Nghiên cứu và phát triển mô hình “Hợp tác xã du lịch”

Một phần của tài liệu Nghiên cứu phát triển du lịch ở cộng đồng người Mường thuộc hai huyện Kim Bôi và Tân Lạc (tỉnh Hòa Bình (Trang 106)

Trên thực tế, ở hai xã Thanh Hối và Tử Nê – Tân Lạc đã có mô hình nhóm du lịch tuy nhiên hiệu quả chưa cao. Chính vì thế, để hoạt động du lịch cộng đồng đạt hiệu quả hơn nữa, hai huyện Kim Bôi và Tân Lạc cần nghiên cứu và mở rộng mô hình “Hợp tác xã du lịch.” Đây là mô hình đã được triển

khai thành công ở nhiều nước trên thế giới và cũng phù hợp với điều kiện kinh tế thị trường của nước ta hiện nay.

- Mô hình Hợp tác xã du lịch tập hợp tất cả các thành viên hoạt động để có thế cung cấp đầy đủ các dịch vụ cho khách du lịch như hướng dẫn viên du lịch, dịch vụ lưu trú tại nhà (homestay), sản xuất đồ lưu niệm (dệt thổ cẩm, ví, vỏ chăn), quay mật ong, trồng mía. Thành viên hợp tác xã sẽ cùng hoạt động và cùng chia sẻ lợi ích theo liên minh các xã lân cận với nhau trong đó có phân chia thành các nhóm, các tổ: tổ hướng dẫn, tổ nấu ăn, tổ cung cấp các đồ lưu niệm …

- Mô hình Hợp tác xã du lịch thực chất nhằm cử ra một ban đại diện cho cộng đồng có tư cách pháp nhân có thể đứng ra thương lượng, giao kèo và ký kết hợp đồng với các đơn vị kinh doanh du lịch khác như các công ty lữ hành, các nhà hàng khách sạn, có thể trên địa bàn huyện hoặc các địa phương khác: cung cấp rau xanh, rượu cần, cơm lam cho các nhà hàng, khách sạn, các khu du lịch … Như vậy bài toán về công ăn, việc làm, tạo thu nhập cho cộng đồng sẽ được giải quyết, bài toán về đầu ra cho sản phẩm cũng được giải quyết.

- Các thành viên cung cấp dịch vụ đều thông qua Ban quản lý của Hợp tác xã và phân phối lợi ích bình đẳng trên cơ sở số lượng dịch vụ cung cấp được. Tài sản sau khi phân phối cho các thành viên trong cộng đồng thì trích lại một phần cho công tác quản lý, đào tạo, tập huấn. Mô hình liên minh hợp tác xã còn có lợi thế kêu gọi được sự ủng hộ từ các tổ chức trong và ngoài nước, công tác đào tạo được tiến hành một cách có hệ thống, cộng đồng địa phương nhận thức sâu sắc hơn về vai trò của mình trong hoạt động du lịch. Bài toán đặt ra ở đây là cơ chế phân chia lợi ích của các thành viên trong cộng đồng cần phải công bằng, hợp lý, đảm bảo tính khách quan.

Bảng 3.4: Mô hình hợp tác xã du lịch

Một phần của tài liệu Nghiên cứu phát triển du lịch ở cộng đồng người Mường thuộc hai huyện Kim Bôi và Tân Lạc (tỉnh Hòa Bình (Trang 106)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(125 trang)