Công tác bảo quản tu bổ, tôn tạo * Công tác tổ chức quản lý

Một phần của tài liệu luận văn thạc sĩ Quản lý di sản văn hoá vùng hồ Hoà Bình (Trang 47 - 53)

* Công tác tổ chức quản lý

Nước ta đó cú luật du lịch, luật di sản văn hoá, quy định rất cụ thể cơ quan quản lý văn hoá và du lịch, nhưng trên thực tế lại không phải mọi mô hình quản lý lại mang tính thấp nhất chung theo một mô hình, nhất là trong quản lý tài nguyên du lịch (đặc biệt là tài nguyên du lịch nhân văn cũng như lịch sử - văn hoá). Hiện tại việc quản lý này vẫn có sự chồng chéo lẫn nhau. Vớ dô nh: nhà máy thuỷ điện Hoà Bình do TW quản lý, vùng hồ thuỷ điện

Hoà Bình lại có sự tham gia của nhà máy thuỷ điện Hoà Bình, chính quyền địa phương, công ty du lịch.

Lễ hội Đền Bờ lại do một số cá nhân và nhân dân đại phương tổ chức. Điều đáng nói ở đây là sở Văn hoá Thông Tin và Du Lịch Hoà Bình chẳng quản lý di tích, danh thắng vùng hồ đơn giản vì những lý do sau: Sở VHTT & DL Hoà Bình chưa thành lập được ban quản lý di tích, nhà máy thuỷ điện Hoà Bình chịu sự quản lý từ TW, chỉ có duy nhất một phòng di tích trực thuộc bảo tàng Hoà Bình. Nhà máy thuỷ điện Hoà Bình cũng không có ban quản lý di tích riêng, dẫn đến tình trạng thiếu cán bộ có chuyên môn, việc bảo tồn và tôn tạo, phát huy gặp nhiều khó khăn, không đáp ứng được nhu cầu của du khách.

Thực tế trên đã dẫn đến hiệu quả quản lý di tích thấp kém như việc tổ chức bảo tồn, tôn tạo và khai thác các di tích do cấp huyện xã quản lý có vi phạm nhưng sở VHTT & DL không nắm bắt được nguồn thu di tích không được quản lý chặt chẽ để tái đầu tư cho di tích; việc bảo tồn các di tích do thiếu cán bộ chuyên môn nghiệp vụ am hiểu về khoa học, bảo tồn, bảo tàng nên trong quá trình tổ chức các hoạt động bảo tồn, tôn tạo và khai thác di tích đã làm cho nhiều di tích bị mất đi các giá trị nguyên gốc, phá vỡ cảnh quan môi trường... Nh mét thực tế ở Đền Bờ đã chứng minh đền Bờ đã nhiều năm nay không được tu sửa nờn đó xuống cấp nghiêm trọng, lý giải cho việc xuống cấp Đền Bờ là những nguyên nhân sau đây:

- Khách du lịch từ miền xuôi đi lễ ngày càng đụng (cú những năm kéo dài sang cả tháng 2 âm lịch) hơn nữa ý thức bảo vệ di tích, môi trường của khách du lịch chưa cao, chưa tự giác, chưa hiểu được danh thắng vùng hồ không phải là của riêng địa phương, của tỉnh Hoà Bình mà còn là tài sản chung của đất nước, mà toàn thể cộng đồng đều phải biết gìn giữ và bảo quản.

- Các dịch vụ và sản phẩm du lịch. Sự tự phát của các cá thể tham gia kinh doanh nhưng dịch vụ du lịch chủ yếu là: (bán hàng mã, ăn uống, đồ lưu niệm) tạo nên một khung cảnh lộn xộn vừa thiếu mỹ quan vừa tác động mạnh đến sự ô nhiễm môi trường. Các dịch vụ kinh doanh không có quy hoạch tách rời với đền dẫn đến việc mua bán, ăn uống được thực hiện xung quanh đền. Điều này không những ảnh hưởng xấu đến môi trường, mỹ quan mà còn ảnh hưởng đến sự tôn nghiêm linh thiêng của đền.

Như đã nói ở trên đền Bờ mang giá trị lịch sử văn hoá đang dần xuống cấp do sù khai thác triệt để của những cá thể đơn lẻ (Đền Bờ là do cá nhân khai thác). Sù bảo tồn tôn tạo rất hạn chế, họ Ýt quan tâm đến việc bảo tồn tôn tạo, chính vì vậy du khách sẽ gặp nhiều khó khăn khi đi lễ ở đền Bờ. Với một không gian chật hẹp đi lại khó khăn trên núi vì không được đầu tư .

