Giá trị sinh thái nhân vă nở cộng đồng người Mường Tân Lạc

Một phần của tài liệu Nghiên cứu phát triển du lịch ở cộng đồng người Mường thuộc hai huyện Kim Bôi và Tân Lạc (tỉnh Hòa Bình (Trang 49)

Khảo cổ học đã chứng minh Tân Lạc là vùng đất cổ, một trong những địa bàn cư trú và sinh sống của người Việt cổ. Những phát hiện khảo cổ học của nhà khảo cổ học người Pháp Cô-La- Ni ở hang Chiềng Khến, thị trấn Mường Khến, hang Trâu thuộc xã Địch Giáo … đều tìm thấy những dấu vết cư trú và sinh sống của người nguyên thủy thuộc thời đại đồ giá giữa và sơ kỳ thời đại đồ đá mới để lại trong lòng hang có niên đại cách ngày nay một vạn năm.

Đặc điểm nổi bật trong phân bố của người Mường ở đây là cư trú tập trung. Hình thức cư trú xen kẽ với dân tộc Kinh cũng đã xuất hiện tuy nhiên cư trú xen kẽ diễn ra ở nhiều mức độ khác nhau.

Cư trú xen kẽ trên địa bàn xã nhưng thành những làng riêng biệt giữa người Mường và người Kinh. Kiểu cư trú này xuất hiện chủ yếu ở các xã gần huyện lỵ. Cư trú xen kẽ ngay trong một làng có dân tộc Mường và dân tộc Kinh ở các xã Địch Giáo, Phong Phú, Tử Nê … tuy nhiên có thể thấy người Mường và người Kinh tạo nên những chòm xóm riêng biệt.

Chủ thể của văn hoá Hoà Bình chính là dân tộc Mường. Không biết câu ca nói về bốn mường lớn nhất của Hòa Bình: “ Nhất Bi, nhì Vang, tam Thàng, tứ Động” đã xuất hiện từ bao giờ nhưng nói về sự hình thành của các mường, sử thi “Đẻ đất đẻ nước” có kể rằng: Từ khi con người còn chưa sinh ra đã có Mường. Mường sinh ra trước rồi mới có con người. Mỗi Mường được sinh ra từ một cành cây si, có các Mường như: Mường Sạp, Mường Giạp, Mường Lỗ, Mường Băng, Mường Bịn, Mường Hát, Mường Trào, Mường Khói, Mường Sàng, Mường Vang, Mường Vó, Mường Vành, Mường Kho… (Trích “Văn hóa người Mường” – NXB Văn hóa dân tộc).

Mường Bi là mường lớn nhất dạy dài từ đầu xã Phú Vinh tới cuối xã Do Nhân dài hơn 30km, rộng tới 25km. Mường Bi trước kia gồm hơn trăm làng, trong đó gồm các mường nhỏ như: Mường Cá, Mường Lò, Mường Dầm, Mường Sỉ, Mường Cú, Mường Khạy v.v. Trung tâm đất Mường Bi tương truyền là ở đất Phú Vinh, địa bàn cư trú của người Mường Ải.

Việc đặt tên theo các sự kiện lịch sử diễn ra trong quá khứ là một trong những hình thức đặt tên thường gặp trong các làng Mường. Thông thường cách đặt tên loại này thường đi kèm một truyền thuyết dân gian truyền miệng mọi người trong vùng thường kể cho nhau nghe. Xung quanh tên gọi Mường Bi - tên cổ của vùng mường rộng lớn tại huyện Tân Lạc tồn tại rất nhiều truyền thuyết nói về nguồn gốc. Một truyền thuyết xuất phát điển tích về nhà Lang, một truyền thuyết xuất phát từ hiện tượng tự nhiên.

