Những hạn chế còn tồn tại

Một phần của tài liệu Nghiên cứu phát triển du lịch ở cộng đồng người Mường thuộc hai huyện Kim Bôi và Tân Lạc (tỉnh Hòa Bình (Trang 77)

Theo đánh giá chung, hoạt động du lịch ở Kim Bôi từ khi diễn ra đến nay khá thuận lợi, ít gặp khó khăn vì đây là một trong những địa phương đầu tiên của tỉnh Hòa Bình đi tiên phong trong công tác phát triển du lịch. Tuy nhiên, sản phẩm du lịch của huyện còn tương đối đơn giản, không đặc sắc chủ yếu tập trung ở một số điểm có tài nguyên tự nhiên phát triển: Suối nước nóng Kim Bôi, khu nghỉ dưỡng V- resort hay khu sinh thái Cửu Thác - Tú Sơn mà dường như quên mất những giá trị văn hóa của người Mường Động- chủ thể

của văn hóa Kim Bôi, vốn là thế mạnh của huyện. Khu mộ cổ Đống Thếch - một trong những di sản văn hóa vô cùng quý giá của người Mường Động không được khai thác. Những giá trị văn hóa trong nếp sống, nếp sinh hoạt của người dân Mường Động bị lãng quên. Các lễ hội không được đầu tư và khai thác đúng mức cho việc thu hút khách du lịch.

Giải pháp thích hợp cho hoạt động du lịch phát triển lâu dài tại Kim Bôi đó là cần phải tăng cường hoạt động quảng bá nhằm thu hút khách du lịch đến các điểm du lịch của huyện, nối các điểm du lịch của xã với các điểm du lịch ở các địa bàn khác để kết nối thành một tour du lịch xuyên suốt. Xác định các trọng điểm du lịch để phát triển du lịch sinh thái nhân văn hay du lịch cộng đồng đặc biệt là các cộng đồng Mường nằm gần các khu du lịch sinh thái để khai thác phát triển du lịch.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu phát triển du lịch ở cộng đồng người Mường thuộc hai huyện Kim Bôi và Tân Lạc (tỉnh Hòa Bình (Trang 77)