- Trong 3 năm từ 2009 - 2012, tổng doanh thu d u li ̣ch của huyê ̣n đa ̣t trên 32 tỉ đồng vớ i 101.340 lươ ̣t khách đến t hăm quan , điều dưỡng . Doanh thu về dịch vụ lưu trú đạt 9,7 tỷ đồng, nộp ngân sách nhà nước đạt 1,3 tỷ đồng. [9,tr.10]
Bảng 2.2: Doanh thu hoạt động du lịch huyện Kim Bôi từ năm 2009 – 2012
Năm Tổng lƣợt khách (lƣợt)
Lƣợt khách Doanh thu (tỷ đồng)
Quốc tế Nội địa Quốc tế Nội địa
2009 93.836 637 81.689 8,26 10,762
2010 118.649 827 117.822 14,68 67,009
2011 145.897 1023 140.874 19,74 82,164
Quý I/
2012 60.123 448 59.565 7,06 12,186
Nguồn: Phòng Văn hóa- Thông tin huyện Kim Bôi (2012)
2.2.6. Một số đánh giá về hoạt động du lịch ở cộng đồng ngƣời Mƣờng Kim Bôi
2.2.6.1. Hiệu quả đạt được
Người dân ở Kim Bôi cùng với người Kinh bắt đầu bước vào khai thác du lịch, cải thiện đời sống kinh tế. Tuy nhiên, người dân tham gia vào hoạt động du lịch ở mức độ thấp, chủ yếu tập trung vào việc bán các sản phẩm lưu niệm phục vụ nhu cầu của du khách và một số ít tham gia trực tiếp vào hoạt động phục vụ khách tại các khu nghỉ dưỡng: V- resort, suối khoáng Kim Bôi, khu du lịch Cửu Thác Tú Sơn. Người dân tham gia du lịch và được hưởng lợi từ du lịch tuy nhiên còn theo hướng manh mún, tự phát, mạnh ai nấy làm.
2.2.6.2. Những hạn chế còn tồn tại
Theo đánh giá chung, hoạt động du lịch ở Kim Bôi từ khi diễn ra đến nay khá thuận lợi, ít gặp khó khăn vì đây là một trong những địa phương đầu tiên của tỉnh Hòa Bình đi tiên phong trong công tác phát triển du lịch. Tuy nhiên, sản phẩm du lịch của huyện còn tương đối đơn giản, không đặc sắc chủ yếu tập trung ở một số điểm có tài nguyên tự nhiên phát triển: Suối nước nóng Kim Bôi, khu nghỉ dưỡng V- resort hay khu sinh thái Cửu Thác - Tú Sơn mà dường như quên mất những giá trị văn hóa của người Mường Động- chủ thể
của văn hóa Kim Bôi, vốn là thế mạnh của huyện. Khu mộ cổ Đống Thếch - một trong những di sản văn hóa vô cùng quý giá của người Mường Động không được khai thác. Những giá trị văn hóa trong nếp sống, nếp sinh hoạt của người dân Mường Động bị lãng quên. Các lễ hội không được đầu tư và khai thác đúng mức cho việc thu hút khách du lịch.
Giải pháp thích hợp cho hoạt động du lịch phát triển lâu dài tại Kim Bôi đó là cần phải tăng cường hoạt động quảng bá nhằm thu hút khách du lịch đến các điểm du lịch của huyện, nối các điểm du lịch của xã với các điểm du lịch ở các địa bàn khác để kết nối thành một tour du lịch xuyên suốt. Xác định các trọng điểm du lịch để phát triển du lịch sinh thái nhân văn hay du lịch cộng đồng đặc biệt là các cộng đồng Mường nằm gần các khu du lịch sinh thái để khai thác phát triển du lịch.