Truyền thuyết thứ nhất kể rằng, hai người con Vua Đinh khi cha bị cướp ngôi đã chạy loạn lên đất Mường Thàng (Lạc Sơn ngày nay) làm Lang ở đó. Hai anh em do không sống chung được với nhau nên đã bày ra cách thi tài

bắn bia đá. Họ giao hẹn rằng người nào bắn trúng đích sẽ ở lại Mường Thàng, ai không trúng sẽ phải ra đi. Người em vốn giỏi săn bắn nên đã thắng và được ở lại Mường Thàng, người anh phải đi sâu vào trong chân núi đi khai khẩn đất hoang lập nên Mường Bi. Dù phải ra đi vào Mường Bi nhưng do người anh là bề trên nên dòng lang mang họ Đinh Thế, người em ở lại chỉ được mang họ Đinh Công.

Truyền thuyết thứ hai kể rằng, vùng Mường Bi xưa là thung lũng mọc rất nhiều cây cổ thụ tên là cây bi. Trong một trận đại hồng thủy, nước lụt dâng cao, dân Mường Bi chỉ còn sót lại hai người. Cả hai nhờ leo trú trên ngọn cây bi mọc cao hơn nước lụt nên mới thoát nạn. Vì tưởng nhớ đến cây bi đã cứu mình nên đặt tên mường là Mường Bia. Từ “bi” ấy là do từ “bia’ được nói lái đi mà thành. Chính vì lẽ đó, người ta gọi nơi đây là Mường Bi.

Có thể nói rằng chỉ xung quanh nguồn gốc tên gọi Mường Bi đã có tồn tại khá truyền thuyết được thêu dệt. Tất cả đều bắt nguồn từ trí tưởng tượng vô cùng phong phú của người Mường và cho đến nay, khi nhắc đến vùng Mường Hoà Bình với bốn mường tiêu biểu: Bi, Vang, Thàng, Động, người ta vẫn cho rằng Mường Bi chính là Mường “gốc”, là đất tổ. Quả thật, tại Mường Bi, người ta còn thấy lưu lại khá nhiều giá trị văn hoá cổ của người Mường.

Văn hóa dân gian Mường Bi

Văn hóa dân gian của người Mường Bi khá phong phú, gồm nhiều thể loại như các bài thơ dài, các bài mo, các truyện cổ, các loại xướng (dân ca), ví đúm, ca dao, tục ngữ, hát ru em, đồng dao, …Sử thi “Đẻ đất đẻ nước”, các chuyện thơ Út Lót, Hồ Liêu, Nàng Nga hai muối, Nàng Ờm chàng Bồng Hương…là những tác phẩm được nhiều người ưa thích.

Một trong những giá trị đặc sắc nhất của người Mường Hoà Bình chính là Mo Mường, hay như theo lời của giáo sư Từ Chi gọi là tang ca Mường. Mo Mường là một áng sử thi đồ sộ nổi tiếng trong kho tàng sử thi các dân tộc Việt Nam. Nó không chỉ là áng sử thi nói về sinh hoạt cộng đồng của người Mường trước sự chia lìa vĩnh viễn của một thành viên trong cộng đồng mà

còn bao gồm cả triết lý sống, sự hình thành và phát triển của các bộ tộc Mường, cũng như những ước mơ và khát vọng của người dân nơi đây. Mo Mường có những giá trị to lớn cả về văn hoá nghệ thuật lẫn giá trị nhân văn. Mo Mường là loại hình sáng tạo có sự kết hợp rất đặc trưng giữa nghệ thuật với huyền thoại, giữa nhận thức về tự nhiên, lịch sử, xã hội với trí tưởng tượng, ước mơ, khát vọng, giữa ngôn ngữ với âm nhạc, kiến trúc, ẩm thực, trang phục tạo ra thứ sản phẩm tinh thần có chức năng phục vụ nghi lễ, tín ngưỡng, đáp ứng nhu cầu đời sống tinh thần và thực hành xã hội của người Mường trong tang lễ. Có thể nói rằng tất cả những tinh hoa của xứ Mường đều hội tụ trong Mo Mường.