Nên chăng, tới đây tỉnh Hoà Bình cần có cơ chế quản lý rõ ràng sẽ làm rõ trách nhiệm của cỏc bờn liên quan, cũng như phương thức tạo nguồn đầu tư, nhất là phải xác định rõ trách nhiệm đến sự phát triển của cộng đồng trong quá trình phát triển du lịch.

Bia Lê Lợi thuộc di tích lịch sử mang ý nghĩa của thời đại, chứng minh hùng hồn lịch sử của cha ông trong công cuộc dựng nước và giữ nước. Trước kia bia Lê Lợi ở núi đỏ bờn Thỏc Bờ thuộc xã Hào Tráng, huyện Đà Bắc. Khi tiến hành ngăn sông Đà để xây dựng nhà máy thuỷ điện Hoà Bình, toàn bộ khu vực Thác Bờ thuộc lòng hồ sông Đà bị ngập nước. Để bảo tồn di tích sở VHTT Hà Sơn Bỡnh đã di chuyển núi Thơ (Bia Lê Lợi) về bảo quản tại bảo tàng Hoà Bình; Một thời gian sau khi tách tỉnh Sở VHTT & DL Hoà Bình lại đưa ra trưng bày ở nhà văn hoá trung tâm, được một thời gian lại được đưa vào bảo quản tại bảo tàng Hoà Bình. Phiến đá khổng lồ mà vua Lê Lợi viết bài thơ đã không còn nguyên vẹn nh ban đầu di tích đã được tái tạo lại phần nào. Tuy nhiên sự tái tạo này không làm ảnh hưởng đến nội dung ý nghĩa

nhân văn của núi Thơ. Tuy vậy, núi Thơ cú nờn lưu giữ ở bảo tàng Hoà Bình hay không? Đây là câu hỏi dành cho những nhà quản lý và cơ quan chủ quản trực tiếp là sở VHTT & DL. Thực ra bia Lê Lợi cùng hai đền Thác Bờ tạo nên một quần thể di tích mang ý nghĩa lịch sử to lớn, nay sự tách rời của núi Thơ tách rời quần thể di tích đó khiến khách du lịch chỉ thăm đền Bờ mà có thể không bao giê thăm được núi Thơ. Đây cũng là một bất cập trong việc tổ chức du lịch của tỉnh Hoà Bình. Nên chăng Sở VHTT & DL Hoà Bình trả núi Thơ về đúng vị trí vốn có của nó, có thể vị trí cũ bị nước ngập cũng như đền Thác Bờ, bia sẽ được đưa lên vị trí cao hơn để tạo ra quần thể di tích giúp du khách hiểu hết được ý nghĩa lịch sử văn hoá mang đậm dấu Ên lịch sử này.

Quần thể di tích đương đại bao gồm: Tượng đài Bác Hồ, đài tưởng niệm những người có công xây dựng thuỷ điện Hoà Bình, bức thư thế kỷ. Đây là quần thể di tích mới được xây dựng bằng khoa học kỹ thuật hiện đại, nằm quây quần trong vòng đường kính 1 km. Hiện các di tích này đã được đưa vào khai thác.

Tượng đài Bác Hồ là một công trình lớn, bởi vậy về mặt không gian và vị trí của tượng đài là rất thoáng, rộng rãi rất thuận lợi cho du khách tham quan. Bức thư thế kỷ đặt tại bảo tàng nhà máy thuỷ điện Hoà Bình nơi đây với không gian đẹp, rộng rãi thuận tiện cho du khách. Quần thể di tích đương đại được xõy dựng trên những không gian tuyệt vời chưa mang dấu Ên của thời gian; hơn nữa lại trực thuộc sự quản lý của nhà máy thuỷ điện Hoà Bỡnh nờn việc tu bổ, tôn tạo và khai thác được thường xuyên theo một hệ thống riêng của nhà máy.

Từ những thực tiễn trên cho thấy tỉnh Hoà Bình và đặc biệt là sở VHTT & DL Hoà Bình triển khai các chính sách còn chậm, chưa đáp ứng được những đòi hỏi trong giai đoạn phát triển chung của đất nước ví dụ như:

- Chính sách công nhận di tích là một tập hợp những nguyên tắc, biện pháp, công cụ của nhà nước nhằm thực hiện mục tiêu pháp luật hoá những công trình xây dựng, địa điểm các di vật, vật cổ, bảo vật thuộc công trình địa điểm đó được sáng tạo trong quá khứ cần được bảo vệ.