2.3. Hiện trạng hoạt động du lịch tại huyện Tân Lạc
2.3.1. Cơ sở hạ tầng phục vụ du lịch
Hệ thống giao thông tại Tân Lạc tương đối phát triển. Ngoài 2 tuyến ôtô trục chính đường quốc lộ 6 và đường 21 còn có nhiều tuyến đường ôtô trong vùng, các tuyến đường bộ nhỏ liên đường, xóm, thôn được bê tông hóa hỗ trợ việc phát triển du lịch. Tuy nhiên, chất lượng đường còn thấp chưa đảm bảo giao thông thuận lợi trong mùa mưa lũ.
2.3.2. Cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ hoạt động du lịch
Hiện nay trên địa bàn huyện có 2 khách sạn và hơn 10 nhà nghỉ tập trung chủ yếu ở thị trấn Mường Khến. Ngoài ra còn hệ thống nhà nghỉ homestay đã được triển khai tại các khu du lịch.
Khu bảo tồn Ngọc Sơn – Ngổ Luông có 04 nhà nghỉ dân sinh được dự án Ngọc Sơn - Ngổ Luông hỗ trợ bao gồm: Suối Mu 1 ở xóm Khướng và Suối Mu 2 ở xóm Sát Thượng, nhà nghỉ Vườn Xanh và nhà nghỉ Rừng Xanh ở xóm Mòn. Mặt khác, dự án cũng đang hỗ trợ thêm hai nhà nghỉ ở thôn Thượng, xã Thạch Lâm và hai nhà nghỉ khác ở xã Nam Sơn. Tất cả các nhà nghỉ đều được trang bị hệ thống nhà vệ sinh tiêu chuẩn, chăn nệm và màn cho
dịch vụ ngủ qua đêm. Mỗi nhà nghỉ có thể tiếp đón và phục vụ khoảng 10 khách mỗi tối.
Khu du lịch ở Tử Nê – Thanh Hối được Tổ chức CECAD hỗ trợ xây dựng hai nhà văn hóa theo đúng kiến trúc nhà sàn truyền thống Mường trên diện tích 500 m2 tại xóm Cú và xóm Tam. Đây là địa điểm biểu diễn múa hát, đánh cồng chiêng của tổ văn nghệ mỗi khi du khách tới thăm, đồng thời, nhà văn hóa cũng là nơi diễn ra các hoạt động cộng đồng của người dân, từ những cuộc họp xóm, giao lưu hay đơn giản là những buổi trò chuyện sau một ngày làm việc vất vả.
Một phòng trưng bày các tác phẩm về văn hóa và môi trường cũng đã được hoàn thiện bởi các em học sinh trường THCS Tử Nê (xã Tử Nê) dưới sự giúp đỡ của Trung tâm và hai vườn thuốc nam được trồng tại xóm Cú và trường THCS Thanh Hối (xã Thanh Hối) cũng nằm trong chương trình du lịch cộng đồng. Tổ chức CECAD đã mở một cửa hàng lưu niệm tại xã Tử Nê nhằm phục vụ cho khách du lịch có nhu cầu xem và mua các đồ thổ cẩm của người Mường như chăn, váy, áo, v.v.
Với nguồn tài trợ từ ICCO (Tổ chức Liên minh các nhà thờ vì sự hợp tác Phát triển, Hà Lan) và FPSC (Tổ chức hỗ trợ phát triển Nguồn lực và Văn hóa, Tây Ban Nha), CECAD đã hỗ trợ xây dựng nhà văn hóa, công trình vệ sinh và thay mái fi-bro xi-măng bằng mái lá cho các hộ làm nhà nghỉ, đầu tư thêm bộ cồng chiêng cho tổ văn nghệ, hỗ trợ nguyên vật liệu và khung cửi cho hoạt động tổ dệt thổ cẩm và xúc tiến quảng bá địa điểm du lịch này tới các công ty du lịch trong và ngoài nước. Bốn nhà nghỉ trong xóm Cú cũng được sửa sang để phục vụ nhu cầu nghỉ đêm của du khách [15,tr.7].