Tất nhiên, Mo Mường được sử dụng chủ yếu trong lễ tang – là nghi lễ mang tính chất riêng tư, gia đình, hơn nữa lại đề cập đến vấn đề tín ngưỡng, tâm linh nên việc đưa vào khai thác du lịch cần thiết phải hết sức chọn lọc và linh hoạt.

Cùng với Mo Mường, nhiều giá trị văn hoá khác như: lễ hội, nghệ thuật cồng chiêng, trang phục, kiến trúc ẩm thực… đã tạo ra nét khác biệt của văn hoá Mường so với các nền văn hoá khác. Người Mường khái quát toàn bộ truyền thống văn hoá của mình trong câu nói: Cơm đồ - nhà gác - nước vác – lợn thui – ngày lui – tháng tới.

Làng bản và nhà ở của người Mường Bi

Địa vực cư trú chủ yếu của người Mường ở Hoà Bình là ven các thung lũng hẹp, trên sườn núi đá vôi và bên các dòng suối, bố trí theo hình rẻ quạt. Người Mường sống quần cư thành từng làng bản (làng và bản tương đương với nhau theo cách gọi), đơn vị dưới bản là xóm, trên bản là Mường. Xóm có khi chỉ năm sáu chục nóc nhà (mỗi nóc nhà là một gia đình). Mường là địa phận của một vùng đất, không phân chia theo đơn vị hành chính, cũng không theo tập quán cư trú, có mường rộng bằng vài xã, vài huyện cũng có nơi bằng một tỉnh. Bản Mường truyền thống không nằm trên các đường lớn mà len giữa núi rừng. Lối vào bản Mường thường khúc khuỷu, uốn lượn theo thế đất. Các cây cao là dấu hiệu phổ biến của bản làng người Mường.

Mường là đơn vị tổ chức xã hội, tập hợp nhiều làng trong cùng một thung lũng, hay nhiều thung lũng kế nhau. Đơn vị tổ chức này đặt dưới sự cai quản của một dòng họ quý tộc gọi là “ nhà lang”. Tầng lớp thống trị nhà lang tập hợp thành những dòng họ phụ hệ, mỗi dòng họ chiếm lĩnh một mường. Mỗi dòng họ tự phân biệt với các dòng họ khác không chỉ bằng mường họ chiếm lĩnh mà còn bằng một tên họ (Đinh, Quách, Bạch, Hà, Hoàng). Trong xã hội cổ truyền Mường, mường là một đơn vị hành chính – xã hội độc đáo không có dạng tương đương như ở người Việt và cũng khác với mường của người Thái chỉ 3 dạng cấp độ cao thấp khác nhau (lộng, mường phìa, châu mường). Mường ở người Mường chỉ biểu thị một cấp độ chung.

Một đặc điểm của làng bản người Mường là về phía Tây, cạnh bản có khu vực nghĩa địa chung cho cả cộng đồng, thường ở phía tây làng cũng giống như các buôn làng Tây Nguyên. Nghĩa địa là một khu đất rộng, cây cối um tùm bốn mùa xanh tốt vì cấm ngặt không ai được xâm phạm. Dưới các lùm cây là hang trăm cột đá hình tháp chôn nơi đầu mả được gọi là “bòn mồ”. Nếu như dấu hiệu đặc trưng của các mộ địa ở Tây Nguyên là nhà mồ và tượng mồ thì với mộ địa của người Mường lại là những “ bòn mồ”.

Về tên làng, qua khảo sát cho thấy người Mường thường đặt theo các đặc điểm tính chất đất đai nơi cư trú, các loài cây, các loài động vật. Ví như các làng gọi theo tính chất đất đai nơi cư trú có: Đác (nguồn nước), Đung (rừng rậm), Dool (dãy đồi), Thung nganh (Thung lũng), Bậy (lầy thụt). Các làng mang tên các loài cây có: Lảo (cây nứa), Trạch (cây tre), Bùi (cây trám đen), Pai (Cỏ gianh)… Theo tên các loài động vật có: Hò (con rùa), Oong (con ong), Pò (con bò). Bên cạnh đó còn xuất hiện tên làng gọi theo vai trò và tầng lớp xã hội như: làng chiềng chỉ nơi cư trú của lang cun, làng của người làm nương rẫy “tứa toong”.

