Giải pháp về xã hội hoá hoạt động bảo tồn và phát triển du lịch.

Một phần của tài liệu luận văn thạc sĩ Quản lý di sản văn hoá vùng hồ Hoà Bình (Trang 98 - 111)

Khu vực vùng hồ chứa Thuỷ điện Hoà Bình khoảng 16.000 ha bao gồm: Huyện Đà Bắc, Mai Chõu, Tõn Lạc, Kỳ Sơn và Thành phố Hoà Bình. Trong đó huyện Đà Bắc chiếm hơn 9000 ha. Vựng hố Sụng Đà được đánh dấu bằng việc di rời dân của 23 xã gồm 9216 hộ với 52.772 nhân khẩu.

Tuy nhiên dân cư đang sinh sống xung quanh vùng đệm còng nh gần khu vực bảo vệ 1 và 2 của quần thể di tích vùng hồ là khá cao ( trong đú có thành phố Hoà Bình với dân số là 78.406 người). Đây là vấn đề mang tính hai mặt:

* Mét là: Nếu biết phát huy tốt sự tham gia của cộng đồng với các cơ

chế chính sách đỳng thỡ chớnh cư dân ở đây là lực lượng quan trọng trong công tác bảo vệ và phát huy tác dụng của di tích, danh thắng. Đồng thời là điều kiện để nâng cao đời sống của bộ phận cư dân vùng này, nhất là hình thành các sản phẩm dịch vụ du lịch cũng như chuyển đổi cơ cấu sản xuất thông qua hoạt động du lịch (như cỏc đụi tầu thuyền, nhiếp ảnh... của cư dân vùng đệm vùng hồ Hoà Bình).

* Hai là: cỏc dõn tộc Ýt người và một bộ phận cư dân sống trong vùng

đệm vùng hồ hiện nay, trước đây chủ yếu sống tù cung tù cấp, phá rừng khai thác gỗ, làm nương rẫy và săn bắt động vật rừng...đõy là nếp sống thãi quen không dễ gì thay đổi trong thời gian ngắn. Vì vậy phải có chính sách phù hợp kết hợp với vận động tuyên truyền sâu rộng đối với cư dân vùng đệm nhất là ở vùng hồ thuỷ điện Hoà Bình.

Để tăng cường, duy trì vai trò trung tâm của nhà nước trong các hoạt động văn hoỏ nói chung và bảo vệ phát huy di tích, danh thắng nói riêng, đồng thời tạo ra những cơ sở pháp lý cho việc thúc đẩy quá trình xã hội hoỏ cỏc hoạt động này, cần đẩy mạnh việc đưa Luật Di sản văn hoá đã được thông qua tại kỳ họp thứ 9 Quốc hội khoá IX vào đời sống. Để làm tốt việc này, Ban tư tưởng văn hoá Trung ương, Bé tư pháp, Bé Văn hoá, Thể thao và Du lịch. Sở văn hoỏ thông tin và Du lịch các tỉnh, thành phố trong cả nước phối hợp tổ chức nhiều đợt tập huấn phổ biến, tuyên truyền nội dung Luật Di sản văn hoá cho các đối tượng là Công chức, Viên chức nhà nước, cán bộ quản lý di sản văn hoá và những người trực tiếp bảo vệ tại cơ sở. Ở đõy có một vấn đề đặt ra là chúng ta chưa khai thác hết các thế mạnh của các phương tiện thông tin đại chúng và các thiết chế văn hoá để thực hiện một dự án hoặc một chương trình Quốc gia, làm cho qui định Luật pháp nói chung và Luật di sản văn hoỏ nói riêng thấm sâu vào mọi mặt của đời sống xã hội, đến với từng người dân ở vựng sõu, vựng xa. Chỉ khi chóng ta làm được như vậy thì Luật di sản văn hoá mới có sức mạnh để ngăn chặn các tác động tiêu cực do quá trình toàn cầu hoá về kinh tế và cơ chế thị trường đưa lại, làm lành mạnh hoỏ cỏc hoạt động bảo vệ và phát huy di sản văn hoá để mọi người khi đã nhận thức, yêu quí, say mê với di sản thì nếu cần xử lý các vấn đề liên quan đến di sản mới dành cho nó một sự ưu ái, đầu tư chăm sóc thích đáng. Đặc biệt trong Luật di sản văn hoá cần chó trọng đến những qui định pháp lý, nhằm xã hội hoá các

hoạt động bảo vệ và phát huy di sản như: Công nhận quyền sở hữu tư nhân về di sản văn hoá, thành lập và quản lý các bảo tàng tư nhân...

