Giải pháp về công tác đầu tư, phát triển tại di tích danh thắng.

Một phần của tài liệu luận văn thạc sĩ Quản lý di sản văn hoá vùng hồ Hoà Bình (Trang 87)

Luận văn xin đề cập đến hai vấn đề lớn của đầu tư chống xuống cấp di tích, danh thắng là: các chính sách để huy động nguồn vốn đầu tư ngoài

ngõn sách nhà nước và phân bổ vốn đầu tư từ nguồn ngân sách nhà nước và có nguồn gốc là ngân sách từ nhà nước như sau:

*Định hướng sử dụng các nguồn vốn đầu tư từ nhà nước.

Định hướng sử dụng các nguồn vốn đầu tư phải dùa vào tính chất của các nguồn vốn, tính chất đặc điểm và tính ưu đãi đầu tư của từng loại hình di tích.

Nguồn vốn ngân sách của nhà nước thường được các nhà đầu tư chọn lùa trực tiếp các di tích để đầu tư hoặc tài trợ vốn đầu tư. Sù can thiệp của nhà

nước vào các nguồn vốn này chỉ thể hiện ở bước xem xét phê duyệt và cho phép thực hiện cỏc dự án đầu tư để đảm bảo yêu cầu khoa học về bảo tồn di tích.

Vì vậy, luận văn chỉ đề cập đến định hướng sử dụng các nguồn vốn đầu tư từ nguồn ngân sách của nhà nước hoặc các nguồn vốn có nguồn gốc là ngân sách nhà nước bao gồm: Vốn ngân sách nhà nước thông qua chương trình mục tiêu quốc gia, vốn ngân sách địa phương, vốn viện trợ ODA không hoàn lại hoặc cho vay với lãi suất ưu đãi của Việt Nam, vốn tín dụng đầu tư và nguồn thu của di tích.

Việc sử dụng nguồn vốn ngân sách của nhà nước và có nguồn gốc là ngân sách của nhà nước phải theo các nguyên tắc sau:

- Ai đang quản lý, sử dông di tích người đó có trách nhiệm chính trong công việc bảo tồn, tôn tạo và khai thác di tích. Nguyên tắc này nhằm xác định rừ trỏch nhiệm bảo tồn, tôn tạo và khai thác di tích của những người đang trực tiếp quản lý, sử dông di tích. Những người quản lý, sử dông di tích nếu được nhà nước trực tiếp quản lý hoặc uỷ quyền quản lý thì nhà nước chịu trách nhiệm, nếu do cộng đồng hoặc chủ sở hữu quản lý thì trách nhiệm trước tiên phải thuộc về cộng đồng hoặc chủ sở hữu.

- Thực hiện bảo tồn, tôn tạo và khai thác toàn bộ các giá trị văn hoá vật thể và giá trị văn hoá phi vật thể chứa đựng trong di tích. Nguyên tắc này yêu cầu phải căn cứ vào giá trị văn hoá vật thể và phi vật thể của di tích để lập các dự án bảo tồn, tôn tạo và khai thác di tích. Giá trị văn hoá vật thể và phi vật thể phải được song song bảo tồn và phát huy. Tránh tình trạng chỉ chú trọng bảo tồn và phát huy giá trị văn hoá vật thể, coi nhẹ giá trị văn hoá phi vật thể hoặc ngược lại.

Định hướng sử dụng vốn ngân sách nhà nước và các nguồn vốn có nguồn gốc là ngân sách nhà nước nh sau:

Đầu tư 100% vốn ngân sách nhà nước và vốn có nguồn gốc là ngân sách nhà nước cho việc bảo tồn tôn tạo và khai thác di tích đối với các di tích cách mạng, kháng chiến, các di tích khảo cổ học và các di tích lưu niệm danh nhân (những di tích Ýt có điều kiện khai thác du lịch)