Mỗi làng bản của người Mường có địa vực cư trú riêng, có phạm vi đất đai canh tác, đất rừng, khe suối phụ thuộc vào quyền quản lý, sử dụng của mỗi bản mặc dù quy định chỉ mang tính ước lệ nhưng lại được tuân thủ tuyệt đối.

Tính cộng đồng và tính tập thể cũng là đặc điểm nổi bật ở người Mường. Đặc điểm đó thể hiện trên nhiều mặt trong đời sống của làng. Các hình thức sản xuất tập thể được hình thành phổ biến và có ý nghĩa không nhỏ đối với từng đơn vị kinh tế gia đình.

Nhà sàn người Mường Bi

So với nhà sàn của các dân tộc khác, nhà sàn của người Mường có sự khác biệt rõ. Nhìn bên ngoài, nhà sàn có bốn mái, hai mái trước và sau có hình thang cân; hai mái đầu hồi có hình tam giác cân. Kết cấu của nhà sàn người Mường gồm có các vì kèo và các hàng cột. Trong các hang cột chia thành cột cái và cột con. Nhà sàn truyền thống có 2 vì kèo, 4 cột cái và 8 cột con, giữa hai đầu cột cái nối với nhau gọi là xà ngang. Ngoài ra còn có các đòn tay nối các vì kèo với nhau và trên đòn tay có các hang rui nối từ nóc nhà xuống tận mái hiên. Trên cùng gác trên đầu các vì kèo là đòn nóc. Cột nhà làm bằng gỗ tròn hoặc vuông nhưng phổ biến là tròn. Nguyên liệu để làm nhà sàn truyền thống là những thứ có sẵn trong tự nhiên: gỗ, tre, nứa, lá, đất, đá…

Đối với người Mường, con rùa vừa gần gũi, vừa thân thuộc, vừa linh thiêng đặc biệt trong tín ngưỡng bái vật. Chẳng thế mà nhà sàn của người Mường phỏng theo mô hình còn rùa: 4 chân là 4 cột cái, mái sườn là mái nhà, xương sống là đòn nóc, đầu là cửa chạn. Rùa là con vật linh thiêng của người Mường, biểu hiện của sự trường tồn và nét đặc trưng văn hoá người Mường nói riêng và văn hoá Hoà Bình nói chung.

Nhà sàn của người Mường thường phân chia ra ba mặt bằng: mặt trên cùng là gác để đựng lương thực, sàn nhà là nơi sinh hoạt nghỉ ngơi, gầm sàn nhà dùng để đựng dụng cụ sản xuất và nhốt gia súc. Nhà sàn có bố trí hai cầu thang: cầu thang chính ở hồi bên phải, cầu thang phụ ở đầu hồi bên trái. Ở cầu thang chính, trước khi lên nhà đều có chỗ rửa chân. Đó là một phiến đá hoặc tấm gỗ, có nước đựng trong bồn gỗ hoặc ống tre để rửa chân trước khi lên nhà. Cầu thang phụ chỉ dùng cho người trong gia đình khi đi làm ruộng, làm nương về. Dù nhà giàu hay nghèo, cầu thang làm bằng cây gì đi nữa đều phải

tuân theo nguyên tắc số lượng các bậc thang làm theo số lẻ, có 5 - 7 - 9 bậc, thậm chí có nhiều nhà gầm sàn thấp, cầu thang chỉ có 3 bậc. Quan niệm dân gian Mường coi số lẻ là số may mắn, số bên dương của người sống, chỉ khi làm cầu thang trong nhà mồ cho người đã qua đời, người ta mới làm cầu thang có số bậc chẵn.

