Gải pháp về tổ chức, bộ máy quản lý di tích và danh thắng.

Một phần của tài liệu luận văn thạc sĩ Quản lý di sản văn hoá vùng hồ Hoà Bình (Trang 83 - 87)

Quản lý nhà nước về di sản Quản lý nhà nước về di sản văn hoá chỉ đạt được hiệu quả cao nhất khi chóng ta kết hợp nhuần nhuyễn mối quan hệ tương tác giữa ba yếu tố cơ bản nhất, đó là: có đường lối, chính sách, pháp luật phù hợp với điều kiện kinh tế xã hội của đất nước, tạo lập được hệ thống tổ chức các cơ quan quản lý nhà nước từ trung ương đến cơ sở đủ mạnh để biến những chủ trương, chính sách đúng đắn trở thành hiện thực cuộc sống, có sự đồng tình hưởng ứng của đông đảo cụng chóng trong toàn xã hội.

Sau khi luật di sản Văn hoá được Quốc hội Nước CHXHCN Việt Nam khoá X kỳ họp thứ 9 thông qua năm 2001, các tỉnh, thành phố đã và đang tiến hành kiểm kê, xếp hạng và đề nghị xếp hạng di tích các cấp nên số lượng di tích được xếp hạng tăng nhanh. Mô hình tổ chức quản lý di tích ở các tỉnh, thành phố cũng có sự điều chỉnh, thay đổi cho phù hợp.

Thực tế hiện nay ở Hoà Bình là: Không có ban quản lý di tích và danh thắng vùng hồ thuỷ điện Hoà Bình là một. Tuy nhiên do thuỷ điện Hoà Bình là một công trình mang tầm cỡ quốc gia, tính phức tạp rất cao, hơn nữa nhà máy thuỷ điện Hoà Bình do trung ương quản lý mới bàn giao về cho tỉnh Hoà Bình năm 2010. Vì vậy một ban quản lý sẽ chịu sự quản lý của Sở Văn hoá- Thể thao và Du lịch.

Trên cơ sở ban quản lý di tích, thành lập các tổ chức quản lý di tích theo các cụm di tích do ban quản lý di tích tỉnh quản lý. Các tổ quản lý này vừa làm chức năng tham mưu cho ban quản lý di tích trong việc lập hồ sơ di tích, quản lý di tích và trực tiếp tổ chức khai thác di tích (hướng dẫn tham quan, bỏn vé tham quan…)

Ban quản lý di tích trực thuộc Sở, vừa chịu sự quản lý của nhà nước của Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch vừa chịu trách nhiệm tham mưu cho các cấp quản lý nhà nước về di tích và chịu sự chỉ đạo của các cấp mà ban trực thuộc.

Các cấp mà ban quản lý di tích trực thuộc theo hai tuyến:cỏc cấp chính quyền từ trung ương đến địa phương và cơ quan quản lý về chuyên môn bảo tồn bảo tàng cấp trên.

Mối quan hệ giữa ban quản lý với các tổ di tích là mối quan hệ cấp trên và cấp dưới, quan hệ lãnh đạo và bị lãnh đạo, quan hệ giữa người quản lý và người bị quản lý nên ban quản lý di tích phải thực hiện nhiệm vụ tham mưu

cho các cấp mà ban trực thuộc và chịu sự quản lý nhà nước về di tích do mình phụ trách và thực hiện các quyết định của các cấp đó. Nếu không có mối quan hệ này các ban quản lý sẽ lúng túng, khó khăn trong việc xử lý, mặt khác, cơ quan cấp trên cũng kịp thời ra các quyết định quản lý đúng để điều chỉnh các vấn đề về quản lý di tích do ban di tích đề xuất.

Thực hiện giao quyền quản lý và khai thác cho các tổ chức, doanh nghiệp đầu tư vốn trong bảo tồn, tôn tạo và khai thác di tích, danh thắng. Trong đó nhà nước thống nhất toàn quyền quản lý về mặt nhà nước theo luật định. Những danh thắng, hang động có khả năng khai thác du lịch, đũi hái phải đầu tư nhiều kinh phí, ngõn sỏch…cho phộp cỏc doanh nghiệp với tư cách cổ phần 100% vốn doanh nghiệp tư nhân hoặc cổ phần theo hình thức luật định, nhất là quản lý khâu quy hoạch, dự án trùng tu, tôn tạo và nội dung, hình thức khai thác của các doanh nghiệp.

