Nghiên cứu phát triển sản phẩm du lịc hở Kim Bôi và Tân Lạc

Một phần của tài liệu Nghiên cứu phát triển du lịch ở cộng đồng người Mường thuộc hai huyện Kim Bôi và Tân Lạc (tỉnh Hòa Bình (Trang 105)

Đối với công tác phát triển sản phẩm du lịch, cộng đồng không phải là người tự nghĩ ra các sản phẩm du lịch mà cần phải có sự quản lý và định hướng chỉ đạo đúng đắn và kịp thời của chính quyền địa phương. Trong đó cần phải xác định rõ: Đa dạng hóa sản phẩm du lịch nhưng không được hạ thấp giá trị các sản phẩm văn hóa độc đáo và truyền thống của địa phương, đa dạng hóa sản phẩm nhưng cần phải có quy hoạch và khai thác thật hiệu quả các tài nguyên và lợi thế sẵn có trên địa bàn.

- Tập trung phát triển sản phẩm du lịch sinh thái: Đây là loại hình du lịch dựa vào cảnh quan tự nhiên và môi trường sinh thái, khai thác thế mạnh du lịch của cả hai huyện Kim Bôi và Tân Lạc.

- Phát triển các loại hình du lịch văn hóa – lịch sử: Trong giai đoạn này, tiếp tục đầu tư tôn tạo những di tích đã được xếp hạng và xây dựng nội dung kịch bản các lễ hội đúng với bản sắc văn hóa truyền thống để vừa duy trì tôn vinh những giá trị truyền thống, vừa để phục vụ khách du lịch

- Phát triển du lịch mạo hiểm (leo núi, hang động). Đây là loại hình du lịch đang được du khách quốc tế quan tâm. Việc thiết kế các chương trình du lịch mạo hiểm, khám phá thiên nhiên cần triển khai một cách chọn lọc sao cho đảm bảo an toàn mà vẫn hấp dẫn khách du lịch.

- Đẩy mạnh phát triển du lịch cộng đồng: Đây là sản phẩm du lịch có sức hấp dẫn lớn đối với du khách, nhất là du khách quốc tế, đem lại nguồn lợi lớn cho cộng đồng.

Riêng đối với họat động du lịch cộng đồng, cần tập trung vào các điểm sau: - Tạo ra sản phẩm độc đáo, đặc trưng: Đây là những sản phẩm mang đậm bản sắc dân tộc (bao gồm những truyền thống văn hóa, lịch sử, những phong tục tập quán…) để khai thác có hiệu quả các sản phẩm này cần có kế hoạch bảo tồn, gìn giữ và tôn tạo những di tích lịch sử văn hóa, các công trình tín ngưỡng, công trình kiến trúc cổ… đồng thời với việc khôi phục và phát huy những nét văn hóa trong các dịp lễ hội gắn với phát triển nền văn hóa, nghệ thuật dân gian truyền thống.

- Những giá trị truyền thống bị mai một cần được phục dựng như nhà cổ của người Mường.

- Phát huy giá trị ẩm thực dân gian: cơm lam, rượu cần, cỗ lá…

- Khôi phục các trò chơi, điệu múa dân gian của người Mường. Hiện nay, Trung tâm VH- TT huyện Tân Lạc đã tổ chức lớp bổi dưỡng hát dân ca Mường cho lớp trẻ. Sau khi kết thúc khóa học, học viên sẽ được cấp giấy chứng nhận và bổ sung vào đội ngũ những người sẽ góp phần gìn giữ và bảo tồn văn hóa Mường nổi tiếng. Việc làm thiết thực này là tín hiệu đáng mừng cho du lịch cộng đồng ở huyện Tân Lạc.

Các hoạt động du lịch có thể triển khai cho khách du lịch: * Ngâm chân, tắm & massage bằng lá thuốc

* Tham gia vào hoạt động lao động sản xuất cùng với người dân địa phương: trồng mía, quay mật ong, dệt thổ cẩm.

* Học làm các món ăn của người Mường

* Giao lưu văn nghệ cùng với người dân địa phương * Dạy trẻ em học tiếng Anh.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu phát triển du lịch ở cộng đồng người Mường thuộc hai huyện Kim Bôi và Tân Lạc (tỉnh Hòa Bình (Trang 105)