SẢN CHIẾN TRANH

Một phần của tài liệu Quản lý du lịch di sản với phát triển du lịch của địa phương, nghiên cứu trường hợp di sản Vịnh Hạ Long (Trang 29)

Một trong những loại di sản đặc biệt ở những nước đã từng có các cuộc chiến tranh lớn là các tác phẩm, địa điểm liên quan đến chiến tranh và xung đột vũ trang, như các chiến trường, nghĩa trang, đài tưởng niệm… Trong số đó phải kể đến những di sản liên quan đến các vị anh hùng chiến trận nổi tiến, các vị tướng lĩnh tài ba biểu trưng cho lòng dũng cảm, mưu trí. Sự tưởng nhớ những chiến sĩ đã hy sinh cho độc lập, tự do của dân tộc, sự thần thánh hoá cuộc đời của họ… càng tạo nên sức hấp dẫn cho loại di sản này. Nhà nghiên cứu Asworth[22,27] đã đưa ra sáu cách tiếp cận:

1.Tiếp cận kiểu chủ nghĩa dân tộc: liên quan đến việc sử dụng các di sản này vào mục đích ủng hộ cho các ý tưởng của dân tộc và việc sử dụng này được hợp pháp hoá bởi chính quyền nhà nước. Các tiếp cận này được thực hiện bằng: việc trưng bày tại các bảo tàng, các điểm lịch sử, qua các chương trình giáo dục, giới thiệu thuyết minh về di sản chiến tranh và qua các phương tiện thông tin đại chúng.

2.Tiếp cận theo tinh thần thượng võ: cách tiếp cận này dành chủ yếu cho những di sản kiến trúc quân sự thời trung cổ, tập trung vào các hiệp sĩ và mỹ nhân. Chiến tranh là sự pha trộn giữa thi đấu thể thao và trách nhiệm

xã hội của một tầng lớp đặc trưng. Di sản chiến tranh gắn với với các cuộc đấu thương trên lưng ngựa, các bữa tiệc hoàng gia.

3.Tiếp cận theo văn hoá địa phương: đây là một biến dạng của cách tiếp cận chủ nghĩa dân tộc. Các di sản chiến tranh được địa phương sử dụng để chống lại nhà cầm quyền trung ương.

4.Tiếp cận xã hôị chủ nghĩa: với cách tiếp cận này, địa vị của tầng lớp thượng lưu bị coi nhẹ, thay vào đó là nâng cao tầm quan trọng của tầng lớp bình dân, đặc biệt là nông dân, đề cao sự chịu đựng vất vả của họ trong chiến tranh dành độc lập dân tộc. Cách tiếp cận này thể hiện quan điểm chống sự phân biệt tầng lớp xã hội và mong muốn mở rộng công bằng xã hội trong phát ngôn, tuyên bố về di sản.

5.Tiếp cận khoa học, thẩm mỹ: đây là cách tiếp cận mang tính trung lập, tập trung vào các dạng di tích chiến tranh, các hiện vật được khôi phục lại (khác xa với mục đích thiết kế ban đầu). Các sản phẩm này trở thành một phần không thể thiếu của công nghiệp khảo cổ và lịch sử kiến trúc.

6.Tiếp cận hoà bình, hiểu biết toàn thế giới: di sản chiến tranh được sử dụng với mục đích tăng cường sự hiểu biết giữa các quốc gia, thắt chặt hơn các mối quan hệ quốc tế hướng tới một thế giới hoà bình.

Trong số các cách tiếp cận nêu trên, thì có hai cách tiếp cận hiện đang được sử dụng nhiều nhất: đó là tiếp cận theo kiểu chủ nghĩa dân tộc và tiến cận hoà bình. Đối với Việt Nam, đất nước đã từng xảy ra nhiều cuộc chiến tranh lớn thì việc trưng bày, giới thiệu các di sản chiến tranh tại các bảo tàng, điểm lịch sử để giáo dục truyền thống yêu nước, tinh thần đấu tranh bảo vệ độc lập nước nhà rất được coi trọng. Di sản chiến tranh là bằng chứng cho sự đấu tranh chống giặc ngoại xâm, giữ gìn bờ cõi và thể hiện cho lòng dũng cảm, sự hi sinh của các thế hệ cha ông. Chính phủ Việt Nam bảo vệ và coi di sản chiến tranh là một phần không thể thiếu trong lịch sử dấu tranh dựng nước và

giữ nước. Đó là những gì gắn với niềm tự tôn dân tộc. Các thế hệ sau nhìn vào đó để tiếp tục cống hiến cho nước nhà. Bên cạnh đó, di sản chiến tranh cũng gợi lên hình ảnh đau thương mất mát về cả vật chất và tinh thần trong quá khứ, khiến thế hệ hiện tại hiểu được giá trị của hai chữ “hoà bình”. Chính vì vậy mà cách tiếp cận hoà bình trở thành phổ biến trên khắp thế giới. Di sản chiến tranh nhắc nhở mọi người cùng nhau bảo vệ nền hoà bình toàn cầu, cùng nhau thiết lập và thắt chặt những mối quan hệ tốt đẹp, đẩy xa các nguy cơ xung đột và bùng nổ các cuộc chiến.

Một phần của tài liệu Quản lý du lịch di sản với phát triển du lịch của địa phương, nghiên cứu trường hợp di sản Vịnh Hạ Long (Trang 29)