Lựa chọn loại hình du lịch phù hợp định hướng phát triển du lịch gắn vớ

Một phần của tài liệu Nghiên cứu phát triển du lịch ở cộng đồng người Mường thuộc hai huyện Kim Bôi và Tân Lạc (tỉnh Hòa Bình (Trang 99)

gắn với cộng đồng người Mường theo hướng bền vững.

Hiện nay, hai huyện Kim Bôi và Tân Lạc đã triển khai loại hình du lịch sinh thái, du lịch cộng đồng do một số tổ chức phi chính phủ: CECAD, FPSC,… tài trợ. Mỗi loại hình có những nét đặc thù riêng nhưng đều có một yếu tố cơ bản chung đó là khai thác thế mạnh sẵn có về tài nguyên du lịch tự nhiên và nhân văn nhằm thu hút khách du lịch, đồng thời hướng đến đối tượng chính là cộng động người Mường nơi đây. Nhưng vì mới ở quy mô nhỏ nên các loại hình du lịch này không thực sự tách bạch riêng lẻ mà thường kết hợp cùng nhau, trong đó du lịch cộng đồng được bổ trợ bởi du lịch sinh thái và du lịch văn hóa.

Để phát triển loại hình du lịch gắn với cộng đồng một cách hiệu quả và bền vững, cần chú ý tới một số vấn đề về tiêu chí phát triển du lịch cộng đồng như sau:

Thứ nhất, phát triển du lịch cộng đồng phải quan tâm đến việc khuyến khích sự tham gia và chia sẻ trách nhiệm của cộng đồng.

Với lợi thế cùng nằm trong một tỉnh, cùng với sự tiếp giáp về vị trí địa lý . Tân Lạc và Kim Bôi có thể học tập mô hình làm du lịch cộng đồng (homestay) của người Thái (Mai Châu) để phát triển du lịch cộng đồng gắn với cộng đồng người Mường thuộc hai huyện Kim Bôi và Tân Lạc.

Cũng như huyện Mai Châu, Tân Lạc và Kim Bôi có khả năng học tập để áp dụng mô hình du lịch làng bản, homestay. Từ nền văn hóa đặc trưng của dân tộc Mường với dàn nhạc cồng chiêng, kiến trúc nhà sàn, cọn nước, những hoa văn trang trí độc đáo trên trang phục người phụ nữ, những đêm hội rượu cần nghiêng ngả, rồi những cảnh quan thiên nhiên kỳ thú từ động Can, động Tiên Phi, hang Luồn, Mái đá Làng Vành, động Nam Sơn, Thác Bạc Long

Cung, suối nước nóng Kim Bôi, cánh đồng Mường Bi, làng mường cổ, bản Giang Mỗ… đã làm nên sức hấp dẫn với du khách với loại hình du lịch làng bản, sống trong dân, sống cùng dân. Ở đây người dân có thể cung cấp những dịch vụ phòng trọ, nấu ăn, dẫn đường, vác đồ, hướng dẫn những công việc nhà nông, bán những đồ lưu niệm mang dấu ấn quê hương. Đồng thời, cộng đồng dân tộc thiểu số phải được hưởng lợi như các thành phần khác tham gia hoạt động kinh doanh cung cấp các sản phẩm cho khách du lịch, nguồn thu từ hoạt động du lịch cũng được trích một phần để phát triển lợi ích chung cho xã hội như: tái đầu tư cho cộng đồng xây dựng đường sá, cầu cống, điện và chăm sóc sức khỏe và giáo dục, v.v… Mối quan hệ này mang hàm ý khuyến khích sự tham gia của cả hai bên và tạo ra các lợi ích kinh tế cho chính quyền địa phương, cho cộng đồng, vừa góp phần tích cực vào việc giữ gìn bản sắc văn hóa, tài nguyên môi trường.

Thứ hai, phát triển du lịch cộng đồng cần phải tăng cường tính tổ chức và tính chủ động, sáng tạo của cộng đồng.