Thực tế ở Hoà Bình hiện nay, khi người dân téc thiểu số còn chiếm 70% dân số toàn tỉnh, tình trạng sống du canh du cư vẫn còn, trình độ văn minh của một bộ phận dân cư thấp (trong đó dân vùng đệm vùng hồ là một điển hình) như đã trình bày ở trên, dân vùng đệm vùng hồ sống chủ yếu tù cung tù cấp là chủ yếu, vì vậy họ thiếu ý thức du lịch là điều dễ hiểu, từ việc thiếu ý thức đó rất dễ nảy sinh những xung đột mà rõ nét nhất là “xung đột” giữa khách du lịch và người dân địa phương, để xảy ra điều này một phần là do sự khác nhau cơ bản về mục đích: trong khi khách du lịch hướng tới hưởng thụ thì người địa phương lại hướng tới công việc, trong khi khách du lịch đến tham quan với đầy những kỳ vọng thì người dân địa phương lại thường không suy nghĩ khách du lịch kỳ vọng cái gì. Ngay cả khi không xảy ra “xung đột” đi nữa thì vấn đề môi trường lại là một nhức nhối. Phát triển du lịch nhưng nếu thiếu kiểm soát và không có sự tham gia tích cực của cộng đồng thì sự suy thoái môi trường tự nhiên và các thay đổi giá trị nhân văn cũng sẽ làm mất dần tính hấp dẫn của các sản phẩm du lịch. Mục tiêu của phát triển du lịch bền vững là đem lại lợi Ých cho cộng đồng và phát triển du lịch bền vững chỉ có thể thực hiện được khi có sự tham gia chủ động tích cực của cộng đồng. Chính vì thế tổ chức du lịch thế giới cũng đã xác định: phát triển du lịch bền vững là việc phát triển các hoạt động du lịch nhằm đắp ứng các nhu cầu về hiện tại của du khách và người dân bản địa, trong khi vẫn quan tâm đến việc bảo tồn và tôn tạo các nguồn tài nguyên cho phát triển du lịch trong tương lai. Cho nên để đạt được những mục tiêu của phát triển du lịch bền vững thì vấn đề đầu tiên phải làm là nâng cao nhận thức của cộng đồng về phát triển du lịch, đảm bảo có sự tham gia, giám sát của cộng đồng trong quá trình phát triển, từ khi xây dựng quy hoạch, đến việc thực hiện quy hoạch và

các dự án phát triển du lịch, bởi chính cộng đồng dân cư địa phương hiểu hơn ai hết về môi trường nơi họ sinh sống. Nếu họ có tiếng nói trong việc thực hiện quy hoạch phát triển, thì chính họ là người bảo vệ quyền lợi của mình và tránh được những xung đột đối với những người làm quy hoạch, đảm bảo cho việc phát triển du lịch bền vững ngay chớnh trờn quê hương họ.

Ở mét số nước, việc phân phối lại và sở hữu di sản văn hoá đang được ngành du lịch nhấn mạnh theo hướng: người dân địa phương chuyển từ người cung xấp các cảnh quan văn hoá cho khách du lịch sang có quyền sở hữu và dữ vai trò quản lý di sản văn hoá để phát triển du lịch. Ngành du lịch đó tỡm mọi cách để khuyến khích sự tham gia của cộng đồng địa phương, trong việc quản lý các nguồn di sản văn hoá, phục vô cho du khách. Một ngành du lịch bền vững phải được xây dựng xoay quanh tư tưởng là thông qua những hợp tác bình đẳng hơn, bản chất. Nội dung và loại hình phát triển du lịch sẽ được mô phỏng cho phù hợp với nhu cầu văn hoá của cộng đồng địa phương, hoặc có thể theo hướng thiết lập những cơ chế hợp lý, trong đó cho người dân địa phương có quyền quyết định về nội dung du lịch mà họ mong muốn, phù hợp với khuôn khổ văn hoá, môi trường và kinh tế do họ xây dựng nên.

Suy cho cùng con người là yếu tố quyết định sự thành bại của bất kỳ chính sách nào vì con người vừa là người xây dựng chính sách, là đối tượng chính sách tác động đến, là người tổ chức thực hiện chính sách. Nếu nhận thức của cộng đồng không rừ ràng về một chính sách nào đó, tất yếu chính sách đú khú được thực thi trên thực tế và thực hiện hiệu quả chính sách sẽ hạn chế, thậm chí còn phản tác dụng. Vì vậy để cho chính sách bảo tồn, tôn tạo và khai thác di tích đạt hiệu quả cao trên thực tế cần thiết phải tổ chức tuyên truyền, giáo dục nâng cao ý thức cộng đồng trong giữ gìn di tích.