Nhìn chung, cơ sở vật chất và chương trình đào tạo kỹ năng phục vụ du khách cho cộng đồng người Mường ở hai xã Tử Nê và Thanh Hối đã được tổ chức CECAD đầu tư khá tốt, bài bản. Người dân đã có những nhận thức rõ về du lịch cộng đồng và hiệu quả của việc phát triển du lịch cộng đồng cũng như lợi ích khi tham gia du lịch cộng đồng.
2.3.3. Các đơn vị hoạt động trong lĩnh vực du lịch
Các công ty du lịch
Các công ty lữ hành nội địa và quốc tế đã khai thác điểm du lịch Tân Lạc cho các hành trình ngắn ngày: 1 ngày, 2 ngày. Các điểm du lịch được du khách biết đến hiện nay là: động Hoa Tiên, thác Trăng, núi Cột Cờ. Các điểm du lịch này được kết nối với các điểm khác trong tỉnh Hòa Bình để xây dựng chương trình du lịch mới.
Bên cạnh đó, một số công ty lữ hành quốc tế lớn như HG travel, Exotismo, Fidi tour… đã nhìn thấy ở Tân Lạc tiềm năng để phát triển mô hình homestay mới có thể thay thế cho Mai Châu trong tương lai không xa và đã tiến hành bán các sản phẩm du lịch tại đây. Mặc dù số lượng khách du lịch đến với Tân Lạc chưa nhiều nhưng hứa hẹn tiềm năng phát triển lớn cho du lịch cộng đồng nơi đây.
Các tổ chức phi chính phủ
Chương trình “Du lịch sinh thái dựa vào cộng đồng tại hai xã Tử Nê và Thanh Hối” là một chương trình thuộc dự án “Cải thiện sinh kế, bảo tồn bản sắc văn hóa và bảo vệ môi trường tại huyện Tân Lạc, tỉnh Hòa Bình” do FPSC (Tổ chức hỗ trợ phát triển Nguồn lực và Văn hóa, Tây Ban Nha) tài trợ và CECAD là đơn vị chủ quản chịu trách nhiệm thực hiện. Chương trình này cũng không nằm ngoài mục đích nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân Tử Nê và Thanh Hối, đặc biệt là những người dân tộc thiểu số, thông qua việc bảo tồn, gìn giữ những hiểu biết và bản sắc văn hóa Mường, cũng như bảo vệ môi trường.
Tổ chức CECAD đã tiến hành những hoạt động chuẩn bị để phát triển du lịch như: hỗ trợ xây nhà văn hóa của dân tộc Mường; khôi phục các điệu múa, bài hát Mường bằng cách thành lập đội múa và dệt thổ cẩm; tổ chức nhóm đi thăm quan học hỏi kinh nghiệm về du lịch sinh thái dựa vào cộng đồng tại Chiang Mai, Thái Lan, tham quan khu bảo tồn thiên nhiên Pù Luông, tỉnh Thanh Hóa; đào tạo người dân về cách tiếp đón khách du lịch và nấu món ăn Mường; in các tờ quảng cáo về văn hóa và du lịch ở Tử Nê và Thanh Hối.
Tổ chức FPSC cũng hỗ trợ phát triển hoạt động du lịch sinh thái tại khu bảo tồn thiên nhiên Ngọc Sơn – Ngổ Luông. Đây là một điểm đến du lịch mới ở phía Đông Nam thủ đô Hà Nội, nằm giữa vườn quốc gia Cúc Phương và khu bảo tồn thiên nhiên Pù Luông, hòa trộn cảnh quan thiên nhiên đặc sắc với nét văn hóa dân tộc từ các ngôi làng truyền thống của người Mường Khụ. Khu bảo tồn thiên nhiên Ngọc Sơn – Ngổ Luông được thành lập năm 2006 và bắt đầu đón khách du lịch năm 2010. Đây là mô hình du lịch cộng đồng đã được triển khai khá thành công và mang lại những thay đổi lớn lao trong nhận thức cũng như đời sống của người Mường Khụ.