Cần xác lập những năng lực cần có để tổ chức các sản phẩm du lịch do cộng đồng tạo ra. Để làm được việc này cần có sự tham gia của chính quyền địa phương nhằm nâng cao năng lực cho cán bộ, bao gồm việc vận dụng các bài toán kinh tế, huy động nguồn vốn, nhân lực, vật lực để xây dựng và tổ chức sản phầm du lịch; việc quảng bá và tiếp thị để làm tăng khả năng cạnh tranh của sản phẩm; năng lực vận động và tổ chức xã hội. Bên cạnh đó, cũng cần xác định đúng vai trò và vị trí của cộng đồng để họ chủ động tham gia, tích cực vào hoạt động du lịch. Cộng đồng phải được quyền tham gia thảo luận các kế hoạch, quy hoạch, thực hiện, quản lý và đầu tư phát triển du lịch, trong một số trường hợp có thể trao quyền làm chủ cho cộng đồng. Điều này đòi hỏi phải chú trọng công tác đào tạo, tập huấn cho cộng đồng kiến thức, kỹ năng cần thiết về du lịch, nâng cao nhận thức cộng đồng về vai trò và vị trí của họ trong phát triển du lịch địa phương.

Hiện nay vấn đề nâng cao khả năng ngoại ngữ là vô cùng quan trọng với người dân địa phương. Thực tế ở đây là người dân có kiến thức về văn hoá, lịch sử xã hội nhưng kỹ năng ngoại ngữ cụ thể là tiếng Anh rất kém nên không thể truyền tải hết thông tin đến khách du lịch.

Chính quyền địa phương cũng cần tổ chức các buổi gặp mặt định kỳ giữa đại diện chính quyền với các tổ chức phi chính phủ, các công ty lữ hành và người dân để tạo ra sự kết nối bền vững hơn. Phân công lại trách nhiệm của các sở, ban, ngành để tạo ra sự phối hợp liên ngành chặt chẽ, hiệu quả.

Thứ ba, phát triển du lịch cộng đồng phải huy động được mọi nguồn lực hỗ trợ để mang lại lợi ích cho cộng đồng dân cư

Trên thực tế, Kim Bôi và Tân lạc đều có nguồn tài nguyên tự nhiên và nhân văn vô cùng phong phú, nhưng công tác quy hoạch du lịch chưa thực sự được chú trọng. Bên cạnh sự hỗ trợ rất lớn từ các tổ chức phi chính phủ trong và ngoài nước, sự đầu tư từ ngân sách nhà nước, chính quyền địa phương dường như không có động thái chủ động, tích cực trong việc phát triển du lịch. Chính điều này dẫn đến khó khăn trong việc phối hợp liên ngành, các sản phẩm không được cải tiến một cách đa dạng phong phú, nhằm đáp ứng nhu cầu của khách du lịch, không có sự phối hợp trưng cầu ý kiến thường xuyên của công ty lữ hành vào phát triển sản phẩm du lịch, việc tính toán số lượng khách du lịch đến với hai địa phương này còn thiếu chính xác.

Bản chất của du lịch dựa vào cộng đồng là hoạt động mang tính đa thành phần kinh tế, có sự cân bằng quyền lực giữa các bên tham gia, cân bằng lợi ích của nhóm xã hội bên trong và bên ngoài cộng đồng. Do đó, để phát triển du lịch cộng đồng cần có sự chung tay, góp sức của các cơ quan, tổ chức, các nguồn lực xã hội bên ngoài và bên trong cộng đồng, không chỉ bao gồm các nguồn lực về tài chính, nhân lực, vật lực, tài nguyên thiên nhiên, nhân văn mà còn các nguồn lực quản lý. Cần xác định du lịch là ngành kinh tế mũi nhọn được ưu tiên phát triển dựa trên sự hỗ trợ từ nguồn lực tổng hợp của các ngành và các thành phần kinh tế khác.

Thứ tư, phát triển du lịch cộng đồng cần phải có sự lãnh đạo quyết tâm từ chính quyền địa phương.

