Vai trò của cộng đồng ngƣời Mƣờng trong việc thúc đẩy hoạt động du

Một phần của tài liệu Nghiên cứu phát triển du lịch ở cộng đồng người Mường thuộc hai huyện Kim Bôi và Tân Lạc (tỉnh Hòa Bình (Trang 84)

Nhà nghiên cứu Tosun (1999) đã phân loại ra 3 hình thức tham gia của cộng đồng vào hoạt động du lịch đó là: tự phát, bị bắt buộc và được thuyết phục. Tham gia tự phát có nghĩa là ở cộng đồng đó người dân có nhiều quyền lực và có thể kiểm soát toàn bộ quá trình phát triển du lịch. Đây là mô hình lý tưởng cho sự tham gia của cộng đồng. Bị bắt buộc tham gia là cộng đồng bị gò ép và sắp đặt. Tham gia do được thuyết phục là cộng đồng địa phương nhận được sự tư vấn, hỗ trợ (nhưng quyền quyết định nằm ở đối tượng khác).

Hiện nay ở Tân Lạc và Kim Bôi, cộng đồng tham gia theo hình thức “được thuyết phục” là chủ yếu, trong đó, chỉ một số nhóm cộng đồng tham gia thụ động do bị lôi cuốn mà không có nhận thức rõ ràng về khái niệm du lịch, còn hầu hết người dân được tư vấn, tuyên truyền về lợi ích của du lịch mang lại như tạo công ăn việc làm, tăng thu nhập, cải thiện đời sống.

Tại Kim Bôi, việc tham gia của cộng đồng liên quan bao gồm cả trực tiếp và gián tiếp. Mức độ tham gia trực tiếp thể hiện ở “các hoạt động tuyến đầu” như việc tiếp xúc với khách du lịch (nhà nghỉ, khách sạn), các tour du lịch sinh thái, dịch vụ hướng dẫn và mang vác hành lý, biểu diễn các chương trình văn hóa văn nghệ, các điểm dừng chân cho khách du lịch, các cửa hàng lưu niệm. Chuỗi hoạt động thứ hai là chuỗi hoạt động không liên quan trực tiếp đến khách du lịch mà liên quan đến việc cung cấp hàng hóa và dịch vụ đằng sau “các hoạt động tuyến đầu” cho các đơn vị kinh doanh du lịch, ví dụ như cung cấp nhân công lao động, cung cấp rau xanh, cung cấp thực phẩm…, gọi là chuỗi các hoạt động hỗ trợ hay các hoạt động bổ sung. Tuy nhiên có thể thấy rằng hoạt động du lịch ở Kim Bôi diễn ra chủ yếu ở các khu du lịch đã phát triển và tập trung chủ yếu ở hình thức nghỉ dưỡng: khu du lịch Kim Bôi, Cửu thác Tú Sơn với sự đan xen giữa người Kinh và người Mường. Việc khai thác những giá trị văn hóa Mường Động nổi tiếng để biến thành sản phẩm du lịch độc đáo đến nay vẫn còn là câu hỏi bỏ ngỏ.

Riêng ở Tân Lạc đã có những tín hiệu đáng mừng trong việc nghiên cứu mô hình du lịch cộng đồng phù hợp với sự phát triển du lịch chung của địa phương. Trong các hoạt động du lịch cộng đồng tại Tử Nê và Thanh Hối – Tân Lạc, tổ chức CECAD chỉ đóng vai trò là người thúc đẩy (facilitator) chứ không phải người thực hiện. Mọi hoạt động du lịch từ chuẩn bị, đón khách, các vấn đề về tài chính… đều được nhóm du lịch đã được thành lập ở hai xã trên kết hợp cùng với người dân địa phương thực hiện. Tuy nhiên, trên thực tế việc CECAD không có chuyên môn về du lịch là một hạn chế không nhỏ trong việc giúp đỡ người dân phát triển hoạt động này. Hiện nay, CECAD vẫn

tiếp tục giúp đỡ họ xây dựng website, làm brochure, liên hệ với các công ty du lịch và làm marketing, giúp đỡ khi họ cần phiên dịch viên. Nhưng việc thực hiện các hoạt động trên và một số hoạt động khác (như xây dựng chương trình cho khách du lịch, kết nối với các điểm du lịch trong huyện Tân Lạc và các địa phương khác có điểm du lịch đã được khách biết đến) đòi hỏi phải có chuyên môn.

Mặc dù đã được tham gia những buổi tập huấn, tham quan các mô hình du lịch cộng đồng đã phát triển(VD: đi thăm quan học tập mô hình làm du lịch cộng đồng ở Chiengmai, Thái Lan), người dân vẫn còn nhiều bỡ ngỡ khi tự họ phải lên kế hoạch, chuẩn bị, đón khách và thực hiện các hoạt động du lịch. Lý do chính là vì số lượng khách du lịch đến đây chưa nhiều nên người dân không được thực hành thường xuyên. Với thời gian hoạt động du lịch ngắn (3 năm), hạn chế về kiến thức xây dựng kế hoạch phát triển du lịch và cách tiếp cận thị trường, người dân hầu như chưa thể thực hiện được các hoạt động một cách độc lập.

Nhóm du lịch cộng đồng xã Tử Nê được thành lập tại xóm Cú, với 50 thành viên được chia vào các tổ, bao gồm: tổ nấu ăn, tổ văn nghệ, tổ hướng dẫn viên du lịch, tổ thổ cẩm và tổ nhà nghỉ.

+ Nhà nghỉ: khách du lịch cùng sống tại nhà bà con người dân tộc Mường và cùng tham gia một số công việc như: làm vườn rau, chăn gà, nấu cơm... dưới sự hướng dẫn tận tình của chủ nhà.

