Về tỉnh Hòa Bình

Một phần của tài liệu Nghiên cứu phát triển du lịch ở cộng đồng người Mường thuộc hai huyện Kim Bôi và Tân Lạc (tỉnh Hòa Bình (Trang 28)

Hoà Bình là tỉnh miền núi, nằm ở cửa ngõ Tây Bắc của nước ta, tiếp giáp với vùng đồng bằng sông Hồng, có vị trí địa lý quan trọng của vùng chuyển tiếp từ đồng bằng lên miền núi, điểm trung chuyển sức hút ảnh hưởng kinh tế, chính trị, văn hoá, xã hội của trung tâm lớn - Thủ đô Hà Nội. Tỉnh Hoà Bình có diện tích tự nhiên 4.662,53km2

nằm trong giới hạn địa lý 20019’ - 210 08’ vĩ Bắc và 1040

48’ – 105050’ kinh Đông. Phía Bắc giáp tỉnh Phú Thọ, phía Đông giáp tỉnh Sơn La, phía Nam giáp tỉnh Ninh Bình, Hà Nam và Thanh Hoá.

Tỉnh Hoà Bình được thành lập từ ngày 22- 6-1886, khi chính quyền thực dân Pháp ký Nghị định cắt các vùng đất có nhiều đồng bào thuộc các tỉnh Hưng Hoá, Sơn Tây, Hà Nội và Ninh Bình để thành lập một tỉnh mới có

tên là tỉnh Mường. Vào thời kỳ này, tỉnh Mường có bốn phủ: Vàng An, Lương Sơn, Chợ Bờ và Lạc Sơn. Từ năm 1896, địa giới hành chính của Hoà Bình về cơ bản đã được xác lập và ổn định. Sau năm 1954, các châu được chuyển thành đơn vị hành chính cấp huyện. Sau năm 1976, hai tỉnh Hoà Bình và Hà Tây sáp nhập thành tỉnh Hà Sơn Bình. Năm 1991, Kỳ họp thứ 8, Quốc hộ khoá VIII đã quyết định điều chỉnh lại địa giới hành chính và chia tỉnh Hà Sơn Bình thành hai tỉnh Hà Tây và Hoà Bình.

Đến nay, địa giới hành chính của tỉnh Hoà Bình tương đối ổn định với 11 huyện, thành phố: Đà Bắc, Mai Châu, Tân lạc, Lạc Sơn, Kim Bôi, Lương Sơn, Lạc Thuỷ, Yên Thuỷ, Kỳ Sơn, Cao Phong và Thành phố Hoà Bình với 210 xã, phường, thị trấn.

Hoà Bình có địa hình núi cao, chia cắt phức tạp, độ dốc lớn và chạy dọc theo hướng Tây Bắc - Đông Nam, phân chia thành 2 vùng: vùng núi cao nằm về phía Tây Bắc có độ cao trung bình từ 600 – 700 m, địa hình hiểm trở, diện tích 212.740 ha, chiếm 44,8% diện tích toàn vùng; vùng núi thấp nằm ở phía Đông Nam, diện tích 262.202 ha, chiếm 55,2% diện tích toàn tỉnh, địa hình gồm các dải núi thấp, ít bị chia cắt, độ dốc trung bình từ 20 – 250m, độ cao trung bình từ 100 – 200 m.

Hoà Bình có khí hậu nhiệt đới gió mùa, mùa đông lạnh, ít mưa; mùa hè nóng, mưa nhiều. Nhiệt độ trung bình hàng năm trên 230C. Tháng 7 có nhiệt độ cao nhất trong năm, trung bình 27– 290

C, tháng 1 có nhiệt độ thấp nhất, trung bình 15,5 – 16,50C. Lượng mưa trung bình năm là 1.800mm.

