Tổng quan về huyện Tân Lạc

Một phần của tài liệu Nghiên cứu phát triển du lịch ở cộng đồng người Mường thuộc hai huyện Kim Bôi và Tân Lạc (tỉnh Hòa Bình (Trang 37)

* Vị trí địa lý và các điều kiện tự nhiên

Tân Lạc khởi đầu có tên là Hắc Thuỷ, thuộc huyện Lạc Thổ, phủ Thiên Quan, đạo Thanh Bình. Khi thực dân Pháp thành lập tỉnh Mường Hoà Bình, vùng Tân Lạc nằm trong hai tổng Lạc Thiện và Lạc Nghiệp thuộc phủ Lạc Sơn. Sau Cách mạng Tháng Tám, tổ chức hành chính của Tân Lạc bị thay đổi nhiều lần để đáp ứng tình hình mới. Ngày 15/10/1957, Thủ tướng Chính phủ đã quyết định chia huyện Lạc Sơn thành hai huyện: Lạc Sơn và Tân Lạc. Lúc đầu huyện Tân Lạc chỉ có 22 xã, đến ngày 28/02/1985, xã Ngòi Hoa của huyện Đà Bắc được chuyển trở lại cho Tân Lạc. Ngày 19/3/1988, Hội đồng Bộ Trưởng nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam quyết định thành lập thị trấn Mường Khến từ các xóm Chiềng và Minh Khai của xã Mãn Đức và xóm Tân Hồng của xã Quy Hậu. Từ đó đến nay, địa giới hành chính của Tân Lạc đã ổn định 1 thị trấn và 24 đơn vị hành chính cấp xã.

Tân Lạc là huyện miền núi phía Tây Nam tỉnh Hòa Bình, cách thị xã Hòa Bình 30km. Tổng diện tích đất tự nhiên là 523km2 (chiếm11,2% tổng diện tích toàn tỉnh). Tọa độ địa lý nằm trong khoảng 21027’- 20035’ vĩ Bắc và 10506’ -105023’ kinh Đông. Tân Lạc giáp với Mai Châu ở phía Tây, hồ Hòa Bình và huyện Cao Phong ở phía Bắc và Đông Bắc, Lạc Sơn ở Đông Nam, Bá Thước (Thanh Hóa) ở Tây Nam. Dân số của Tân Lạc là 77,300 người trong đó người Mường chiếm đa số (75% dân số) và ngoài ra còn có người Kinh, người Thái, người Dao. Tân Lạc có 24 đơn vị hành chính gồm thị trấn Mường Khến và 23 xã. Tân Lạc là đầu mối giao thông quan trọng, cửa ngõ nối vùng Tây Bắc với Thủ đô Hà Nội theo quốc lộ 6 và đường 12B.

Địa hình Tân Lạc rất phong phú, đa dạng. Theo số liệu thống kê của Cục thống kê tỉnh Hòa Bình năm 2003, huyện Tân Lạc có độ cao trung bình so với mặt nước biển là 318m. Nơi cao nhất trên 1000m là núi Thạch Bi (1.108m) và núi Toàn Thắng (1.105m). Địa hình thấp dần về phía Đông Nam, được chia làm 3 vùng:

Vùng cao gồm 5 xã: Quyết Chiến, Ngổ Luông, Nam Sơn, Bắc Sơn và Lũng Vân. Độ cao trung bình của vùng từ 600 - 800m. Địa hình bị chia cắt bới các dãy núi có độ dộc lớn xen giữa các thung lũng nhỏ nằm rải rác theo các hệ thống sông suối nhỏ.

Vùng giữa (vùng thượng) gồm 4 xã: Ngòi Hoa, Phú Cường, Phong Phú và Trung Hòa. Độ cao trung bình của vùng từ 200 – 300m. Địa hình bị chia cắt bởi hệ thống núi đá, đồi dốc và khe suối, xen giữa các đồi thoải và các bãi bằng hẹp nằm rải rác.