Các di tích cách mạng kháng chiến, các di tích khảo cổ học phản ánh quá trình đấu tranh dựng nước và giữ nước của dõn tộc có tác dụng to lớn trong việc giáo dục lòng yêu nước, tự hào dõn tộc, truyền thống đấu tranh cách mạng, đức hy sinh cao cả của các chiến sĩ cộng sản, ý chí kiên cường của dõn tộc…bản thõn cỏc di tích này thường nằm ở rừng núi, giao thông đi lại khó khăn, khách tham quan Ýt, không có nguồn thu (như một sè di tích tượng đài anh hùng Cự Chính Lan, tượng đài Tây Tiến …)

Ngân sách nhà nước và các nguồn vốn có nguồn gốc là ngân sách nhà nước hỗ trợ phần lớn cho các hoạt động bảo tồn di tích gốc đối với các di tích lịch sử, di tích kiến tróc nghệ thuật thuộc sở hữu nhà nước, khuyến khích các thành phần kinh tế, cá nhân tham gia đóng góp, đầu tư tôn tạo và khai thác với các chính sách thiếu, tớn dông, lãi suất đầu tư ưu đãi.

Nhà nước hỗ trợ một phần từ nguồn ngân sách nhà nước và các nguồn vốn có nguồn gốc là ngân sách nhà nước cho việc bảo tồn di tích gốc đối với các di tích gắn với tín ngưỡng của nhân dan và các di tích không thuộc hình thức sở hữu nhà nước.

Những di tích gắn với tín ngưỡng tôn giáo của nhân dân thường được nhân dân tích cực tham gia đóng góp công sức, tiền công đức cho hoạt động bảo tồn, tôn tạo rất lớn, nhà nước chỉ đóng vai trò hướng dẫn cách bảo tồn, tôn tạo đúng với yêu cầu của khoa học bảo tàng: các di tớch khụng thuộc sở

hữu của nhà nước thỡ cỏc chủ sở hữu phải có trách nhiệm chính trong việc bảo tồn và khai thác di tích.

Nhà nước ưu tiên sử dụng nguồn vốn ngân sách nhà nước, vốn chương trình mục tiêu quốc gia, vốn ODA, vốn tín dụng đầu tư và nguồn thu của di tích để đầu tư cho các di tích quốc gia đặc biệt, các di tích nằm trong tuyến du lịch có khả năng hấp dẫn khách du lịch tới tham quan.

Những di tích quốc gia đặc biệt và các di tích nằm trong các tuyến du lịch, có khả năng thu hót nhiều khách du lịch tới tham quan là các di tích không những có những giá trị tiêu biểu của quốc gia, mà thông qua đầu tư cho bảo tồn tôn tạo và khai thác di tích sẽ tạo thành một sản phẩm văn hoá hoàn chỉnh có tác dụng là nơi sinh hoạt văn hoá cộng đồng, giới thiệu tập trung bản sắc văn hoá của dõn téc và hiệu quả đầu tư cao vì nguồn thu di tích tăng nhanh có khả năng thu hồi được vốn.

Cơ sở của những đề xuất chính sách đầu tư nh trên là:

Muốn huy động được nguồn vốn đầu tư cho bảo tồn, tôn tạo và khai thác di tích trong giai đoạn tới chóng ta không thể không có chính sách khuyến khích, ưu đãi đầu tư. Các nhà đầu tư trước khi định đầu tư vào lĩnh vực gì, họ phải xem xét khả năng thu được lợi nhuận sau đầu tư. Nếu không có lợi nhuận họ sẽ không đầu tư. Trong khi đó hoạt động khai thác di tích nhằm mục đích phát huy các giá trị của di tích để giáo dục truyền thống của cách mạng, lòng yêu nước, tự hào dõn tộc là mục đích chính, mục đích kinh tế là phương tiện và điều kiện để bảo tồn di tích được tốt hơn. Các nhà đầu tư khi đầu tư khai thác di tích vừa phải đặt nhiệm vụ bảo vệ di tích lên hàng đầu vừa phải tính toán làm sao thu được lợi nhuận. Điều này gây khó khăn hơn cho các nhà đầu tư so với việc đầu tư vào lĩnh vực khác. Do đó cần có chính sách ưu đãi đối với các nhà đầu tư trờn các lĩnh vực thuế và tín dụng đầu tư.