2.3.4. Các loại hình du lịch
Tân Lạc hiện nay đã phát triển một số loại hình du lịch sau: - Du lịch văn hoá: Lễ hội Khai hạ Mường Bi
- Du lịch thăm quan: thiết kế các tuyến du lịch thăm quan một số điểm du lịch nổi tiếng: thác Trăng, núi Cột Cờ, động Hoa Tiên …
- Du lịch sinh thái nhân văn:
Tân Lạc còn xây dựng các tuyến du lịch xanh: Nam Sơn - Bắc Sơn - Ngổ Luông - Gia Mô - Lỗ Sơn - Thanh Hối. Các điểm du lịch văn hoá, lịch sử và khảo cổ như: hang Bụt, hang Muối (thị trấn Mường Khến), hang Mường Khàng (xã Mãn Đức), hang Ma (xã Địch Giáo).
- Du lịch cộng đồng:
Các lễ hội, phong tục tập quán, nếp sống sinh hoạt của đồng bào Mường, từ trang phục dân tộc, bản làng Mường, tín ngưỡng, ẩm thực của người Mường Cú được đưa vào khai thác tập trung tại 2 xã Tử Nê và Thanh Hối tạo nên những sản phẩm du lịch hấp dẫn và bắt đầu được bán từ năm 2009.
Mô hình du lịch sinh thái dựa vào cộng đồng (CBET) trong Khu Bảo Tồn Thiên Nhiên Ngọc Sơn- Ngổ Luông nhằm mục đích hỗ trợ bảo tồn các tài nguyên thiên nhiên và văn hóa của khu bảo tồn thiên nhiên, đồng thời tạo thêm việc làm và nâng cao thu nhập cho người dân nơi đây. Mục tiêu này được thực hiện thông qua việc phát triển các sản phẩm và hoạt động du lịch, cung cấp các hoạt động sinh kế thay thế cho người dân địa phương cụ thể là
người Mường Khụ cũng như cải thiện các công trình cơ sở hạ tầng nhỏ và các trang thiết bị công cộng của cộng đồng.
Mục tiêu của các tổ chức phi chính phủ khi đầu tư phát triển du lịch cộng đồng là nhằm :
Hỗ trợ phát triển bền vững.
Đảm bảo các hoạt động du lịch đem lại lợi ích kinh tế công bằng cho cộng đồng người Mường sinh sống tại đây.
Hỗ trợ cộng đồng chủ động trong việc ra các quyết định.
Đảm bảo hoạt động du lịch đóng góp tích cực vào công tác bảo tồn môi trường và bảo tồn các giá trị văn hóa, hạn chế tối đa các tác động tiêu cực tới môi trường và xã hội.
Tạo ra các trải nghiệm thú vị cho khách du lịch thông qua các hình thức kết nối có ý nghĩa với người dân địa phương, giúp họ nhận thức được các vấn đề văn hóa, xã hội và môi trường bản địa.