Vùng thấp (vùng hạ) gồm 14 xã còn lại và thị trấn Mường Khến nằm dọc theo đường 12C và đường 12B. Độ cao trung bình của vùng từ 150 - 200 m với 2 thung lũng nhỏ hẹp chạy dọc theo hệ thống suối chính (suối Chù và suối Cái) tạo thành 2 vùng lúa chủ yếu của huyện.

Tân Lạc nằm trong vùng có khí hậu nhiệt đới gió mùa. Trong một năm, khí hậu nơi đây có hai mùa rõ rệt: mùa khô và mùa mưa. Mùa mưa bắt đầu từ tháng 5 và kết thúc vào tháng 10, nhiệt độ và độ ẩm cao. Mùa khô bắt đầu từ tháng 11 năm trước và kết thúc vào tháng 4 năm sau với đặc trưng nhiệt độ xuống thấp, lượng mưa rất ít. Nhiệt độ trung bình cả năm là 220

C. Tháng nóng nhất trong năm là tháng 7, lạnh nhất là tháng 1. Lượng mưa trung bình năm đạt 2,000 mm nhưng tập trung chủ yếu vào khoảng thời gian từ tháng 7 đến tháng 9.

Tân Lạc không có hệ thống các sông lớn chảy qua nhưng có nhiều suối nhỏ và hồ chứa. Nguồn nước mặt chủ yếu được hình thành từ 3 hệ thống suối: Suối Chù, Suối Cái là đầu nguồn sông Bưởi - chi lưu của sông Mã và suối Hoa chảy về sông Đà.[167 – 174].

Những độc đáo địa hình cũng như thuận lợi về điều kiện tự nhiên có thể giúp Tân Lạc phát triển nhiều loại hình du lịch: sinh thái, nghỉ dưỡng, thăm quan …

* Điều kiện kinh tế, xã hội, dân cư

Tân Lạc là một Mường cổ của Hoà Bình. Theo thống kê năm 2003, tổng dân số của toàn huyện Kim Bôi là 77,340 người trong đó người Mường chiếm 83.5% dân số toàn huyện. Mật độ bình quân đạt 148 người/km2

tăng dân số tự nhiên là 1,34%. Đặc điểm nổi bật trong phân bố người Mường ở Tân Lạc là nơi cư trú tập trung. Hình thức cư trú xen kẽ với dân tộc Kinh đã xuất hiện tuy cư trú xen kẽ ở mức độ khác nhau.

Hiện nay kinh tế của huyện vẫn phụ thuộc vào nông nghiệp là chính. Tốc độ tăng trưởng kinh tế hàng năm khoảng 7,7 – 9.5%. Cơ cấu kinh tế: Nông – Lâm – Ngư nghiệp: 33- 36%, Ngành công nghiệp: 25 – 27%; Ngành dịch vụ: 38 – 40%.

Ngành công nghiệp đặc biệt là công nghiệp chế biến các sản phẩm nông nghiệp đã có bước tiến đáng kể. Các ngành tiểu thủ công nghiệp đã vươn lên đáp ứng nhu cầu tiêu dùng ở địa phương. Ngành dịch vụ ở Tân Lạc năm 2009 đạt 56.7 tỷ đồng, trong đó thương mại và du lịch chiếm tới 40,95 tỷ đồng.

Ý thức được tầm quan trọng của giao thông trong phát triển kinh tế, văn hoá xã hội, huyện Tân Lạc đang ngày càng được chú trọng đầu tư hơn vào hạ tầng cơ sở. Quốc lộ 6 và 12B dài 42km chạy qua địa bàn huyện được quản lý, duy tu tốt đáp ứng được nhu cầu đi lại của người dân trong huyện và phục vụ phát triển kinh tế đặc biệt là cơ sở hạ tầng cho du lịch.

* Tài nguyên du lịch tự nhiên

Địa hình đa dạng, phức tạp đã tạo cho Tân Lạc nhiều hang động đẹp, có thể trở thành sản phẩm du lịch hấp dẫn, thu hút khách du lịch.

Động Hoa Tiên: Là hang động lớn nằm ở xã Ngòi Hoa, được xem là sản phẩm hiếm có của tự nhiên với không gian thoáng rộng, nhũ đá phong phú, đầy màu sắc thu hút được tính tò mò, thích khám phá, nghiên cứu và chiêm ngưỡng vẻ đẹp thiên nhiên của mọi du khách. Hang động này đã được Bộ văn hóa thông tin xếp hạng.