Huy động được nhiều nguồn vốn đầu tư cho bảo tồn tôn tạo và khai thác di tích sẽ làm giảm tỷ trọng vốn đầu tư tù ngân sách của nhà nước và tập trung được các nguồn lực để thực hiện được mục tiêu bảo tồn, tôn tạo và khai thác di tích trong giai đoạn tới.

Tập trung nguồn lực khi ngân sách nhà nước còn có hạn chế để đầu tư bảo tồn các di tích cách mạng, kháng chiến, di tích khảo cổ học và các di tích quốc gia đặc biệt đang bị xuống cấp, không có khả năng thu hoặc có yêu cầu đầu tư tập trung thành một sản phẩm văn hoá- du lịch hoàn chỉnh.

Tiền công đức tại di tích nếu không được sử dụng phù hợp với nguyện vọng của dân sẽ không khuyến khích được nhân dân đóng góp. Do vậy, nguồn tiền công đức không nên coi là nguồn vốn có nguồn gốc là ngân sách nhà nước mà cần coi là nguồn vốn đóng góp của nhân dân được sử dụng ưu tiên (như trên đã định hướng) cho các hoạt động phù hợp với nguyện vọng của nhân dân khi đóng tiền công đức.

*Xây dựng và ban hành, các chính sách để huy động các nguồn vốn đầu tư ngoài vốn ngân sách nhà nước.

Cần xây dựng và ban hành các chính sách để huy động các nguồn vốn đầu tư ngoài vốn ngân sách nhà nước, bao gồm: chính sách ưu đãi về thuế, tÝn dụng đầu tư và thu hút cỏc nguồn vốn tài trợ. Đây là cỏc chớnh sỏch có vai trò quan trọng đặc biệt trong chính sách đầu tư.

Xây dựng chính sách ưu đãi về thuế, tín dụng đầu tư và nhằm khuyến khích các nhà đầu tư trong và ngoài nước, các ban quản lý di tích đầu tư vào di tích bằng các nguồn vốn ngoài ngân sách nhà nước và cùng với vốn ngân sách của nhà nước để thực hiện mục tiêu bảo tồn, tôn tạo và khai thác di tích đã đặt ra. Xây dựng chính sách này,nhà nước thông qua sử dụng các công cụ thuế, lãi suất tín dụng đầu tư để khuyến khích nh sau:

- Về thuế: thực hiện miễn các loại thuế sử dụng đất trong khu vực di tích, bao gồm cả khu vực II dành cho các công trình tôn tạo phục vụ khai thác di tích, thuế chuyển quyền thừa kế sở hữu di tích thuế tài sản cố định thuộc di tích.

- Giảm thuế thu nhập đối với các di tích được chuyển giao từ các hình thức sở hữu khác sang sở hữu nhà nước, tiền đền bù giải phóng mặt bằng các khu đất thuộc vùng đệm di tích thuộc sở hữu khác giao cho di tích quản lý, giảm phần thuế thu nhập cho các khoản đóng góp của doanh nghiệp, cá nhân cho bảo tồn, tôn tạo và khai thác di tích, thực hiện mức thuế suất ưu đãi cho các hoạt động bảo tồn, tôn tạo và khai thác di tích bao gồm các hoạt động lập dự án đầu tư, thiết kế phí, thi công công trình, quy hoạch bảo tồn di tích, kinh doanh dịch vụ… tại di tích. Giảm thuế sau đầu tư có thời hạn đối với cỏc dự án đầu tư khai thác di tích. Áp dụng mức thuế suất ưu đãi trên cùng mặt hàng kinh doanh khi được phép kinh doanh tại di tích.