Hệ thống sông ngòi trên địa bàn tỉnh Hòa Bình được phân bố tương đối đồng đều với các sông lớn là sông Đà, sông Bôi, sông Bưởi, sông Lạng, trong đó sông Đà chảy qua địa bàn tỉnh dài 151 km; Hồ thủy điện Hòa Bình có dung tích 9,5 tỷ m3

và nhiều hồ lớn có địa thế phát triển du lịch như các hồ Đồng Bài, Đồng Sến, Sam Tạng …

Dân số Hòa Bình theo kết quả Tổng điều tra dân số và nhà ở năm 2009 là gần 80 vạn người, có 7 dân tộc anh em, trong đó dân tộc Mường chiếm gần 63%, còn lại là các dân tộc Kinh, Thái, Tày, Dao, H’Mông và Hoa. Nguồn lao

động dồi dào với hơn 50 vạn người trong độ tuổi lao động, trong đó số lao động được đào tạo chiếm khoảng 25%, tuổi lao động trung bình từ 22 đến 25 tuổi đáp ứng đủ nhu cầu về nhân lực cho phát triển kinh tế - xã hội nói chung và phát triển du lịch nói riêng. Trung bình mỗi năm lực lượng lao động ở Hòa Bình được bổ sung thêm 10.178 người. Số lao động tham gia lĩnh vực nông nghiệp chiếm tới 83,18% dân số trong khi đó lao động trong ngành dịch vụ chỉ chiếm 4,1%. [17, tr.137]

Về kinh tế - xã hội tiếp tục được duy trì và phát triển ổn định, tốc độ tăng trưởng năm 2012 đạt 11,8%. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tích cực, tỷ trọng Nông – Lâm - Ngư nghiệp là 34,2%; Công nghiệp – Xây dựng 32,8%; các ngành dịch vụ 33%. Tổng thu ngân sách nhà nước trên địa bàn đạt 1.322 tỷ đồng; thu ngân sách địa phương đạt 4.633 tỷ đồng. Năm 2010, thu nhập GDP bình quân đầu người của tỉnh đạt 13,4 triệu đồng, không còn hộ đói, tỷ lệ hộ nghèo giảm còn 14%. [17, tr.109]

* Tài nguyên du lịch tự nhiên

Hòa Bình có tổng diện tích tự nhiên là 4.662,53 km2

trong đó đất lâm nghiệp chiếm hơn 51%. Với địa hình núi cao chia cắt, độ dốc lớn đã tạo cho Hoà Bình những tài nguyên thiên nhiên hết sức phong phú, đa dạng và có thể tạo ra các sản phẩm du lịch hấp dẫn. Địa hình tương đối phức tạp tạo ra nhiều đồi núi xen kẽ, hình thành các thác nước, hang động đẹp có giá trị về khảo cổ học và du lịch: Khu Liên hồ Phú Lão huyện Lạc Thuỷ; động Tiên Phi thị xã Hoà Bình; động Hoa Tiên, thác Lũng Vân huyện Tân Lạc; các nguồn suối khoáng nóng phục vụ cho du lịch nghỉ dưỡng chữa bệnh như Kim Bôi, Quý Hòa, Ngọc Lương,…; các khu bảo tồn thiên nhiên đa dạng sinh học như Ngọc Sơn – Ngổ Luông, Pu Canh, rừng nguyên sinh Thượng Tiến Kim Bôi, rừng Hang Kia- Pà Cò, Thung Nai là những điểm có nhiều tiềm năng trở thành các khu du lịch sinh thái nổi tiếng.

Hồ nước sông Đà mênh mông có dung tích 9,5 tỷ m3 với hàng trăm hòn đảo nhỏ kết hợp với đập thuỷ điện Hòa Bình tạo nên cảnh quan hấp dẫn và mô hình kinh tế thuỷ năng – thuỷ sản – lâm sản đầy sức thu hút khách du lịch.

* Tài nguyên du lịch nhân văn

Hòa Bình là vùng đất có bề dày truyền thống lịch sử và văn hóa, gắn liền với công cuộc dựng nước và giữ nước của dân tộc Việt Nam, là nơi lưu giữ những bằng chứng xác thực nhất của nền văn hóa tiền sử nổi tiếng thế giới –“ Nền văn hóa Hòa Bình.”

Hiện nay toàn tỉnh có hơn 70 hang động khảo cổ, 112 di tích, danh lam, thắng cảnh, trong đó có 37 di tích cấp quốc gia và 19 di tích lịch sử văn hoá, lịch sử cách mạng được xếp hạng tiêu biểu như:

- Di tích khảo cổ: Hang Đồng Nội – Đồng Tâm thuộc huyện Lạc Thuỷ thuộc niên đại tầng văn hoá cách đây 10 vạn năm có nhiều xương, răng động vật đã hoá thạch nằm trong trầm tích. Hang Muối huyện Tân Lạc là nơi cư trú của người nguyên thuỷ vào thời đại đá giữa thuộc nền văn hoá Hoà Bình có niên đại cách đây 10 nghìn đến 7 nghìn năm. Hang Khoài thuộc huyện Mai Châu là di tích chỉ khảo cổ thuộc thời đại đá giữa cách đây 11.000 đến 14.000 năm và các khu mộ cổ của người Mường ở Kim Bôi, Mai Châu như khu mộ cổ Đống Thếch, Kim Truy.