Động Đá Mường Chiềng: Thuộc địa phận thị trấn Mường Khến, là hang động có nhiều nhũ đá, mái đá, cột đá rất đẹp tạo nên vô vàn hình thù sinh động và hấp dẫn.

Núi Cột Cờ: là biểu tượng đặc trưng của người Mường Bi, đại diện cho sức mạnh, ước mơ hướng tới tương lai của người dân xứ Mường.

Hồ Vưng: thuộc xóm Đối Vưng, xã Đông Lai, là một trong những hồ nước lớn nhất ở Tân Lạc có thể khai thác loại hình du lịch sinh thái và kết hợp thăm các bản làng người Mường Khơi.

* Tài nguyên du lịch nhân văn

Tân Lạc còn lưu giữ rất nhiều các di tích lịch sử, văn hóa và khảo cổ có giá trị:

+ Hang Bụt, Hang Muối, Hang Chiềng Khến II, Mái đá Chiềng Khến thuộc thị trấn Mường Khến là trung tâm chính trị, quốc phòng, kinh tế, văn hóa xã hội của huyện. Trong đó, Hang Muối đã được Bộ Văn hóa công nhận và xếp hạng là di tích lịch sử cấp quốc gia.

+ Hang Bẻo, Hang Đắng II thuộc xã Quy Hậu + Hang Mường Khàng thuộc xã Mãn Đức

+ Hang Bưng nằm tại xóm Ngòi Hoa đã được Bộ Văn hóa công nhận và xếp hạng.

Bên cạnh đó là những giá trị đặc sắc về văn hóa của người Mường Bi - trung tâm của người Mường Hòa Bình với các phong tục, tập quán, lễ hội, nếp sinh hoạt hằng ngày... hứa hẹn sẽ trở thành sản phẩm du lịch hấp dẫn khách du lịch gần xa.

1.2.1.4. Cộng đồng ngƣời Mƣờng ở Kim Bôi và Tân Lạc

Người Mường là một dân tộc trong cộng đồng 54 dân tộc cư trú lâu đời trên đất nước Việt Nam. Người Mường có quan hệ gần gũi với người Kinh, người Dao, người Thái và một số dân tộc khác. Có thể khẳng định rằng, người Mường là chủ nhân sớm của nền văn hóa bản địa thông qua các di chỉ của nền văn minh hậu kỳ đồ đá nằm rải rác, tập trung ở vùng đất cư trú của người Mường. Với dân số trên một triệu người, đồng bào Mường cư trú ở các tỉnh Hòa Bình, Thanh Hóa, Nghệ An, Ninh Bình, Hà Nam, Hà Tây, Phú Thọ, Sơn La, Yên Bái, Lâm Đồng, Bình Phước, Đồng Nai, bao gồm địa phận từ Đông Nam dãy Hoàng Liên Sơn đến khu vực Bắc Trường Sơn. Một bộ phận đồng bào Mường di dân tới các tỉnh Đắc Lắc, Kon Tum, Gia Lai thuộc Tây Nguyên.

Theo Tổng điều tra dân số và nhà ở năm 2009, người Mường ở Việt Nam có dân số 1.268.963 người, có mặt ở tất cả 64 tỉnh, thành phố. Người Mường cư trú tập trung tại các tỉnh: Hòa Bình (501.956 người, chiếm 63,9% dân số toàn tỉnh và 39,6% tổng số người Mường tại Việt Nam), Thanh Hóa (341.359 người, chiếm 10,0% dân số toàn tỉnh và 26,9% tổng số người Mường tại Việt Nam), Phú Thọ (184.141 người, chiếm 14,0% dân số toàn tỉnh và 14,5 % tổng số người Mường tại Việt Nam), Sơn La (81.502 người), Hà Nội (49.339 người), Ninh Bình(22.614 người), Đắk Lắk (15.510 người), Yên Bái (14.619 người), Bình Dương(10.227 người) [22, tr.40]