Trong những năm gần đây, du lịch đóng góp tỷ trọng rất lớn trong cơ cấu kinh tế của hai huyện Kim Bôi và Tân Lạc, đồng thời có ảnh hưởng sâu rộng đến khía cạnh văn hóa, xã hội. Thực tế chỉ ra rằng, nếu không có sự quản lý thích hợp thì du lịch sẽ gây ra những tác động tiêu cực, phá hủy môi trường tự nhiên, văn hóa - xã hội ở nhiều điểm đến. Du lịch cộng đồng đã được chú ý đầu tư ở hai địa phương này, tuy nhiên cần phải khuyến khích hơn nữa sự tham gia của người dân địa phương nhằm phát huy tính tự chủ của cộng đồng trong việc phát triển du lịch. Bên cạnh đó, chính quyền địa phương cũng cần chỉ đạo sát sao, định hướng, hướng dẫn người dân tham gia vào hoạt động du lịch, tạo hành lang pháp lý thuận lợi cho các công ty lữ hành cũng như các tổ chức phi chính phủ đầu tư nhiều hơn vào công tác phát triển du lịch tại địa phương.

3.4.2.Tăng cường năng lực của cộng đồng người Mường trong các hoạt động du lịch.

Có thể thấy rằng, tài nguyên tự nhiên và nhân văn là thế mạnh của du lịch Kim Bôi và Tân Lạc. Cái khác biệt duy nhất để tạo ra điểm nhấn cho du lịch ở hai huyện này chính là du lịch cộng đồng – mà chủ thể là cộng đồng người Mường. Những nét độc đáo trong sinh hoạt văn hóa, trong đời sống sinh hoạt hằng ngày của họ là những tài nguyên vô cùng quý giá, là yếu tố then chốt tạo nên sự hấp dẫn đối với du khách. Sự tham gia của người Mường vào hoạt động du lịch thể hiện ở cả hai phương diện: trực tiếp và gián tiếp khi họ vừa là người bán các sản phẩm du lịch đồng thời bản thân họ lại chính là sản phẩm du lịch, một sản phẩm du lịch đặc sắc mà du khách rất quan tâm. Việc khuyến khích cộng đồng người Mường tham gia vào hoạt động du lịch là hoạt động ưu tiên hàng đầu với phát triển du lịch tại Kim Bôi và Tân Lạc.

Tuyên truyền nâng cao nhận thức cho người dân địa phương về du lịch cộng đồng và lợi ích của du lịch cộng đồng.

Nghiên cứu thực trạng phát triển du lịch ở hai huyện Kim Bôi và Tân Lạc cho thấy sự tham gia của cộng đồng vào các hoát động du lịch phần lớn là tự phát, làm du lịch theo cảm tính, phần lớn quan tâm đến lợi ích trước mắt chứ chưa quan tâm đến hậu quả lâu dài hay biểu hiện sự thay đổi trong văn hóa của họ.

Việc tuyên truyền nâng cao nhận thức cho cộng đồng dân tộc thiểu số cần được truyền tải bằng những từ ngữ, hình ảnh sinh động, dễ hiểu và dễ tiếp thu. Có thể tổ chức các lớp học, các buổi hội thảo, họp mặt để tuyên truyền các tờ rơi, tờ gấp, băng đĩa, hình ảnh. Việc giảng giải cần tiến hành với tất cả các hộ dân, trong đó phải có lý thuyết đi song song với thực tiễn. Cần đưa ra mô hình thực tiễn đã thành công ở một số địa phương trong nước và quốc tế để dân bản học tập và rút kinh nghiệm. Có thể chia ra các nhóm đối tượng theo từng nhóm nhỏ như: đoàn thanh niên, hội phụ nữ, đại diện hộ gia đình… Từ đó khơi dậy trong mỗi người tính chủ động, sáng tạo tham gia các hoạt động du lịch, khơi dậy lòng yêu bản sắc dân tộc và giữ gìn bản sắc văn hóa đó, định hướng cho mỗi cá nhân cung cách, hành vi giao tiếp đúng mực với khách du lịch và không làm tổn hạn đến tài nguyên, môi trường. Đồng thời mở nhiều khóa đào tạo cho cộng đồng và các cán bộ quản lý nâng cao kiến thức, kỹ năng trong du lịch như: ngoại ngữ, kỹ năng giao tiếp, ứng xử với du khách, kỹ năng hướng dẫn, kỹ năng quản lý và lập kế hoạch du lịch, chế biến món ăn, điều hành các hoạt động du lịch thôn bản… nhằm nâng cao năng lực phát triển du lịch cộng đồng một cách bài bản.