Nhận thức của cộng đồng bao gồm: nhận thức của cấp uỷ đảng, chính quyền các cấp, các ngành nhận thức của người dân. Nếu chỉ nâng cao nhận

thức của cấp Uỷ Đảng, chÝnh quyền các cấp các ngành mà không chú trọng nâng cao nhận thức của người dân thì chính sách do nhà nước đặt ra cũng chỉ có nhà nước thực hiện, người dân không tự giác và hỗ trợ thực hiện chính sách tất yếu sẽ dẫn đến hiệu quả thực hiện chính sách không cao. Ngược lại các cấp uỷ đảng, chính quyền các cấp, các ngành không đi đầu trong thực hiện chính sách cũng khó thuyết phục, vận động nhân dân tham gia thực hiện chính sách. Do đó, cần đồng thời tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức của các cấp uỷ đảng, chớnh quyền các cấp, các ngành và nhận thức của người dân. Đây là nội dung cơ bản cử việc xã hội hoá.

Nội dung cơ bản của việc tuyên truyền, giáo dục nâng cao ý thức của cộng đồng trong việc giữ gìn di tích gồm:

- Nâng cao nhận thức của cộng đồng về vị trí, vai trò của di tích đối với việc giữ gìn và phát huy bản sắc dõn tộc, với sự phát triển kinh tế đất nước, địa phương và của cộng đồng dân cư là hết sức quan trọng. Sự nhận thức đúng đắn về vị trí vai trò của di tích sẽ hình thành tính tự giác, trách nhiệm của nhân dân trong bảo vệ khai thác di tích và chấp hành nghiêm luật di sản văn hoá.

- Tổ chức tuyên truyền, học tập cho cộng đồng luật di sản văn hoá, nghị định của chính phủ hướng dẫn thi hành luật, các văn bản dưới luật về hướng dẫn thực hiện các hoạt động bảo tồn, tôn tạo và khai thác di tích, đặc biệt là các chính sách của nhà nước đối với bảo tồn và phát huy các giá trị của di tích... Đây là việc làm có ý nghĩa quan trọng cho cộng đồng thấy rõ việc gì mình làm được, việc gì không làm được, trách nhiệm quyền hạn của mình đến đâu đối với di tích, có tác dụng ngăn ngừa cỏc hành vi vi phạm di tích của cộng đồng do không hiểu biết về pháp luật gây ra.

- Việc tuyên truyền giáo dục phải được làm thường xuyên, bằng nhiều hình thứ khác nhau như trên các phương tiện thông tin đại chóng thông qua

chương trình “Trường học thân thiện” đã được ký kết giữa ngành VHTT và DL, GDĐT, đoàn thanh niên về bảo tồn và phát huy tác dụng của di tích, thông qua giảng dạy cỏc mụn lịch sử, đạo đức công dân, tổ chức sinh hoạt ngoại khoá trở về cuội nguồn cho học sinh, thi tìm hiểu về luật di sản văn hoỏ, cỏc chính sách bảo tồn và phát huy di tích, nêu gương người tốt việc tốt và những xử lý vi phạm di tích trờn cỏc phương tiện thông tin đại chúng, đưa nội dung bảo vệ di tích vào tiờu chuẩn xem xét công nhận gia đình, làng, bản ... đạt tiêu chuẩn văn hoá.

TIỂU KẾT CHƯƠNG 3

Trong những năm gần đây đất nước đang đổi mới về nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Đời sống của nhân dân ngày càng được cải thiện đáng kể đó cũng chính là động lực thúc đẩy toàn dân hăng say lao động xây dựng đất nước. Song song với sự phát triển kinh tế, văn hoỏ xã hội cũng phát triển mạnh mẽ không ngừng.Kinh tế và văn hoá là mối quan hệ hữu cơ, tương tác thúc đẩy lẫn nhau phát triển trong xu thế hội nhập của đất nước. Chiến lược phát triển du lịch của Việt Nam 2001-2010, và chương trình hành động quốc gia về du lịch Việt Nam đó cú bước phát triển mạnh mẽ, góp phần quan trọng trong việc phát triển kinh tế xã hội, thay đổi diện mạo và khẳng định tầm vóc của ngành du lịch, rút ngắn khoảng cách tụt hậu so với các nước trong khu vực; với việc sáng tạo, chủ động tổ chức nhiều những chương trình lớn như: Năm du lịch Điện Biên, con đường di sản miền Trung, sắc hoa Đà Lạt, 990 năm Thăng Long - Hà Nội, 300 năm Sài Gũn-TP Hồ Chí Minh, festival Huế, và đặc biệt khu Tây Bắc có tổ chức “Ngày hội văn hoá” dõn tộc cỏc tỉnh khu vực Tây Bắc hàng năm, du khách quốc tế cũng như du khách trong nước đã mang theo những hình ảnh lễ hội đậm đà bản sắc dõn téc, về đất nước con người Việt Nam hoà bình và hiếu khách.