Không phải ngay từ buổi đầu lịch sử, dân tộc Mường đã có tộc danh như ngày nay. Theo Giáo sư Từ Chi, Mường là từ dùng để chỉ một vùng cư trú của người Mường bao gồm nhiều làng. Mỗi vùng được đặt dưới sự cai quản của một nhà Lang. Qua sự tiếp xúc giao lưu giữa người Mường và người Kinh, người Kinh đã sử dụng từ Mường để gọi dân tộc này. Hiện nay, Người Mường ở Hoà Bình vẫn tự gọi mình là Mol, Moăn. Tất cả những từ mà người Mường dùng để chỉ dân tộc mình vốn là từ gốc Môn (+Khmer) có nghĩa là Người.

Địa bàn cư trú của người Mường chủ yếu dọc theo các thung lũng hẹp, các triền sông, suối, các vùng đồi, rừng. Địa vực cư trú của người Mường tạo ra cơ cấu kinh tế đậm nét bản địa vùng núi, tạo ra xã hội cộng đồng Mường khép kín mang dấu ấn văn hóa riêng biệt với nhiều yếu tố tâm linh, huyền thoại.

Người Mường có kho tàng văn hóa dân gian đồ sộ về số lượng, phong phú về loại hình, hàm xúc về nội dung và có giá trị cao về nghệ thuật. Văn hóa sản xuất với lễ nghi nông nghiệp vòng đời, văn hóa ăn, ở, mặc, ứng xử với thiên nhiên và con người cùng rất nhiều nội dung bộc lộ một dân tộc giàu bản sắc.

Văn hóa cồng chiêng, văn hóa rượu cần, văn hóa nhà sàn và hệ thống sử thi, truyện thơ Mường, hoa văn Mường,…là di sản vô cùng quý được truyền từ đời này sang đời khác, trở thành những dấu ấn nhân văn đậm nét. Đồng bào Mường đã có những đóng góp to lớn vào công cuộc dựng nước và

giữ nước của dân tộc, đặc biệt làm thất bại âm mưu chia rẽ dân tộc, tư tưởng li khai thành lập Nhà nước xứ Mường tự trị của các thế lực thù địch trước kia. Chính vì thế, việc nghiên cứu và phát triển văn hóa Mường nhằm giữ gìn và tôn vinh văn hóa một tộc người bản địa trên đất nước Việt Nam hướng tới sự bảo tồn và phát triển văn hóa dân tộc trong thời kỳ đất nước đổi mới, hội nhập và phát triển là việc làm hết sức cần thiết và cấp bách.

Hòa Bình là một trong bốn tỉnh của Việt Nam mà trong đó người Việt (Kinh) không chiếm đa số, đồng thời đây cũng được coi là thủ phủ của người Mường, vì phần lớn người dân tộc Mường sống tập trung chủ yếu ở đây. Người Mường xét về phương diện văn hóa - xã hội là dân tộc gần gũi với người Kinh nhất. Địa bàn cư trú của người Mường ở khắp các địa phương trong tỉnh, sống xen kẽ với người Kinh và các dân tộc khác.

Sự phân bố dân cư Mường ở Hoà bình gắn liền với nguồn gốc lịch sử, môi trường tự nhiên của khu vực cũng như tập quán sản xuất và sinh hoạt của dân tộc Mường. Là chủ nhân lâu đời của mảnh đất Hoà Bình, ngay từ thời xa xưa, người Mường đã cư trú ở khắp các huyện thị trên địa bàn tỉnh, nhưng mức độ phân bố không đồng đều cả về số lượng dân và mức độ phân bố. Tại Hoà Bình, người Mường tập trung ở những khu vực có địa hình thấp, độ cao trung bình là 300m, nơi mà trước kia các trung tâm trù phú nhất của người Mường ở Hoà Bình với những cái tên như: Mường Bi, Mường Vang, Mường Thàng, Mường Động. Việc sắp xếp: Nhất Bi, nhì Vang, tam Thàng, tứ Động dựa trên lịch sử phát triển và phân bố dân cư ở Hòa Bình. Tính cho đến nay, hai huyện Kim Bôi và Tân Lạc vẫn là những địa phương có số dân người Mường đáng kể trong tỉnh, nếu tính thêm cả hai huyện Lương Sơn và Lạc Sơn, thì dân số của bốn huyện này chiếm 69,5% số dân người Mường của tỉnh

(Số liệu năm 1999, Tổng cục thống kê). Năm 2011, số lượng người Mường ở Hoà Bình chiếm 61,82%.