+ Văn nghệ: các tiết mục văn nghệ mang đậm bản sắc văn hóa Mường cũng sẽ được biểu diễn cùng các vị khách. Khách du lịch có thể tham gia các hoạt động giao lưu cùng bà con như nhảy sạp, học đánh cồng chiêng.

+ Ẩm thực: thưởng thức các món ăn truyền thống của người Mường với rau và thức ăn được lấy từ chính gia đình chủ nhà hoặc qua những chuyến đi tham quan lên rừng, hướng dẫn viên sẽ hướng dẫn khách lấy các loại rau về chế biến cho bữa ăn. Cả gia đình và khách cùng ăn chung mâm và kể cho nhau nghe những câu chuyện trong sinh hoạt của người dân nơi đây.

+ Đồ lưu niệm: các sản phẩm lưu niệm ở đây được chính tổ dệt thổ cẩm là những chị em trong xóm khéo tay hay làm và dệt theo những mẫu hoa văn đặc sắc. Đơn giản là chiếc vòng tay nhỏ nhắn cho khách du lịch, cầu kỳ hơn là chiếc ví cho du khách đựng đồ quý giá hay làm quà tặng người thân. Tất cả tạo nên nét đặc sắc , rất riêng của sản phẩm du lịch nơi đây.

Tuy nhiên, những chuẩn bị khá kỹ bước đầu vẫn chưa đủ để du lịch dựa vào cộng đồng tại Tử Nê và Thanh Hối thực sự phát triển. Số lượng người biết đến địa danh này và khách du lịch đến đây còn chưa nhiều, nguyên nhân chính là do sự khủng hoảng của nền kinh tế toàn cầu đã làm giảm số lượng khách du lịch nước ngoài đến Việt Nam nói chung và đến Tử Nê nói riêng. Thêm vào đó, việc quảng cáo chưa thực sự có hiệu quả cũng là một nhân tố dẫn đến việc du lịch ở đây không thu hút được khách như dự kiến ban đầu. Chính vì thế nên người dân địa phương, những người có liên quan trực tiếp, đã không thực sự quan tâm, không dành nhiều tâm sức đến chương trình. Du lịch cộng đồng tại Tử Nê và Thanh Hối vẫn chưa thực sự đạt được những mục tiêu đã đề ra như trong dự án lớn là cải thiện sinh kế, bảo tồn bản sắc văn hóa và bảo vệ môi trường.

Hơn thế nữa, tình trạng thiếu hướng dẫn viên du lịch tại đây cũng là một nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh. Hiện tại ở cả 2 xã Tử Nê và Thanh Hối, một số ít người trong xã am hiểu về truyền thống, lịch sử Mường Bi nhưng lại không biết ngoại ngữ. Việc này sẽ gây khó khăn cho những khách đi du lịch bụi, không có hướng dẫn đi cùng. Do đó, vẫn phải tuyển thêm cộng tác viên người bản địa biết nói tiếng Anh, hoặc đào tạo người dân học thêm ngoại ngữ, trợ giúp cho việc hướng dẫn khách và đặc biệt tuyển những người trẻ sẽ là lực lượng nòng cốt để thay thế cho các hướng dẫn viên hiện tại.

Sau khi các hoạt động trên đã được hoàn thiện, tình hình du lịch cộng đồng ở Tử Nê và Thanh Hối sẽ được cải thiện, hấp dẫn nhiều khách du lịch trong và ngoài nước đến với hai xã hơn, để từ đó góp phần vào việc nâng cao

sinh kế cho người dân, bảo tồn nền văn hóa Mường giàu truyền thống và lâu đời; đóng góp vào việc hoàn thành mục tiêu chung của dự án lớn.

Tiểu kết chương 2:

Có thể thấy, hai huyện Kim Bôi và Tân Lạc có đầy đủ các tiềm năng tự nhiên và nhân văn để phát triển nhiều loại hình du lịch, đặc biệt là du lịch cộng đồng. Tuy nhiên, nhìn vào hiện trạng hoạt động du lịch tại hai huyện đến thời điểm này thấy rằng khả năng khai thác du lịch cộng đồng vẫn chưa đem lại hiệu quả cao. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng này là do sự phối hợp giữa các bên liên quan chưa thực sự hiệu quả, cụ thể là mối liên kết giữa cộng đồng và chính quyền địa phương, giữa cộng đồng địa phương và các công ty du lịch.

Để phát triển mạnh mô hình du lịch cộng đồng tại Kim Bôi và Tân Lạc, cần có sự tham gia tích cực của cộng đồng địa phương mà trước hết là cộng đồng người Mường – chủ thể của văn hóa bản địa. Sự tham gia của người dân địa phương sẽ góp phần thay đổi nhận thức của họ trong vần đề bảo tồn, giữ gìn và phát huy những nét đẹp văn hóa truyền thống của dân tộc mình, tạo ra những sản phẩm du lịch văn hóa hấp dẫn, góp phần cải thiện đời sống kinh tế, xã hội của địa phương. Bài toán đặt ra ở đây là làm cách nào hài hòa lợi ích giữa các bên liên quan: giữa chính quyền địa phương, người dân bản địa, đơn vị cung ứng du lịch và du khách.

CHƢƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN DU LỊCH GẮN VỚI CỘNG ĐỒNG NGƢỜI MƢỜNG Ở HAI HUYỆN KIM BÔI VÀ TÂN

LẠC THEO HƢỚNG PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG

Một phần của tài liệu Nghiên cứu phát triển du lịch ở cộng đồng người Mường thuộc hai huyện Kim Bôi và Tân Lạc (tỉnh Hòa Bình (Trang 84)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(125 trang)