* Vị trí địa lý và các điều kiện tự nhiên
Dưới triều Lê, vùng đất Kim Bôi thuộc phủ Gia Hưng, trấn Hưng Hoá. Đến năm Tự Đức thứ 5(1851), Kim Bôi là một tổng của huyện Mỹ Lương, phủ Quốc Oai. Ngày 22/6/1886, khi tỉnh Mường được thành lập, Kim Bôi là
một tổng của phủ Lương Sơn thuộc tỉnh Mường. Đến năm 1890, cả phủ Lương Sơn được sáp nhập về đạo Mỹ Đức. Ngày 18/3/1891, phủ Lương Sơn sáp nhập trở lại với tỉnh Mường Hoà Bình và được đổi tên thành châu Lương Sơn. Đến ngày 15/04/1959, huyện Lương Sơn được chia thành hai huyện: Lương Sơn và Kim Bôi. Huyện Kim Bôi mới thành lập gồm 22 xã, sau nhiều lần hợp nhất đến nay cơ cấu hành chính của Kim Bôi ổn định với 35 xã và 2 thị trấn.
Huyện Kim Bôi là huyện miền núi nằm ở phía Đông của tỉnh Hoà Bình, cách thị xã Hòa Bình 36km, có vị trí vào khoảng 20032’ – 20049’vĩ Bắc và 105022’ – 105043’ kinh Đông. Phía Bắc giáp huyện Lương Sơn, phía Tây và Tây Bắc giáp các huyện Lạc Sơn, Tân Lạc, Kỳ Sơn và thị xã Hoà Bình, phía Nam giáp huyện Lạc Thủy, phía Đông giáp huyện Mỹ Đức, tỉnh Hà Tây.
Là một huyện miền núi, địa hình Kim Bôi khá phức tạp, bị chia cắt bởi hệ thống khe và núi. Toàn huyện có tới 2/3 diện tích là đồi núi, chạy theo hướng Tây Bắc - Đông Nam. Tại các vùng đá vôi, do kết quả của hiện tượng cacxtơ hoá nên có những hang động cổ xưa nối dài từ núi này sang núi khác cao nhất là đỉnh Cốt Ca cao 1.800m. Dựa vào địa hình và sự phân bố dân cư, Kim Bôi được chia thành 3 vùng:
Vùng Đông Bắc của huyện gồm các xã: Tú Sơn, Đú Sáng, Hùng Tiến, Nật Sơn, Sơn Thủy và Vĩnh Tiến. Vùng này chủ yếu là địa hình đồi núi, núi đá vôi xen kẽ với các vùng đất hẹp, khá bằng phẳng. Dọc theo chân vùng đồi núi là các mảnh ruộng bậc thang nhỏ, đứt đoạn.
Vùng trung tâm của huyện gồm các xã: Vĩnh Đồng, Trung Bì, Thượng Bì, Hạ Bì, Kim Tiến, Kim Bình, Kim Sơn, Nam Thượng, Kim Truy và thị trấn Bo. Vùng này chủ yếu là những cánh đồng được bao bọc bởi những dãy núi thấp và đồi.
Vùng ven đường 21 gồm các xã: Tân Thành, Hợp Châu, Cao Thắng, Cao Dương, Long Sơn, Thanh Lương, Thanh Nông … Đây là vùng tiếp giáp với đồng bằng, có những cánh đồng nhỏ, bằng phẳng, thuận lợi cho trồng lúa nước và cây ăn quả các loại.
Nằm trong vành đai nhiệt đới bắc bán cầu, cũng tương tự như các huyện khác nằm trong tỉnh, khí hậu của Kim Bôi mang tính chất của vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa. Trong 1 năm, thường phân biệt 2 mùa rõ rệt: mùa nóng (ẩm và mưa nhiều) từ tháng 4 đến tháng 10, mùa lạnh (khô hanh, mưa ít) từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau.
Nhiệt độ bình quân trong năm là 22,80C, nhiệt độ trung bình cao nhất là 27,80C, nhiệt độ trung bình thấp nhất là 15,80C. Nhiệt độ không khí cao tuyệt đối là 390
C. Tháng nóng nhất là tháng 7, lạnh nhất là tháng 1 trong năm. Nhiệt độ giữa các vùng khác nhau, vùng cao nhiệt độ tháng lạnh thấp hơn vùng thấp 2- 30C, mùa đông đến sớm và kết thúc muộn.
Độ ẩm không khí bình quân các tháng trong năm ở huyện Kim Bôi là 85%, tháng cao nhất là 88%, độ ẩm thường cao vào những tháng cuối xuân đầu hè.
Mùa mưa ở Kim Bôi bắt đầu từ tháng 4 và kết thúc vào tháng 10 trong năm. Lượng mưa trung bình khoảng 2.716mm/năm. Tổng số ngày mưa trong năm trung bình là 145 ngày, tập trung vào tháng 5 đến tháng 9. Mùa khô lượng mưa chỉ chiếm 10-15% tổng lượng mưa cả năm. Các xã vùng cao, vùng thượng có lượng mưa cao hơn vùng thấp. Lượng nước bốc hơi trung bình năm là 650,2mm.
Sương mù thường xuất hiện ở Kim Bôi vào khoảng tháng 11 đến tháng 3 năm sau, tập trung nhiều vào tháng 12 đến tháng 2. Sương mù ở Kim Bôi trung bình mỗi năm có 1 ngày xuất hiện sương muối, năm cao nhất là 5 ngày. Sương muối chủ yếu xuất hiện vào tháng 12 đến tháng 1 hàng năm.
