Các giá trị về sinh thái.

Một phần của tài liệu luận văn thạc sĩ Quản lý di sản văn hoá vùng hồ Hoà Bình (Trang 27 - 30)

Vùng phòng hộ và hồ Hoà Bình là một thể thống nhất, gắn kÕt với nhau phát triển kinh tế - sinh thái tự nhiên. vùng núi cao, nơi thượng lưu những con sông, suối và vùng phòng hộ đầu nguồn xung yếu có nhiệm vụ đảm bảo cho nhà máy thuỷ điện Hoà Bình vận hành bền vững. Lượng nước của hồ Hoà Bình phụ thuộc vào cỏc sụng, suối từ thượng lưu đổ về. Hồ Hoà Bình rộng khoảng 15000 km2 với diện tích mặt nước ngập 220.00 ha, dung tích hồ chứa khoảng 9,5 tỷ m3 nước, cung cấp nước cho nhà máy thuỷ điện Hoà Bình và có nhiệm vụ phòng hộ vùng đồng bằng Sụng Hồng bằng việc điều tiết nước cho cỏc sụng, trỏnh lũ lụt về mùa mưa, cạn kiệt nước vào mùa khô.

Vựng lòng hồ sông Đà được đánh dấu bằng việc di dời dân cư của 23 xã gồm 9.214 hộ với 52.772 nhân khẩu. Trong đó 1.551 hộ dịch chuyển tại chỗ xung quanh ven hồ. Đây là vùng phòng hộ xung yếu vì vậy việc trồng rừng phòng hộ và bảo vệ rừng là trọng tâm.

Trên cơ sở giao đất, giao rừng đến từng hộ, cá nhân và đơn vị sản xuất việc trồng rừng, khoanh nuôi và bảo vệ rừng được các chủ nhận khoán thực hiện. Từ nguồn vốn của nhiều công trình, dự án phát triển của vùng như: công trình 327, công trình 135, dự án PAM, dự án 747… diện tích rừng của tỉnh trong đó có rừng phòng hộ của vùng một đã ngày càng tăng. Từ năm 1990 đến năm 2000 diện tích rừng phòng hộ của vùng 1 từ 55.466 ha đã tăng lên 60.463,54 ha. Năm 2000 diện tích rừng phòng hộ của vùng 1 đã chiếm 76,12% diện tích rừng phũng hé của toàn tỉnh. Trong đó có 52.106,53 ha rừng tự nhiên (chiếm 75,3 % diện tích rừng phòng hộ tự nhiên trong tỉnh).

Ngoài phát triển lâm nghiệp vựng cũn được coi là trung tâm phát triển thuỷ sản của tỉnh. Dân cư ven hồ đã tận dụng mặt nước hồ để nuôi trồng, đánh

bắt thuỷ sản. Nghề nuôi cá lồng được phát triển mạnh sau khi hồ Hoà Bình bị ngập nước.

Như trên đã trình bày, hồ Hoà Bình có nhiều chức năng như vậy nên việc quản lý và khai thác hò phức tạp hơn so với nhiều hồ khác. Mặt khác, hồ chứa Hoà Bình cũng là một nhân tố rất quan trọng, ảnh hưởng đến sự cân bằng sinh thái vốn cã trước đây. Có thể coi hồ Hoà Bình bắt đầu ảnh hưởng đến môi trường sinh thái từ khi chặn dũng tớch nước. Sự ảnh hưởng này sẽ ngày càng sâu sắc kéo dài cùng với sù vận hành của hồ chứa Nhà máy thuỷ điện Hoà Bình.

Việc xây dựng đập thuỷ điện Hoà Bỡnh đó làm cho diện tích mặt hồ bị thay đổi lớn, những vùng đất ngập nước tăng lên làm cho diện tích rừng tự nhiên bị thu hẹp, đồng thời làm suy thoái các hệ sinh thái trong khu vực kéo theo đó là sự biến đổi cận tiểu khí hậu của vùng. Đập nước Hoà Bình có tác dụng rất to lớn trong việc điều tiết lũ lụt cỏc vựng hạ lưu.

Từ khi có đập, các đỉnh lũ của sông Hồng đã giảm được từ 0,1- 2m. Việc điều tiết nước từ hồ đập Hoà Bỡnh đó nõng đủ mực nước sông Hồng đảm bảo cho các trạm bơm vận hành được đều đặn, phục vụ việc cung cấp nước cho các tỉnh đồng bằng sông Hồng. Về việc giao thông thuỷ lợi do có sự điều tiết nước nờn cỏc tàu vận tải có trọng tải lớn đi lại được ở hạ du đập và tạo được đường giao thông đường thuỷ hơn 200 km từ đập thuỷ điện Hoà Bình ngược lên Sơn La và Lai Châu. Đây là điều kiện rất thuận lợi cho việc lưu thông phân phối cũng như việc giao lưu đi lại của vùng Tây Bắc. Ngoài ra đập thuỷ điện Hoà Bỡnh cũn tạo cơ hội rất tốt cho việc khai thác các tiềm năng du lịch, nuôi trồng thuỷ sản cũng như việc điều tiết khí hậu khu vực.