Trong nhà sàn của người Mường, không gian được chia theo cả chiều dọc và chiều ngang. Từ cầu thang chính bước vào giữa phần sàn nhà, phía dưới là bếp, phía trên là bàn thờ, phía ngoài là để tiếp khách, phía trong là nơi sinh hoạt của cả gia đình. Bếp lửa được đặt trong nhà. Bếp của người Mường cũng có những nét đặc trưng riêng so với bếp của nhiều cư dân ở nhà sàn khác. Khung bếp bằng gỗ hình vuông hoặc chữ nhật, bên dưới lót đất để đặt kiềng hoặc ba ông đầu rau. Theo chiều dọc, phía trên các cửa sổ gọi là cửa voóng. Chỗ ngồi gần cửa voóng thường dành cho người cao tuổi, còn phía dưới dành cho lớp trẻ. Theo chiều ngang, phía ngoài dành cho nam giới, phía trong dành cho nữ giới.

Nhà sàn của người Mường là sản phẩm văn hóa bản địa có quan hệ với tín ngưỡng sùng bái vật thiêng (con rùa) và là kết quả của lối tư duy trực quan rất phổ biến trong sự nhận thức thế giới khách quan của người Mường xưa, đánh dấu một mốc trong sự phát triển của xã hội, chuyển từ văn hóa hang động của con người sang giai đoạn mới là giai đoạn văn hóa nhà.

Nghệ thuật ẩm thực

Đối với người Mường, nét văn hóa ẩm thực tiêu biểu được thể hiện ở “cỗ lá”. Người Mường quan niệm, miếng ăn là để tỏ lòng đối với đất trời.

Cỗ lá của người Mường được sử dụng trong những sự kiện quan trọng của gia đình. Đối với người Mường, cỗ lá là một yếu tố ẩm thực có tính chất trang trọng theo suốt một vòng đời của mỗi người con xứ Mường. Từ khi mới được sinh ra, người Mường đã làm cỗ lá để mừng đứa trẻ chào đời và bữa làm vía đầu tiên trong cuộc đời. Khi lớn lên, đến tuổi dựng vợ gả chồng, trong các bữa cơm của nghi thức cưới hỏi, người ta ăn cỗ lá, rồi cho đến lúc về già

khuất núi, trong đám tang, người Mường bày cỗ lá. Do đó cỗ lá được ví như một mốc đánh dấu bước ngoặt của mỗi cuộc đời người Mường.

Nguyên liệu chính để làm cỗ lá là thịt lợn. Sau khi sơ chế, tất cả được chế biến thành các món ăn khác nhau. Sau quá trình chế biến là khâu xếp cỗ. Không phải ai cũng biết cách xếp vì phải tuân theo đúng trình tự và quan niệm của người Mường. Người xếp cỗ không chỉ xếp sao cho đẹp mà còn phải xếp sao cho “cỗ lá” nói lên được ý nghĩa tâm linh - trời đất giao hòa và lòng biết ơn của người đối với đất, trời, rừng núi. Đối với “cỗ lá”, từ mâm cỗ đến các chi tiết đều mang những ý nghĩa nhất định. Mâm để xếp cỗ được làm bằng gỗ tròn hoặc vuông tượng trưng cho trời và đất, có chân để thể hiện sự vững chãi. Lá dùng để xếp cỗ phải là lá chuối rừng, loại bánh tẻ, vì lá chuối rừng mềm, thơm tượng trưng cho rừng núi. Trong mâm cỗ lá của người Mường không thể thiếu xôi trắng tượng trưng cho tinh hoa của đất và rừng. Xôi được ''đồ” với đúng cái ''cuốp'' của người Mường nên vừa thơm, vừa dẻo. Mỗi mâm cỗ được xếp hai hoặc hai hoặc ba bát canh ''loóng'' được nấu bằng cây chuối rừng non, thái mỏng. Canh có vị ngọt đậm đà là món canh đặc

Một phần của tài liệu Nghiên cứu phát triển du lịch ở cộng đồng người Mường thuộc hai huyện Kim Bôi và Tân Lạc (tỉnh Hòa Bình (Trang 49)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(125 trang)