Toàn tỉnh chỉ có huyện Mai Châu là địa phương có số dân Mường ít nhất. Tuy nhiên, mật độ phân bố người Mường cao nhất là ở huyện Lạc Sơn (216 người/1km2

– số liệu năm 2009), tiếp đó là huyện Yên Thủy (206 người/km2), Lương Sơn (205 người/km2

) và huyện Kim Bôi (196 người/km2

). Hai huyện có mật độ phân bố người Mường thấp nhất là Đà Bắc (59 người/km2) và Mai Châu (91 người/km2).

Xét ở quy mô xã, theo thống kê năm 1999, toàn tỉnh có 214 xã, trong đó có 4 xã thuộc huyện Mai Châu là không có người Mường cư trú (ở những xã này, mỗi xã chỉ có dưới 10 người là dân tộc Mường), 8 xã khác, mỗi xã có 20 đến 30 người Mường, 37 xã có số người Mường từ trên 50 đến 1.000 người; 103 xã có số người Mường từ trên 1.000 đến 3.000 người, 37 xã có số người Mường từ trên 3.000 đến 4.000 người và 25 xã có số người Mường trên 5.000 người. Đặc biệt, một số xã có mật độ phân bố người Mường cao là Tân Lập, Ân Nghĩa, Yên Phú (Lạc Sơn), Cuối Hạ (Kim Bôi)… Huyện Mai Châu có số dân người Mường ít nhất nhưng vẫn có 3 xã có dân số Mường khá cao là Ba Khan (người Mường chiếm 97,6% trong tổng số dân), Phúc Sạn (62,3%) và Tân Mai (51%).

Hiện nay, người Mường ở Hoà Bình cư trú xen kẽ với người Kinh. Tỉnh Hoà Bình có 135 xã có 2 dân tộc trong đó có tới 129 xã cùng cư trú cả hai dân tộc Kinh và Mường. Nhiều nơi xóm làng của người Mường cũng không khác gì người Kinh. Chính vì thế nghiên cứu phát triển du lịch ở cộng đồng người Mường ở Hoà Bình nhằm giữ gìn và phát huy những giá trị truyền thống là việc làm thiết thực và cấp bách.

1.2.2. Tiềm năng phát triển du lịch ở cộng đồng ngƣời Mƣờng tại huyện Kim Bôi và Tân Lạc.

1.2.2.1. Giá trị sinh thái nhân văn ở cộng đồng người Mường Kim Bôi

Mường Động gốc là xã Vĩnh Đồng, huyện Kim Bôi. Đây là một trong số những cái nôi văn hóa của cả vùng, đồng thời là nơi tập trung đông dân cư Mường với nền kinh tế phát triển sớm.

Ở trung tâm Mường Động (Mường Chiềng), người ta lưu truyền sự tích về người lập làng như sau: “Ngày xưa vùng Chiềng Động ngày là một vùng rừng núi rậm rạp, cư dân thưa thớt. Nhân dân ở đây lúc đó sinh sống bằng nghề phát rẫy, làm nương là chính. Có một năm, vợ vua Hùng vì giận chồng đã đem theo hai đứa con của mình chạy về Mường Động. Nhưng đến đây bà ngoái lại vẫn còn nhìn thấy ngọn núi Ba Vì (nơi bà ra đi) nên bà đã không ở lại nơi đây mà để lại người con cả. Bà và người con thứ tiếp tục đi đến tận Mường Vang. Bà và đứa con dừng lại ở Mường Vang (nay là xã Hương Nhượng) sinh sống ở đấy. Từ đó, người Mường Động được coi là anh và

Một phần của tài liệu Nghiên cứu phát triển du lịch ở cộng đồng người Mường thuộc hai huyện Kim Bôi và Tân Lạc (tỉnh Hòa Bình (Trang 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(125 trang)