Có được thành quả trên là dùa vào quá trình phấn đấu lâu dài bền bỉ và sáng tạo thực hiện chiến lược và chương trình hành động quốc gia về du lịch, nhờ vào vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế đã có nhiều thay đổi, do sự ổn định về chính trị xã hội của đất nước, cơ chế chính sách của nhà nước về du lịch được cải thiện... Trong các nguyên nhân tạo nên thành quả đó cũng phải nhấn mạnh đến việc ngành du lịch Việt Nam đã khai thác ngày càng tốt hơn hợp lý hơn các di tích lịch sử văn hoỏ, cỏc danh lam thắng cảnh để tạo ra những sản phẩm du lịch độc đáo, đặc thù cũng như di tích, danh thắng đã góp phần không nhỏ cho ngành du lịch.

Trong thực tiễn hiện nay, khi du lịch văn hoá và di sản đang lôi cuốn du khách mạnh mẽ, một khuynh hướng khai thác thiếu bền vững, cùng những tồn tại bất cập vẫn hiển hiện rõ nét, vì vậy bên cạnh việc khai thác mạnh dạn, sáng tạo cần có sự cân nhắc các yếu tố văn hoỏ, cỏc giá trị nhân văn. Sự bất cập trong quản lý cùng sự thờ ơ của các cập các ngành ở Hoà Bình; rõ nhất là chưa tạo được hành lang pháp lý. Cơ cấu tổ chức thiếu thống nhất, đồng bộ, lỏng lẻo trong quản lý đã khiến di sản văn hoỏ vùng hồ thuỷ điện Hoà Bình chịu quá nhiều thiệt thòi. Thuỷ điện Hoà Bình không những mang tầm cỡ quốc gia, khu vực mà còn mang tầm thế giới và thời đại; những yếu tố đó cũng không thể giúp di sản văn hoá vùng hồ níu kéo, lôi cuốn được du khách - mét và chỉ một lần thôi du khách sẽ đến và không trở lại nữa; đơn giản vì đội ngò đang quản lý di sản văn hoỏ vùng hồ rất thiếu chuyên nghiệp thiếu hiểu biết, làm việc đơn lẻ thiếu sự liên kết theo hệ thống, giẫm chân lên nhau và quan trọng nhất là chỉ chú trọng vào khai thác mà coi nhẹ việc bảo tồn tôn tạo. Tóm lại khai thác thiếu hợp lý, không biết gắn kết các yếu tè văn hoá và giá trị nhân văn cử di sản, không có những sản phẩm mới độc đáo và đặc sắc mang đậm mầu sắc vùng miền, dõn tộc để hấp dẫn du khỏch.điều này cũng được nhiều ý kiến tranh luận, trong đó có cả những ý kiến rất sắc đáng là phải công bằng tính toán giữa việc bảo tồn, tôn tạo, hạn chế cung ứng với nhu cầu xoỏ đúi giảm nghèo của cộng đồng, vì như cầu sống và phát triển đời sống của cộng đồng là quan trọng hơn cả.

Chính vì vậy mới cần có quan điểm khai thác “cân nhắc” trong từng trường hợp cụ thể, để thế hệ sau còn được hưởng lợi từ những di sản văn hoá của cha ông. Và như vậy có nghĩa là sự hợp tác di tích của khoa học với bản sắc văn hoá địa phương là trọng tâm của bất kỳ nỗ lực nào nhằm phát triển du lịch văn hoá bền vững của Việt Nam nói chung và của vùng hồ thuỷ điện Hoà Bình nói riêng.

Từ thực tiễn khảo sát, nghiên cứu hệ thống di sản văn hoỏ nói chung, di sản văn hoỏ vùng thuỷ điện nói riêng. Luận văn đã đưa ra một số giải pháp cơ bản nhằm giúp cho công tác quản lý, bảo tồn, phát huy giá trị di sản văn hoỏ vùng hồ thuỷ điện Hoà Bình thông qua phát triển du lịch ngày càng tốt hơn,

Một phần của tài liệu luận văn thạc sĩ Quản lý di sản văn hoá vùng hồ Hoà Bình (Trang 98 - 111)