Hoạt động du lịch ở hai xã Tử Nê và Thanh Hối đã được tiến hành, phục vụ khách du lịch trong và ngoài nước đến thăm quan từ năm 2008. Tại hai xã trên đã thành lập được hai nhóm du lịch dựa vào cộng đồng gồm 44 thành viên, với một tổ dệt gồm 10 người, một tổ dịch vụ gồm 14 người làm các công việc nấu ăn, nhà nghỉ và hướng dẫn viên, và một đội văn nghệ gồm 20 người. Các tổ này đã được đưa vào hoạt động và đã hoàn thành khá tốt nhiệm vụ được giao. Tổ chức CECAD – đơn vị tài trợ chính cho phát triển du lịch cộng đồng tại 2 xã trên cũng hỗ trợ xây dựng hai nhà sàn văn hóa Mường bằng gỗ tại Tử Nê và Thanh Hối, là nơi người dân có thể gặp gỡ, giao lưu, múa hát hay tổ chức các sự kiện quan trọng của xóm. Hai nhà văn hóa này cũng có thể trở thành nơi nghỉ ngơi cho những đoàn du lịch với số lượng khách lớn. Những hoạt động trên đang dần thu được kết quả khả quan. Tính đến năm 2012, đã có 180 khách du lịch quốc tế và 78 khách du lịch trong nước đến với Tử Nê và Thanh Hối. Khách du lịch sau khi đến đây đều giữ lại ấn tượng tốt đẹp về một miền đất tuy nghèo nhưng bình yên, hiếu khách và giàu bản sắc văn hóa Mường [15,tr.9]
Ky Son Lac Son Mai Chau THANH HOA Tan Lac Tu Ne Thanh Hoi Lo Son Do Nhan Man Duc
Tan Lac District - Hoa Binh Province in the North of Vietnam
N
2.3.5. Nguồn khách và doanh thu từ hoạt động du lịch
Nguồn khách chủ yếu ở Tân Lạc hiện nay vẫn là khách du lịch nội địa tập trung chủ yếu ở loại hình du lịch thăm quan, du lịch văn hóa: Lễ hội Khai hạ, thăm quan động Ngòi Hoa, động Tớn, thác Trăng.
Du lịch sinh thái nhân văn dựa vào cộng đồng đang ngày càng thu hút khách du lịch cụ thể sản phẩm du lịch cộng đồng ở Tử Nê - Thanh Hối và Ngọc Sơn – Ngổ Luông đang thu hút được sự quan tâm của khách du lịch quốc tế. Mặc dù thời gian lưu trú mới chỉ dừng lại ở con số 2 nhưng đã chứng tỏ rằng, đây là một trong những sản phẩm du lịch tiềm năng của Tân Lạc cần được khai thác hợp lý.
Đối với hoạt động du lịch cộng đồng, hiệu quả đạt được chưa cao. Cụ thể như sau:
- Tính từ tháng 6 năm 2008 đến nay, tại xã đã có 38 đoàn khách du lịch đến thăm trong đó có 70 khách nước ngoài và 35 khách Việt Nam. Tổng thu nhập của tổ dịch vụ như sau: văn nghệ là: 6.950.000đ; hướng dẫn viên là: 1.850.000đ; nhà nghỉ: 3.875.000đ, tổ dệt thổ cẩm: 3.932.000đ [15, tr.10]
Bảng 2.3: Bản đồ quy hoạch du lịch cộng đồng tại Tân Lạc
Nguồn: “Phát triển du lịch cộng đồng tại Tử Nê – Thanh Hối” (Tổ chức CECAD – 2012)
2.3.6. Một số đánh giá về hoạt động du lịch ở cộng ngƣời Mƣờng Tân Lạc
2.3.6.1. Hiệu quả đạt được
Người dân ở Tân Lạc đã bắt đầu bước vào làm du lịch theo hướng sinh thái nhân văn, du lịch dựa vào cộng đồng và đem lại lợi ích cho cộng đồng. Tuy kết quả bước đầu còn chưa được tốt song đây là điểm khởi đầu cho liên kết cộng đồng phát triển du lịch để cải thiện đời sống kinh tế.
2.3.6.2. Những hạn chế còn tồn tại
Theo đánh giá chung, hoạt động du lịch cộng đồng ở Tân Lạc từ khi diễn ra đến nay khá thuận lợi, ít gặp khó khăn. Khó khăn lớn nhất ở đây đó là dân tộc Mường trước đây sống rất khép kín, ít va chạm với thế giới bên ngoài nên còn rụt rè và chưa có kinh nghiệm trong việc giao tiếp với khách du lịch, đặc biệt là khách nước ngoài. Bên cạnh đó, xã còn thiếu người có khả năng thuyết trình về văn hóa Mường để giới thiệu và quảng bá cho du khách.
Một giải pháp thích hợp cho hoạt động du lịch phát triển lâu dài tại đây