- Về tín dụng đầu tư: cho các nhà đầu tư vào di tích được vay vốn tín dụng đầu tư ưu đãi (không tính lãi suất hoặc lãi suất thấp, thời gian cho vay vốn kéo dài, quy mô tiền vay lớn…) đối với các dự án bảo tồn, tôn tạo, khai thác các di tích thắng cảnh, di tích kiến trúc nghệ thuật có khả năng thu hồi vốn đầu tư.

Với hình thức này, thực chất là nhà nước ứng trước một khoản vốn đầu tư để đầu tư tập trung, đồng bé cho di tích tạo điều kiện bảo tồn, tôn tạo và khai thác di tích có hiệu quả cao và nhà nước thu hồi vốn đầu tư bằng nguồn thu của di tích. Nhà nước có thể cho vay tín dụng đầu tư khụng tớnh lói suất sẽ tạo điều kiện không những tập trung bảo tồn nhanh hơn các giá trị vốn có của di tích mà còn làm cho di tích có điều kiện thu hút thờm nhiều khách tham quan du lịch đến với di tích và nguồn thu của di tích sẽ tăng lên và được hoàn trả nhà nước thay cho hình thức hiện nay nhà nước đầu tư vốn 100% cho di tích. Cho các thành phần kinh tế khác (kể cả cộng đồng dân cư sống tại

vùng đệm của di tích) khi đầu tư tôn tạo và khai thác di tích cũng được hưởng các chính sách trên.

Các hoạt động đầu tư tôn tạo, khai thác di tích bao gồm: Đầu tư xây dựng công trình mới, tôn tạo cảnh quan môi trường các hoạt động dịch vụ, sản xuất các nghề thủ công truyền thống, khu vui chơi giải trí, du lịch sinh thái, du lịch văn hoá, tổ chức các sinh hoạt văn hoá truyền thống…có sức hấp dẫn và phục vụ trực tiếp nhu cầu khách tham quan di tích.

Đối với các nhà đầu tư thuộc các thành phần kinh tế, nhà nước đảm bảo quyền kinh doanh theo luật doanh nghiệp, được hưởng chính sách tín dụng đầu tư, thuế lãi suất ưu đãi có nhiệm vụ tham gia bảo tồn di tích dưới các hình thức đầu tư thờm cỏc công trình bảo vệ cảnh quan, chống ô nhiễm môi trường di tích và đóng góp một phần kinh phí từ lợi nhuận thu được để tái đầu tư cho di tích.

Để thu hút cỏc nguồn vốn đầu tư trực tiếp (FDI), cần có những chính sách thông thoáng cho các hoạt động tôn tạo và khai thác di tích được phộp đầu tư trên cơ sở hợp đồng với nước ngoài hoặc nước ngoài đầu tư 100% vốn. Hiện nay trong khu vực 1 và 2 của di tích chưa cho phép người nước ngoài đầu tư 100% vốn khai thác, nhưng ở ngoài khu vực 1 và 2 cần thiết cho phép hoạt động đầu tư của người nước ngoài dưới hình thức hợp tác đầu tư khai thác di tích như xây dựng khách sạn, khu vui chơi giải trớ… để tăng khả năng hấp dẫn khách du lịch tham quan di tích, qua đó nâng cao hiệu quả khai thác di tích.

Tuy nhiên, các nguồn vốn huy động của các nhà đầu tư, các nhà tài trợ, của cộng đồng nhõn dân vào bảo tồn, tôn tạo và khai thác di tích phải đạt dưới sự quản lý của nhà nước nhất là công tác kiểm tra, thanh tra, nhằm tránh việc bảo tồn làm sai các giá trị vốn có của di tích và thất thoát các nguồn vốn đầu tư do các nhà tài trợ và nhân dân đống góp.

Một phần của tài liệu luận văn thạc sĩ Quản lý di sản văn hoá vùng hồ Hoà Bình (Trang 87)