Về phòng lũ: sự điều tiết nước của đập thuỷ điện Hoà Bỡnh đó cắt được những con lũ lớn, đặc biệt với cơn lũ ngày 18-08-1996, đập Hoà Bỡnh đó giữ lại trên hồ một lượng nước khá lớn, giảm lưu lượng 9.535 m3/ s hạ thấp mực nước lũ cho thị xã Hoà Bình và giảm lũ đáng kể cho các tỉnh hạ lưu.

Về chống hạn: Đập Hoà Bình đi vào hoạt động đã giải quyết cơ bản về nhu cầu nước tưới cho vùng hạ lưu, đặc biệt là mùa khô năm 1993, thời tiết khô hạn kéo dài nhiều ngày làm cho tình trạng thiếu nước sản xuất và sinh hoạt xảy ra nghiêm trọng trên diện rộng. Hồ Hoà Bình phải hỗ trợ trên 128,5 triệu m3 nước phục vụ cho các địa phương vùng hạ du (cả hạ lưu sông Đà và hạ lưu sông Hồng) đảm bảo gieo cấy về thời vụ.

Về giao thông thuỷ: việc điều tiết đảm bảo cho hạ lưu thường xuyên có lưu lượng dòng chảy > 680 m3/s đã cải thiện rất nhiều cho hệ thống giao thông thuỷ vùng hạ du, chấm dứt tình trạng tàu bè mắc cạn trong mùa kiệt và tình trạng không an toàn trong mùa mưa bão trước đây.

Bên cạnh các lợi Ých có được hồ còn có tác động mạnh mẽ đến với môi trường sinh thái nói chung và tài nguyên nước nói riêng. Theo chuỗi số liệu 40 năm của thuỷ văn Hoà Bình cho thấy: các tháng đầu năm từ tháng 01 đến tháng 06 độ đục trung bình của sông Đà từ 25 - 50g/ m3, từ tháng 05 đến tháng 08 độ đục trung bình từ 500 - 2000 g/m3, sau đó tiếp tục giảm đến tháng 09 và đến tháng 12 thì độ đục trung bình thỏng còn 100g/ m3. Độ đục lớn nhất đo được ngày 27 /7/ 1967 là 12 kg/m3 và độ đục nhỏ nhất đo được ngày 31- 01- 1978 là 0,6g /m3 . Giá trị đục trung bình năm đo được tại trạm thuỷ văn Hoà Bình cho thấy: Thời kỳ 1958 - 1985 dao động trong khoảng 800 -2.700 g/m3, giảm còn 100 -160g/ m3. Trong các năm 1986 - 1995 độ sâu trung bình của mặt cắt thời kỳ 1989 - 1991 mỗi năm tăng khoảng 0,18 m. Như vậy việc tăng độ sâu cũng có xu hướng giảm dần. Độ rộng của lòng sông đối với mực nước cao hầu nh thay đổi không đáng kể. Thay đổi rõ nhất đối với mực nước

H < 20,5 m. Đặc biệt là đối với mực nước H < 15m. Trong hai năm 1989 - 1990, độ rộng của lòng sông đã tăng khoảng 20 m. Đến năm 1991 lòng sông còn tăng khoảng 15m. Từ năm 1992 - 1993 độ rộng của lòng sông hầu nh không tăng.

Tốc độ trung bình mặt cắt ngang phụ thuộc vào sự thay đổi diện tích mặt cắt, cụ thế là độ sâu trung bình của mặt cắt và độ rộng của dòng sông.

Ở cùng một mực nước, nếu độ sâu trung bình tăng sẽ dẫn đến tốc độ trung bình tăng, trong khi đó nếu độ rộng của sông tăng thì tốc độ trung bình sẽ giảm. Số liệu quan trắc được tại trạm thuỷ văn Hoà Bình cho thấy ứng với mực nước H = 16 m thời kỳ 1989 - 1993 trung bình mỗi năm tốc độ trung bình của dòng chảy tăng khoảng 0,15m/s điều này chứng tỏ vào những năm đầu vận hành hồ Hoà Bỡnh, lũng sụng ở khu vực hạ lưu của đập bị xúi sõu là chủ yếu.

Do có đầu mối thể lực (đập thuỷ điện Hoà Bình), chế độ thuỷ văn ở hạ lưu đập thay đổi một cách mạnh mẽ, nhất là ở thị xã Hoà Bình. Đó cũng là nguyên nhân dẫn đến tình trạng công tác phát triển kinh tế và việc bảo vệ các công trình ở trên sống và ven sông Đà, đặc biệt trong phạm vi 6 km chân đập thuộc địa phận của thị xã Hoà Bình.

Một phần của tài liệu luận văn thạc sĩ Quản lý di sản văn hoá vùng hồ Hoà Bình (Trang 27 - 30)