Quy hoạch, khai thác các tài nguyên và lợi thế sẵn có để tạo điều kiện cho cộng đồng tham gia vào hoạt động du lịch

Cần tăng cường hợp tác giữa các bên liên quan như các đơn vị lữ hành, các tổ chức trong nước và quốc tế, các nhà đầu tư… để nghiên cứu hình thành và phát triển các tua, tuyến du lịch. Các đơn vị lữ hành là người nắm bắt nhu

cầu của khách du lịch một cách toàn diện và chính xác nhất, họ có thể đưa ra những ý kiến đóng góp xác đáng cho công tác quy hoạch du lịch của huyện. Các tổ chức phi chính phủ là người có điều kiện hỗ trợ và nghiên cứu, điều tra, khảo sát trên quy mô rộng và chuyên nghiệp phục vụ lợi ích cộng đồng. Trong khi đó, các nhà đầu tư là người có tiềm lực về tài chính để cùng ngân sách nhà nước góp phần cải thiện cơ sở hạ tầng phục vụ du lịch. Quy hoạch du lịch nhằm xác định các tuyến, điểm du lịch, các di tích, danh lam thắng cảnh và phân loại những đối tượng cần phải được đầu tư, bảo vệ và tôn tạo. Từ đó có kế hoạch bảo vê, khai thác và sử dụng tài nguyên một cách hợp lý.

Các địa điểm ở Tân Lạc có thể quy hoạch để phát triển loại hình du lịch cộng đồng:

+ Xã Tử Nê và Thanh Hối: Hoạt động du lịch gắn với với cộng đồng người Mường Cú và Mường Tam đã bắt đầu triển mô hình du lịch cộng đồng song hiệu quả chưa cao, cần tăng cường hoạt động tuyên truyền, quảng bá.

+ Xã Phong Phú: Hoạt động du lịch gắn với cộng đồng người Mường Ải. Câu ca xưa hát rằng “Nhất Bi, nhì Vang, tam Thàng, tứ Động” thì Mường Ải được coi là trung tâm của vùng mường nổi tiếng này. Các cụ cao niên ở Mường ải vẫn nhắc câu “Trước Đung, Ngau, sau Lầm, Ải”, ý nói rằng: Trước đây, lang cun Mường Bi “đóng đô” tại Mường Đung, Mường Ngau, xã Phú Vinh, sau chuyển về Mường Lầm, Mường Ải, xã Phong Phú.

Người Mường Ải sinh sống chủ yếu nhờ trồng trọt, chăn nuôi, nghề dệt vải, đan lát tuy chưa đem lại thu nhập chính nhưng vẫn được lưu giữ như một nét đẹp. Bà con trong Mường đều có ý thức giữ gìn các sinh hoạt văn hoá, nhất là lễ hội, phong tục tập quán tiêu biểu của địa phương. Tiêu biểu nhất là lễ hội Khai Hạ được tổ chức vào mồng 8 âm lịch hàng năm. Lễ cúng được thực hiện tại miếu thờ xóm Luỹ, cầu cho mưa thuận, gió hoà, mùa màng bội thu.

Là trung tâm của Mường Bi - cái nôi của nền văn hoá Hoà Bình, trong bối cảnh quá trình giao lưu văn hoá đang tạo ra sự biến đổi to lớn thì

văn hoá vật thể, phi vật thể của dân tộc Mường vẫn được bảo tồn mạnh mẽ ở Mường Ải. Với những nét độc đáo của văn hoá Mường và phong cảnh hữu tình, Mường Ải đã được xác định như một điểm du lịch cộng đồng đáng chú ý của Tân Lạc.

+ Xã Nam Sơn: nổi tiếng với khu bảo tồn thiên nhiên Ngọc Sơn - Ngổ Luông với những đặc trưng văn hóa của cộng đồng người Mường Khụ đã được đưa vào khai thác du lịch song hiệu quả mang lại chưa cao.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu phát triển du lịch ở cộng đồng người Mường thuộc hai huyện Kim Bôi và Tân Lạc (tỉnh Hòa Bình (Trang 99)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(125 trang)