Gió ở Kim Bôi thường thay đổi theo hai hướng Đông Nam vào mùa hè và Đông Bắc vào mùa đông. Tốc độ gió trung bình là 1,8m/s. Gió Đông Bắc mang theo không khí khô và lạnh, thỉnh thoảng có mưa phùn. Gió Đông Nam được hình thành theo các cơn mưa mùa hè và thường có lũ xuất hiện. Bão ở địa bàn huyện Kim Bôi rất hạn chế về số lượng và mức độ ảnh hưởng không
lớn song gây ra mưa to và gió mạnh. Tổng số giờ nắng trung bình năm là 1.412 giờ, tháng thấp nhất là 41 giờ (tháng 1), tháng cao nhất là 175 giờ (tháng10). [22, tr.67]
Với đặc điểm tự nhiên như trên, Kim Bôi rất thuận lợi cho việc tổ chức du lịch nghỉ dưỡng, chữa bệnh và các hoạt động sinh thái văn hoá vào thời gian mùa hè và mùa thu từ tháng 6 đến tháng 11 trong năm.
* Điều kiện kinh tế, xã hội, dân cư
Huyện Kim Bôi tương đối thuận lợi về giao thông, gần các thành phố lớn, có vị trí quan trọng trong quốc phòng và phát triển kinh tế của tỉnh, có thị trường lớn, thuận lợi trong giao lưu kinh tế với thủ đô Hà Nội và các tỉnh lân cận. Mức tăng trưởng kinh tế bình quân 10,4%, cơ cấu kinh tế có sự chuyển dịch theo hướng giảm tỷ trọng nông, lâm nghiệp (44,4%), tăng tỷ trọng tiểu thủ công nghiệp và xây dựng (20,5%), dịch vụ và du lịch (35,1%). Thu nhập bình quân đạt 8,497 triệu đồng/người.
Theo thống kê năm 2011, dân số huyện Kim Bôi là 107.430 người phân bố ở 27 xã và 01 thị trấn. Dân tộc Mường chiếm trên 80%, dân tộc Kinh chiếm 15%, còn lại là dân tộc Dao, Tày, Hoa. Số người trong độ tuổi lao động là 73.453 người chiếm 55%. Tuy lực lượng lao động rất dồi dào nhưng việc sử dụng vẫn chưa hợp lý đặc biệt là nhưng người có trình độ, chuyên môn chiếm tỷ lệ rất nhỏ.
Hệ thống giáo dục đào tạo ở Kim Bôi đang ngày một nâng cao. Mạng lưới y tế trên địa bàn huyện được kiện toàn thống nhất góp phần nâng cao khả năng chăm sóc sức khỏe cộng đồng. Phong trào văn hoá thể thao được duy trì và phát triển mạnh trong toàn huyện.
* Tài nguyên du lịch tự nhiên
Kim Bôi từ lâu cùng với Mai Châu là một trong hai điểm du lịch sáng giá nhất của Hòa Bình. Hệ thống các hang động, thác nước, thung lũng, những cánh rừng nguyên sinh, suối nước nóng là tiềm năng vô cùng phong
phú cho Kim Bôi phát triển nhiều loại hình du lịch. Có thể kể đến ở đây là khu giải trí tắm bùn ở xóm Khai Đồi (xã Sào Báy), khu Du lịch sinh thái Cửu thác Tú Sơn( xã Tú Sơn), rừng đặc dụng (xã Thượng Tiến), khu nghỉ dưỡng cao cấp xóm Mớ Đá (xã Hạ Bì), khu du lịch sinh thái V- resort (xã Vĩnh Tiến).
* Tài nguyên du lịch nhân văn
Huyện Kim Bôi có nhiều dân tộc cùng cộng cư. Trong năm mỗi vùng đều diễn ra nhiều lễ hội mang đậm bản sắc văn hóa của từng dân tộc: Dao, Mường, Tày, Thái như: Lễ hội Khuống mùa, Dộng chùa, Lễ Hạ điền, Lễ Mừng cơm mới, Hội đánh cá, Tết nhảy, Cấp sắc… và các trò chơi mang tính cộng đồng cao như: tung còn, đánh mảng, thi kéo co, đi cà kheo, đẩy gậy, bắn nỏ…
Một trong những giá trị độc đáo của tài nguyên du lịch nhân văn ở Kim Bôi chính là khu Mộ cổ Đống Thếch (xóm Chiềng, xã Vĩnh Đồng) có diện tích trên 6 ha nằm ở phía Tây Bắc Mường Động, có niên đại từ nửa cuối thể kỷ 17 với hàng ngàn cột đá lớn, nhỏ được khắc chữ Hán. Đây là minh chứng rõ ràng nhất về hình thức mộ táng của người Mường cổ, đã được Bộ Văn hóa- Thông tin xếp hạng là di tích quốc gia. Khu mộ cổ được chia làm hai khu, khu I là khu mộ của dòng họ Đinh Công - dòng họ lớn có thế lực nhất ở huyện Kim Bôi, có công với triều Lê nên được cắt đất cai quản theo hình thức thế tộc. Khu II là khu dành cho thân tộc của Uy Lộc Hầu (Đinh Công Kỷ) - Thổ tù cai quản khu vực phía Bắc huyện Kim Bôi ngày nay.
Toàn huyện Kim Bôi có 147 làng văn hóa. Riêng xóm Vay, xã Thượng Tiến được Vụ Văn hóa dân tộc của Bộ Văn hóa - Thông tin chọn làm điểm mô hình bảo tồn Làng bản người Mường truyền thống. Đây là xóm có 100% người Mường sinh sống và còn giữ được 98% nhà sàn truyền thống, bảo tồn được các phong tục tập quán truyền thống của người Mường xưa, có thể xác định là một trong những trọng điểm của du lịch cộng đồng ở Kim Bôi[9,tr.78]