Chương 1 đã hệ thống khái quát những quan niệm cơ bản về di sản văn hoá, di sản văn hoá vật thể và phi vật thể; làm rõ khái niệm về di tích, danh thắng, khái niệm về du lịch, tài nguyên du lịch và sự phát triển bền vững, và cân bằng giữa bảo tồn và phát triển. Đồng thời luận văn cùng đi sâu phân tích khái niệm quản lý và trình bày quan niệm quản lý gắn với phát triển kinh tế du lịch. Trên cơ sở phân tích mối quan hệ biện chứng giữa di sản văn hoá (di tích, danh thắng) với phát triển du lịch bền vững, luận văn đã khẳng định rằng: muốn phát triển du lịch bền vững thì phải dùa vào văn hoá, nuôi dưỡng
văn hoá. Văn hoá nói chung, di tích, danh thắng nói riêng, chính là nguồn lực, là động lực để phát triển du lịch và ngược lại, kinh tế du lịch phát triển tạo điều kiện để bảo tồn, tôn tạo và phát huy giá trị của di tích; danh thắng (nói riêng) và văn hoá (nói chung). Việc làm rõ vai trò của di tích, danh thắng trong sự phát triển kinh tế - xã hội thông qua hoạt động du lịch chính là cơ sở để đưa ra những chính sách và giải pháp để bảo tồn, tôn tạo và khai thác di tích, danh thắng trong giai đoạn phát triển mới của đất nước.
Chương này cũng đề cập đến lịch sử và quá trình hình thành và tồn tại của di tích, danh thắng vùng hồ thuỷ điện Hoà Bình, đặc trưng giá trị các di tích và danh thắng vùng hồ thuỷ điện Hoà Bình, nhằm mục đích xã hội hoá. Mỗi công dân Việt Nam nói chung và cư dân sống trên cùng lòng hồ nói riêng đều có nghĩa vụ, trách nhiệm bảo vệ những giá trị quý giá của di sản mà cha ông để lại.
CHƯƠNG 2