Các giá trị về văn hoá téc người.

Một phần của tài liệu luận văn thạc sĩ Quản lý di sản văn hoá vùng hồ Hoà Bình (Trang 30)

Có thể khẳng định rằng nói đến văn hoá Hoà Bình tiền sử là nói đến bé phận người Việt cổ sống trờn vựng đất Hoà Bình với những đặc trưng văn hoá riêng để tạo ra một nền văn hoá khảo cổ học có tên tuổi. Nó chứng minh rằng đây là nơi con người sớm định cư, tồn tại và phát triển với văn hoá hang động, thung lũng để dần dần tiến xuống cỏc vựng đồng bằng Châu thổ. Hoà Bình như là một cửa ngõ của người Việt cổ tiến dần ra biển cũng như sau này nó là cửa ngõ quan trọng của vùng Tây Bắc Việt Nam.

Do vậy, nói đến văn hoá Hoà Bình ta hiểu có một nền văn hoá từ thời tiền sử mang tên Hoà Bình và sau này là nền văn hoá do cỏc dõn tộc sống trên đất này cùng nhau xây dựng nên nền văn hoá của tỉnh Hoà Bình. Đương nhiên, nền văn hoá Hoà Bình hiện nay là mét sù tiếp nối liên tục của những chủ nhân từ xưa đến nay sáng tạo nên. Nếu không có nền tảng văn hoá Hoà Bình thời tiền sử thì sau này không có một sự phát triển mạnh mẽ của văn hoá tỉnh Hoà Bình. Suốt thời kỳ phong kiến, từ khi thành lập tỉnh cho đến ngày nay. Thành tựu của ngày hôm nay được xây dựng trên cơ sở của bao truyền thống do các thế hệ đã từng đổ máu và nước mắt trên mảnh đất Hoà Bình này. Từ thời Hùng Vương đến lập nghiệp ở mảnh đất này là những “Quan lang khởi tổ, từ cuối đời Văn Lang là những con thứ, cháu thứ nhà vua, chia phong cho họ là: Đinh, Quách, Bạch, Hà, Xa, Cao, sáu họ làm quan lang đều đem những người nhà trai, gái vào những chỗ rừng lớn, thung lũng mở mang ruộng vườn, chiờu dõn, lập Êp rồi sau con cháu sinh sản nhiều, giàu mãi ra, mới lập nên châu, tổng xó, thụn. Lỳc bấy giê họ nhà Lang cha truyền con nối”

Thực tế này tồn tại cho đến cách mạng Tháng tám năm 1945. Trong suốt thời phong kiến cho đến khi thực dân Pháp xâm lược nước ta, các chính quyền đều phải dùa vào các nhà Lang, đặt họ nh là những phên, giậu của đất nước lúc thời bình lẫn khi thời chiến. Để vỗ về vào việc lôi kéo các Lang vào việc mở rộng, củng cố và bảo vệ lãnh thổ đất nước, các triều đại phong kiến đều tìm cách phong tước cho các lang Mường hoặc tìm cách thắt chặt quan hệ với họ bằng việc hôn nhân. “ Đời Vua Lý Nhõn Tụng, cỏc quan Lang, sư Mường đều đội ơn ban thưởng cho làm tước, công, hầu, bá, tử, nam. Phong ngự sử phò mã, quân công, ông nào được công to đến khi mất rồi được truy tặng tước Đại Vương”. Bằng cách này bàn tay của triều đình được nối dài ra

cỏc vựng biên ải của tổ quốc, thu phục nhân tâm, đồng thời cũng thu nhận được nhiều cống nạp, những sản vật.

Chớnh sù tồn tại bền vững và ổn định này của người Mường trờn đất Hoà Bình với các sứ Bi, Vang, Thàng, Động đã tạo ra một truyền thống văn hoá riêng đặc sản của vùng này. Trong các tỉnh có người mường sinh sống, không ở đâu có sự hình thành ra các xứ mường như ở Hoà Bình. Điều này tạo ra các sắc thái văn hoá riêng, mặt khác hình thành nên những truyền thống văn hoá xã hội riêng biệt và bền vững của người Mường Hoà Bình.

Vì vậy khi nói đến văn hoá Hoà Bình cho đến tận ngày nay không thể không nói đến văn hoá của người Mường, một dõn tộc chủ thể của tỉnh này.

