀI TRỢ

Đây là hình thức đem lại cả nguồn thu trực tiếp và gián tiếp. Tài trợ được tiến hành dưới cách thức “trao đổi ”. Các tổ chức, cá nhân tài trợ tiền hay cung cấp dịch vụ để có được quyền lợi, dịch vụ khác. Ví dụ, các hãng hàng không tài trợ tiền, vé máy bay để đổi đặt tên, biểu trưng của hãng trong các tập gấp của di sản. Hay những tờ báo địa phương dành chỗ quảng cáo cho điểm di sản, ngược lại họ có được vé vào cửa miễn phí tại điểm di sản. Và các nhà tài trợ luôn có mục đích rất cụ thể. Thứ nhất, họ mong muốn có mối quan hệ tốt với sản phẩm di sản về nội dung giá trị, từ đó tạo nên các cơ hội giới thiệu khuyếch trương sản phẩm của mình. Thứ hai, nhà tài trợ muốn hiểu được đặc điểm riêng biệt của dự án hay của kế hoạch quản lý cũng như ý tưởng kinh doanh. Thứ ba, họ muốn xác định phân đoạn thị trường để tập trung nỗ lực vào thị trường mục tiêu của mình. Cuối cùng, tài trợ còn nhằm mục đích tham khảo những biến động cho những kế hoạch tương lai và cũng là để duy trì mối quan hệ đối tác.

QUYÊN GÓP

Quyên góp không phải là hình thức có xu hướng “trao đổi” giống như tài trợ. Nó hướng đến quy mô nhỏ hơn, gắn với các cá nhân cụ thể. Các nhà quản lý di sản tập thể, cá nhân cũng như các tổ chức phi lợi nhuận đặt các hộp quyên góp cạnh lối ra vào để du khách có thể bỏ tiền vào trong đó. Đây còn là hình thức được áp dụng phổ biến tại các điểm không thu vé vào cửa. Hình thức quyên góp phát huy được hiệu quả lớn hơn tại các điểm di sản công cộng

so với các điểm di sản thuộc sở hữu cá nhân. Tuy không có xu hướng “trao đổi” nhưng cá nhân, tổ chức từ thiện cũng nhận được một số lợi ích sau:

Tạo được uy tín, tiếng tăm đối với cộng đồng xã hội

Sự tin tưởng và lòng nhân hậu tạo khả năng thu hút vốn đầu tư tự do, mà

không cần hoàn trả lại

Họ không bị phụ thuộc vào chính phủ

Họ có thể mua được sản phẩm dịch vụ của tư nhân với giá ưu đãi

Như vậy, giá trị kinh tế của di sản được thể hiện qua nhiều nguồn khác nhau. Hiện nay trên thế giới vẫn tồn tại hai quan điểm trái ngược nhau xung quanh việc thu phí sử dụng tại các điểm di sản. Bên ủng hộ việc thu phí sử dụng cho rằng: tại những thời điểm khó khăn, đây là nguồn thu duy nhất để tiếp tục công tác bảo tồn, thuyết minh và vận hành điểm di sản. Ngược lại, những người chống lại việc thu phí sử dụng thì nói rằng: về cơ bản, di sản là thuộc về mọi người, và khách du lịch không phải trả tiền cho việc sử dụng

những gì thuộc về họ. Hai tác giả Fyall và Garrod[24,215] đã chỉ ra những lý

do chính vì sao lại có cuộc tranh cãi này.

Lý do của những nhà quản lý phản đối việc thu phí sử dụng:

Thu phí thể hiện xu hướng tầm thường hoá, thương mại hoá di sản. Đây là

điều cần làm đối với các điểm mang gía trị thương mại, chứ không phải đối với những gía trị mang tính nhân loại và bảo tồn như di sản.

Du khách có quyền được hưởng những gì thuộc về họ

Việc thu phí làm giảm thị trường khách tham quan tại các điểm di sản

Đối với các mục đích về văn hoá, giáo dục thì thu phí sử dụng là không hợp lý

Việc thu phí sử dụng làm giảm nguồn thu từ dịch vụ ăn uống, dịch vụ nghỉ,

bán hàng lưu niệm. Thu phí làm giảm lượng khách và giảm số tiền mua các dịch vụ khác của khách.

Tuy nhiên, những người ủng hộ việc thu phí sử dụng cũng đưa ra các lý do biện luận cho mình:

Nguồn thu từ phí sử dụng sẽ được sử dụng hiệu quả để bảo tồn di sản vì

chính sự sử dụng của du khách là nguyên nhân là suy giảm giá trị di sản. Do đó, họ nên chi trả phần nào cho việc sửa chữa, bảo tồn di sản.

Thu phí có thể làm giảm bớt dòng du khách đến những nơi nhạy cảm trong

những thời điểm nhạy cảm.

Khi khách được yêu cầu trả tiền mua vé, họ sẽ tôn trọng và giữ gìn những

gía trị của di sản hơn.

Một phần của tài liệu Quản lý du lịch di sản với phát triển du lịch của địa phương, nghiên cứu trường hợp di sản Vịnh Hạ Long (Trang 71)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(135 trang)