Các loại hình du lịch

Một phần của tài liệu Nghiên cứu phát triển du lịch ở cộng đồng người Mường thuộc hai huyện Kim Bôi và Tân Lạc (tỉnh Hòa Bình (Trang 81)

Tân Lạc hiện nay đã phát triển một số loại hình du lịch sau: - Du lịch văn hoá: Lễ hội Khai hạ Mường Bi

- Du lịch thăm quan: thiết kế các tuyến du lịch thăm quan một số điểm du lịch nổi tiếng: thác Trăng, núi Cột Cờ, động Hoa Tiên …

- Du lịch sinh thái nhân văn:

Tân Lạc còn xây dựng các tuyến du lịch xanh: Nam Sơn - Bắc Sơn - Ngổ Luông - Gia Mô - Lỗ Sơn - Thanh Hối. Các điểm du lịch văn hoá, lịch sử và khảo cổ như: hang Bụt, hang Muối (thị trấn Mường Khến), hang Mường Khàng (xã Mãn Đức), hang Ma (xã Địch Giáo).

- Du lịch cộng đồng:

Các lễ hội, phong tục tập quán, nếp sống sinh hoạt của đồng bào Mường, từ trang phục dân tộc, bản làng Mường, tín ngưỡng, ẩm thực của người Mường Cú được đưa vào khai thác tập trung tại 2 xã Tử Nê và Thanh Hối tạo nên những sản phẩm du lịch hấp dẫn và bắt đầu được bán từ năm 2009.

Mô hình du lịch sinh thái dựa vào cộng đồng (CBET) trong Khu Bảo Tồn Thiên Nhiên Ngọc Sơn- Ngổ Luông nhằm mục đích hỗ trợ bảo tồn các tài nguyên thiên nhiên và văn hóa của khu bảo tồn thiên nhiên, đồng thời tạo thêm việc làm và nâng cao thu nhập cho người dân nơi đây. Mục tiêu này được thực hiện thông qua việc phát triển các sản phẩm và hoạt động du lịch, cung cấp các hoạt động sinh kế thay thế cho người dân địa phương cụ thể là

người Mường Khụ cũng như cải thiện các công trình cơ sở hạ tầng nhỏ và các trang thiết bị công cộng của cộng đồng.

Mục tiêu của các tổ chức phi chính phủ khi đầu tư phát triển du lịch cộng đồng là nhằm :

 Hỗ trợ phát triển bền vững.

 Đảm bảo các hoạt động du lịch đem lại lợi ích kinh tế công bằng cho cộng đồng người Mường sinh sống tại đây.

 Hỗ trợ cộng đồng chủ động trong việc ra các quyết định.

 Đảm bảo hoạt động du lịch đóng góp tích cực vào công tác bảo tồn môi trường và bảo tồn các giá trị văn hóa, hạn chế tối đa các tác động tiêu cực tới môi trường và xã hội.

 Tạo ra các trải nghiệm thú vị cho khách du lịch thông qua các hình thức kết nối có ý nghĩa với người dân địa phương, giúp họ nhận thức được các vấn đề văn hóa, xã hội và môi trường bản địa.

Hoạt động du lịch ở hai xã Tử Nê và Thanh Hối đã được tiến hành, phục vụ khách du lịch trong và ngoài nước đến thăm quan từ năm 2008. Tại hai xã trên đã thành lập được hai nhóm du lịch dựa vào cộng đồng gồm 44 thành viên, với một tổ dệt gồm 10 người, một tổ dịch vụ gồm 14 người làm các công việc nấu ăn, nhà nghỉ và hướng dẫn viên, và một đội văn nghệ gồm 20 người. Các tổ này đã được đưa vào hoạt động và đã hoàn thành khá tốt nhiệm vụ được giao. Tổ chức CECAD – đơn vị tài trợ chính cho phát triển du lịch cộng đồng tại 2 xã trên cũng hỗ trợ xây dựng hai nhà sàn văn hóa Mường bằng gỗ tại Tử Nê và Thanh Hối, là nơi người dân có thể gặp gỡ, giao lưu, múa hát hay tổ chức các sự kiện quan trọng của xóm. Hai nhà văn hóa này cũng có thể trở thành nơi nghỉ ngơi cho những đoàn du lịch với số lượng khách lớn. Những hoạt động trên đang dần thu được kết quả khả quan. Tính đến năm 2012, đã có 180 khách du lịch quốc tế và 78 khách du lịch trong nước đến với Tử Nê và Thanh Hối. Khách du lịch sau khi đến đây đều giữ lại ấn tượng tốt đẹp về một miền đất tuy nghèo nhưng bình yên, hiếu khách và giàu bản sắc văn hóa Mường [15,tr.9]

Ky Son Lac Son Mai Chau THANH HOA Tan Lac Tu Ne Thanh Hoi Lo Son Do Nhan Man Duc

Tan Lac District - Hoa Binh Province in the North of Vietnam

N

Một phần của tài liệu Nghiên cứu phát triển du lịch ở cộng đồng người Mường thuộc hai huyện Kim Bôi và Tân Lạc (tỉnh Hòa Bình (Trang 81)