Luật di sản văn hoá Việt Nam quy định cụ thể các tiêu chí để công nhận di tích như: Công trình xây dựng, địa điểm gắn với sự kiện lịch sử tiêu biểu trong quá trình dựng nước và giữ nước; Công trình xây dựng địa điểm gắn với thân thế và sự nghiệp anh hùng dõn tộc, danh nhân của đất nước, công trình xây dựng, địa điểm gắn với sự kiện lịch sử tiêu biểu của các thời kỳ cách mạng, kháng chiến, địa điểm có giá trị tiêu biểu về khảo cổ; Quần thể các công trình kiến trúc hoặc công trình kiến trúc đơn lẻ có giá trị tiêu biểu về kiến trúc nghệ thuật của một hoặc nhiều giai đoạn lịch sử.

Luật và các văn bản dưới luật quy định đó rừ ràng, tuy nhìn trong thực tế không phải mọi việc, các công đoạn tuỳ thuộc vào các yếu tố chủ quan và khách quan, tuỳ vào thực tiễn của từng địa phương.

Việc công nhận di tích và danh thắng ở Hoà Bình trong một thời gian dài chưa được quan tâm đúng mức, nếu không muốn nói là ngừng trệ. Vì vậy việc công nhận di tích, khoanh vùng bảo vệ di tích mới được đặt ra.

Bên cạnh nguyên nhân chủ quan một thực tế đặt ra cần được tháo gỡ đó là việc lập hồ sơ di tích, nhất là đối với những di tích danh nhân lịch sử hiện tại cục di sản Văn Hoá yêu cầu phải có thẩm định của một tổ chức môn (như: Viện Sử học, hội khoa học lịch sử Việt Nam chẳng hạn...). Đây là yêu cầu bắt buộc xem ra có vẻ chặt chẽ nhưng trong thực tế các địa phương ở xa trung tâm Hà Nội thì việc thẩm định để được công nhận các di tích thuộc lĩnh vực trên càng gặp không Ýt khó khăn.

Một áp lực hiện nay là nhiều địa phương, đơn vị đòi hỏi việc công nhận di tích ngày càng nhiều. Song đội ngò vừa thiếu, vừa yếu về chuyên môn nghiệp vụ, tỉ lệ nữ cán bộ đào tạo trong ngành Bảo tàng, Bảo tồn lại chiếm phần đông.... Do vậy việc đi điều tra, khoanh vùng bảo vệ di tích, lập hồ sơ hoàn chỉnh để trình cấp trên có thẩm quyền phê duyệt và tỉnh Hoà Bình cũng không phải là một ngoại lệ.

* Chính sách tổ chức quản lý di tích

Chính sách tổ chức quản lý di tích là một tập hợp những cách thức, biện pháp, chính sách, nhà nước sử dụng để quản lý bao gồm các nội dung: xác định mô hình tổ chức quản lý các di tích và phân cấp trách nhiệm, quyền hạn, nghĩa vụ cho các tổ chức được giao quản lý.

Ở cấp tỉnh, hầu hết các địa phương đều thành lập Ban quản lý di tích nhưng chức năng, nhiệm vụ giúp sở quản lý di tích về mặt hành chính, lập hồ sơ di tớch, chống xuống cấp di tích, phối hợp với các địa phương bảo tồn di tích... Nhưng ở Hoà Bình thì chưa thành lập được ban quản lý di tích.

* ChÝnh sách đãi ngộ đối với những trực tiếp quản lý di tích.

Chính sách đãi ngộ với những người trực tiếp quản lý di tích là một tập hợp những nguyên tắc, hình thức, nhà nước trả công cho người trực tiếp được giao quản lý di tích.

Luật di sản Văn Hoá mới quy định người có công trong việc bảo vệ và phát huy các giá trị của di tích được nhà nước khen thưởng, ghi nhận dưới các hình thức thích hợp. Đồng thời nghiêm trị những người có hành vi vi phạm tới các giá trị của di tích. Còn chưa có chính sách đãi ngộ đối với những người trực tiếp quản lý di tích.

Không những thế, chính sách đãi ngộ còn quan tâm đặc biệt đến những hộ dân sống gần di tích. Đây là một chủ trương đúng đắn với phương châm

xã hội hoá trong công tác bảo tồn di tích, bởi chính những cư dân khu vực này hơn ai hết họ hiểu thấu đáo giá trị đích thực của di tích.

Hoà Bình trong những năm qua chưa thực sự quan tâm đến đội ngò quản lý di tích vùng hồ, thậm chí một số di tích vùng hồ thuỷ điện Hoà Bình được giao cho tư nhân quản lý. Đây là một vấn đề cần được tháo gỡ ngay trong thời gian tới.

Một phần của tài liệu luận văn thạc sĩ Quản lý di sản văn hoá vùng hồ Hoà Bình (Trang 47 - 53)