*Thực hiện từng bước phân cấp di tích. Để tăng trách nhiệm của các cấp chính quyền cũng như tranh thủ sự ủng hộ, hưởng ứng của toàn xã hội, nhiệm vụ đặt ra là phải mạnh dạn, phân cấp di tích, đó là thực hiện một phần phân cấp quản lý cho các ban quản lý di tích do các địa phương cử hoặc do cộng đồng bầu ra (hình thức tập thể quản lý và chủ sở hữu di tích đối với các di tích thuộc tín ngưỡng tôn giáo đã phân cấp cho địa phương quản lý).

Mục đích, yêu cầu đặt ra đối với phân cấp di tích là:

Nhằm xác định cụ thể quyền hạn và trách nhiệm quản lý di tích danh thắng cho chính quyền địa phương các cấp có di tích - danh thắng.

Giải quyết một cách cơ bản giữa nhu cầu bảo tồn văn hoá vật thể (di tích lịch sử - văn hoá, danh lam thắng cảnh) với sự phát triển kinh tế - xã hội trước mắt và lâu dài của các địa phương có di tích.

Tạo cơ sở cho việc định hướng, kế hoạch và những giải pháp bảo tồn, tôn tạo và phát huy giá trị di tích và danh lam thắng cảnh theo hướng đẩy mạnh quá trình xã hội hoá.

Khuyến khích và tạo điều kiện cho các địa phương tham gia bảo vệ và phát huy giá trị di tích, giáo dục ý thức giữ gìn, bảo quản di tích - danh thắng cho cán bộ và nhân dân trong tỉnh, qua đó giáo dục lòng tự hào dõn téc, truyền thống yêu nước, yêu quê hương cho quần chúng nhân dân, cỏn bé, thanh niên, học sinh; kịp thời ngăn chặn hành vi vi phạm di tích - danh thắng.

Việc phân cấp phải được tiến hành từng bước, thận trọng, không được làm ồ ạt, phải vừa làm vừa rút kinh nghiệm.

Phải giao đầy đủ các hồ sơ có liên quan đến di tích còng nh tạo điều kiện cho các địa phương sau khi nhận bàn giao có thể phát huy tốt nhất giá trị của di tích.

Sau khi phân cấp, trách nhiệm quản lý, tu bổ và phát huy giá trị của di tích và danh thắng phải đạt hiệu quả tốt hơn, đồng bộ hơn.

* Nội dung phân cấp di tích danh thắng:

Tỉnh tập trung quản lý một số di tích có giá trị khoa học và lịch sử lớn mang tầm quốc gia và khu vực nh: Nhà máy thuỷ điện Hoà Bình, vựng lòng hồ thuỷ điện Hoà Bình.

Phân cấp cho huyện, thành phố quản lý các di tích quốc gia còn lại và các di tích do Uỷ ban nhân dân tỉnh ra quyết định công nhận.

Phân cấp cho xã phường, thị trấn quản lý các di tích đình, chùa, miếu, di tích tín ngưỡng, tôn giáo (thuộc địa bàn cơ sở mình).

Riêng đối với các ban quản lý di tích do cộng đồng bầu ra hay chủ sở hữu di tích của cá nhân dòng họ, đối tượng quản lý này vì không có cán bộ

chuyên môn nghiệp vụ, thiếu kinh nghiệm quản lý, những người trông nom tại các di tích thường không ổn định, tuổi cao…nờn không thể phân cấp quản lý toàn diện di tích cho các ban quản lý này mà thực hiện phân cấp có mức độ. Tức là, chỉ phân cấp trách nhiệm bảo vệ, trông coi di tích, ngăn chặn các hành vi vi phạm di tích, cũn các nhiệm vụ khác như tiến hành hoạt động bảo tồn, tôn tạo và khai thác di tích được giao cho ban quản lý di tích trực thuộc sở Văn hoá- Thể thao và Du lịch, hoặc chính quyền cấp huyện, xã nếu đủ năng lực.

Ở Hoà Bình sự quản lý di tích - danh thắng từ cấp sở trở xuống là vô cùng lỏng lẻo, sự phân cấp chưa rõ ràng, sự buông lỏng quản lý này dẫn đến tình trạng một số tư nhân lạm dụng (không phải doanh nghiệp đầu tư 100% vốn hay cổ phần). Họ biến những di tích thành của riêng họ, gia đình họ. Vậy nhà nước quản lý thông qua quy hoạch, kế hoạch và công tác thanh tra, kiểm tra, nhất là công tác kiểm tra công tác trùng tu tôn tạo di tích còng nh vấn đề khai thác di tích. Đây có thể coi là giải pháp vừa mang tính chủ động trong tự quản còng nh trong thực hiện phương châm xã hội hoá trong trùng tu, tôn tạo và phát huy tác dụng của di tích.

Một phần của tài liệu luận văn thạc sĩ Quản lý di sản văn hoá vùng hồ Hoà Bình (Trang 83 - 87)