Mét trong những giá trị văn hoá đặc sắc nhất của người Mường Hoà Bình phải kể đến Mo Mường hay như lời chuyên gia mét sè một về văn hoá Mường ở Việt Nam - Phó giáo sư Từ Chi gọi là tang ca Mường. Mo Mường là mét áng sử thi nói về sinh hoạt cộng đồng của người Mường trước sự chia lìa vĩnh cửu của một thành viên trong Mường mà còn bao gồm cả mét triết lý sống lịch sử hỡnh thành và phát triển của bộ tộc Mường cũng như tâm tư, tình cảm, khát vọng cháy bỏng của những con người đã và đang sinh sống ở vùng đất này của tổ quốc. Vì thế mà qua Mo Mường sau này các nhà nghiên cứu ở nhiều lĩnh vực khác nhau như: lịch sử, dõn tộc học, tâm lý học, tôn giáo, tín ngưỡng, văn học, nghệ thuật, đã khai thác được rất nhiều những giá trị quý giá để phục vụ cho cuộc sống hôm nay. Những buổi làm ma cho người chết, những lời tụng ca không chỉ vỗ về, an ủi cho hồn người chết được thanh thản ra đi mà còn là sự, chia sẻ, cảm thông, khuyên nhủ đối với người sống phải sống tốt hơn, phải vững vàng đối mặt với cuộc sống hiện tại còn nhiều thử thách đang ở phía trước. Dịp này cũng là lúc cả cộng đồng cố kết lại bên nhau, củng cố thêm sức mạnh bằng cả tinh thần lẫn vật chất để tất cả cùng

vươn tới. Mo Mường có những giá trị to lớn cả về văn hoá nghệ thuật lẫn giá trị nhân văn là như vậy.

Cùng với Mo Mường nhiều giá trị văn hoá khác như: Lễ hội, nghệ thuật cồng chiêng, trang phục (mà nổi tiếng là chiếc cạp váy Mường) kiến trúc, Èm thực và đặc biệt là lịch Mường đã đóng góp một vai trò đáng kể trong kho tàng văn hoá của cỏc dõn tộc anh em trên dải đất hình chữ S này. Người Mường khái quát toàn bộ truyền thống văn hoá của mình trong câu nói: “Cơm đồ, nhà gác, nước vác, lợn thui, ngày lựi, thỏng tới”

Nói tới văn hoá Hoà Bình không thể không kể đến cỏc dõn tộc khác nhau chung sống khá lâu đời với người Mường ở Hoà Bình như: Thái, Dao, Tày, Nùng và Mông. Tuy nhiên phải là những dõn tộc chiếm đa số ở đây. Song họ đó cú những đóng góp đáng kể vào bức tranh chung của tỉnh Mường trước hết phải kể đến văn hoá của người Thái.

Nếu nh người Mường có sử thi Đẻ ĐÊt đẻ nước thì người Thỏi cú một tác phẩm đồ sộ “Ẳm ệt”. Dân ca Thái là loại hình nghệ thuật đáng kể trong kho tàng văn học dân gian Việt Nam cùng với truyện cổ và các loại hỡnh khác. Trong nghệ thuật của người Thái nổi bật hơn cả có lẽ đó là điệu xoè. Xoố Thái rất phong phú với nhiều điệu xoè nh: xoè tay, xoè hoa, xoè khăn… Ngoài những giá trị nghệ thuật, xoố Thỏi còn là một sinh hoạt cộng đồng mà ở đó khi đá vào vũng xoố con người hết sức bình đẳng với nhau cùng nhau cộng cảm mà không phân biệt đẳng cấp, địa vị giàu sang hay nghèo hèn. Nghệ thuật trang phục của người Thái với những chiếc vỏy, ỏo đặc biệt là khăn Piờu là những sản phẩm hết sức độc đáo.

Người Dao (ở Hoà Bỡnh cú Dao Tiền và Dao quần chẹt) đóng góp vào văn hoá tỉnh Hoà Bỡnh cỏc sinh hoạt nghi lễ phong phú của mình như làm chay, cấp sắc, lễ hội, các trang phục áo quần, váy, mũ với tua, ngù, cỏc vòng vàng, bạc đeo trên tay, trên cổ và tai.

Người Mụng thỡ góp vào những điệu khèn say đắm lòng người các dịp hội hè hay những sinh hoạt của thanh niên nam nữ. Tương tù nh vậy, người Tày cũng góp vào bức tranh văn hoá dõn téc tỉnh Hoà Bình những mảng màu riêng của mình. Người Thái ở Hoà Bình có hai ngành: Thái Đen và Thái Trắng. Người Tày ở Hoà Bình thuộc ngành Thái Đỏ. Vì vậy văn hoá Người Tày và người Thái ở Hoà Bình có nhiều nét tương đồng.

Một phần của tài liệu luận văn thạc sĩ Quản lý di sản văn hoá vùng hồ Hoà Bình (Trang 30)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(114 trang)
w