- Di tích lịch sử văn hoá: Đền, miếu Trung Báo huyện Kim Bôi, di tích Thác Bờ - thị xã Hòa Bình,

- Di tích lịch sử cách mạng: Chiến khu Mường Khói – thuộc huyện Lạc Sơn đánh dấu sự kiện kéo cờ khởi nghĩa 8/1945 giành chính quyền ở châu Lạc Sơn, Khu căn cứ Hiền Lương huyện Đà Bắc, Di tích Dốc Tra xã Toàn Sơn huyện Đà Bắc nơi lưu giữ chiến công của Đội du kích Toàn Sơn và anh hùng liệt sĩ Triệu Phúc Lịch. Ngoài ra, khu căn cứ cách mạng Mường Diềm (Đà Bắc), khu căn cứ cách mạng Cao Phong, đài tưởng niệm anh hùng liệt sĩ Cù Chính Lan ở làng Giang Mỗ- Bình Thanh và nhà tù Hoà Bình cũng là những di sản văn hóa đặc biệt quan trọng của Hòa Bình.

Hoà Bình còn là cái nôi của nhiều dân tộc sinh sống (Mường – Kinh - Thái- Dao- H’mông…). Những làng nghề truyền thống như: dệt thổ cẩm, đan, thêu cùng với trang phục hấp dẫn của người Mường, người Thái, người H’mông vẫn giữ được nét độc đáo, đặc sắc riêng, được phân biệt rõ nhất qua

trang phục của người phụ nữ từ kiểu dáng, màu sắc, họa tiết hoa văn. Ngoài ra, nghệ thuật ẩm thực đặc trưng của xứ Mường với các món ăn phong phú như cơm lam, rượu cần, cỗ lá… cũng hứa hẹn trở thành sản phẩm du lịch vô cùng hấp dẫn.

Lễ hội ở Hoà Bình rất đa dạng và mang đậm bản sắc văn hoá của các dân tộc nơi đây. Một số lễ hội nổi tiếng có thể kể đến: Lễ hội Khai hạ Mường Bi, Lễ hội Sắc bùa ngày xuân, Cồng chiêng cầu phúc của bản Mường, lễ hội Chá Chiêng cầu mưa của dân tộc Tày, Thái…

Âm nhạc và các điệu múa ở Hoà Bình cũng rất hấp dẫn du khách trong và ngoài nước. Về nghệ thuật múa, người Mường đặc trưng với múa xắc bùa, múa chuông, múa đắm đuống. Người Thái múa xoè, nhảy sạp. Người H’mông múa khèn bè, múa ô. Về âm nhạc, người Mường có hát mời trầu, hát vè. Người Thái còn hát gọi bạn, gọi người yêu. Người H’mông thể hiện tình cảm và tài năng qua khèn, đàn môi. Đây là những tiềm năng lớn có thể khai thác để phát triển du lịch văn hóa.

Sự đặc sắc về văn hoá, phong tục tập quán đa dạng của 6 dân tộc anh em: Mường, Kinh, Thái, Tày, Dao, H’Mông là yếu tố quan trọng để phát triển du lịch du lịch văn hoá, du lịch cộng đồng hướng tới mục tiêu phát triển du lịch bền vững của tỉnh Hòa Bình.

Với vị trí cửa ngõ vùng Tây Bắc, tiếp giáp với đồng bằng sông Hồng, Hoà Bình còn có thể phát triển nhiều loại hình du lịch khác như du lịch MICE, tổ chức hội thảo, hội nghị, … là nơi kết nối các tour, tuyến du lịch với các tỉnh lân cận và miền Bắc.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu phát triển du lịch ở cộng đồng người Mường thuộc hai huyện Kim Bôi và Tân Lạc (tỉnh Hòa Bình (Trang 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(125 trang)