DI SẢN CÔNG NGHIỆP
2.3.3.3. Nhân viên tình nguyện
Họ chính là những người giữ vai trò then chốt trong ngành du lịch di sản, nhất là tại các trung tâm du khách. Đối với di sản, họ là nhân viên chủ chốt để vận hành điểm di sản ở cả hai cấp độ (lãnh đạo và nhân viên). Các tổ chức phi lợi nhuận không thể tồn tại được khi không có sự trợ giúp của các nhân viên tình nguyện. Khu vực nhà nước cũng nhận được rất nhiều sự đóng góp từ họ. Còn đối với khu vực tư nhân, mặc dù đôi lúc vẫn có một số dịch vụ miễn phí được cung cấp bởi các nhân viên tình nguyện, nhưng nhìn chung họ tỏ ra không thích hợp với môi trường làm việc của tư nhân.
Đối với nhân viên tình nguyện, tuyển mộ là nhiệm vụ quan trọng nhất, dựa trên đặc điểm tính cách, thái độ, những thuộc tính có thể đóng góp cho sự thành công của các chương trình, dự án về di sản. Có rất nhiều người có thể bắt tay ngay vào công việc rất hiệu quả với toàn bộ sự cố gắng, kiến thức và thái độ nghiêm túc. Trong khi đó có những nhân viên dù có bằng cấp cao nhưng vẫn cần đào tạo lại để phù hợp với công việc hơn.
Nguồn cung cấp nhân viên tình nguyện lớn nhất chính là các tổ chức nhà nước. Tại Bắc Mỹ và châu Âu, họ tuyển chọn nhân viên tình nguyện dựa trên sự quan tâm, lòng mong muốn tham gia các hoạt động mà nhân viên yêu thích. Nhân viên tình nguyện làm việc chủ yếu trong các tổ chức phi lợi nhuận. Tại đây, họ có cơ hội học hỏi, nghiên cứu, giao tiếp, nâng cao kỹ năng. Nguồn thứ hai chính là các đoàn thể, hiệp hội những người hưu trí. Họ thích hợp làm việc tại các toà nhà lịch sử, bảo tàng,.. thậm chí thợ chụp ảnh, nhân viên kỹ thuật ánh sáng, nhân viên văn phòng và cố vấn quản lý. Tiếp đến, nguồn cung cấp nhân viên tình nguyện chính là các trường đại học, cao đẳng. Sinh viên được cọ sát trong môi trường làm việc thực thụ để thử thách năng
lực, có cơ hội thực hành để đạt được các bằng cấp nghề nghiệp. Sinh viên có thể thu nhận thêm kiến thức từ lịch sử, văn hoá, quản trị nhân sự, bảo tàng...và các lĩnh vực liên quan. Thông thường, việc cử sinh viên tình nguyện đi thực tập nằm trong sự hợp tác giữa ba bên: cơ sở đào tạo, sinh viên và cơ quan thực tập. Đây là hình thức hợp tác cả ba bên cùng có lợi. Ngoài ra còn phải kể đến sự đóng góp nhân viên tình nguyện từ các tổ chức tôn giáo, các đoàn thể thanh niên, hội phụ nữ, hội chữ thập đỏ…Nhìn chung, các nhân viên tình nguyện họ không được trả lương, nhưng họ cũng có động cơ rõ ràng khi tham gia làm việc tình nguyện.
BẢNG 6: THỐNG KÊ ĐỘNG CƠ LÀM VIỆC CỦA NHÂN VIÊN TÌNH NGUYỆN TẠI CÁC ĐIỂM DI SẢN
Lòng nhân ái: Tự nguyện làm việc vì cảm thấy được đóng góp một phần để cải thiện thế
giới xung quanh.
Hoàn thành ƣớc nguyện: Muốn hoàn thành tâm nguyện cá nhân để hướng tới sự hoàn
thiện, hạnh phúc, tạo được niềm tin vào cuộc sống.
Giao tiếp xã hội: Mong muốn được tiếp xúc, kết bạn.
Phát triển kỹ năng: Có được cơ hội rèn luyện kỹ năng làm việc, nghiên cứu khoa học như
lập trình, khảo sát thực địa, viết bài…
Chứng chỉ đại học, cao đẳng: Sinh viên tham gia thực tập để có được bằng tốt nghiệp. Học hỏi kinh nghiệm: Được làm việc với những người quản lý giỏi, nhân viên giỏi sẽ
giúp những nhân viên tình nguyện học hỏi được rất nhiều điều.
Thoả mãn mối quan tâm đến văn hoá/lịch sử: Có những người làm việc vì sở thích được
cống hiến cho lĩnh vực mình yêu thích.
Lấp thời gian trống: Mục đích này thường là của những người hưu trí, họ có nhiều thời
gian rỗi và muốn sử dụng thời gian đó một cách có ý nghĩa.
Cơ hội có việc làm tốt: Nhiều người làm nhân viên tình nguyện để dần tiếp cận và có
được vì trí làm việc được trả lương tốt.
Nguồn: Theo Butcher-Younghans (1993), Jago và Deery (2001)[22,155]
Tóm lại, dù là nhân viên nhà nước, tư nhân hay tình nguyện thì đều là nguồn nhân lực quan trọng trong ngành du lịch di sản. Quá trình tuyển chọn cần phải tiến hành nghiêm túc, kỹ lưỡng (kể cả đối với nhân viên tình
nguyện). Điều này đảm bảo cho sự thành công của du lịch di sản. Trong lĩnh vực du lịch, một nhân viên có năng lực, biết giao tiếp, siêng năng góp phần làm tăng gía trị của điểm di sản gấp nhiều lần. Và ngược lại, một nhân viên tồi có thể phá hỏng cả một chương trình thuyết minh, giới thiệu di sản. Hơn nữa, các nhà quản lý cần tiến hành đánh giá mức độ đóng góp của nhân viên thường xuyên, có các hình thức thưởng phạt nghiêm túc. Điều này sẽ khuyến khích được nhân viên cố gắng, nỗ lực cống hiến cho công việc.