Các giá trị về Lịch sử Văn hoá.

Một phần của tài liệu luận văn thạc sĩ Quản lý di sản văn hoá vùng hồ Hoà Bình (Trang 34 - 39)

Tỉnh Hoà Bình nằm trên địa bàn cư trú của người dân Việt Nam, giáp ranh giữa vùng rừng núi Tây Bắc với đồng bằng Bắc Bộ và Thanh - Nghệ - Tĩnh. Mảnh đất Hoà Bình có vị trí chiến lược quan trọng trong quá trình dựng nước và giữ nước mấy ngàn năm của dõn tộc ta.

Về cấu trúc địa hình và cảnh quan sinh thái, vùng đất Hoà Bình bao gồm những dải nói đá vôi, đồi thấp, suối, bãi bồi, thung, thềm cỏ tiếp giáp với đồng bằng. Trong các dải nói đá vôi ở đây cớ nhiều hang động, mỏi đỏ. Chớnh ở đây là nơi cư trú và sinh sống của cư dân nguyên thuỷ Hoà Bình thời tiền sử, sơ sử. Họ sinh sống bằng nghề hái lượm, săn bắt các thực vật và động vật hoang dã. Bề dày lịch sử tô cư của họ đã tạo ra nền văn hoá Hoà Bình nổi tiếng với việc chế tác các công cụ bằng đá được Đại hội lần thứ nhất các nhà tiền sử Viễn Đông họp tại Hà Nội vào tháng giêng năm 1932 thừa nhận.

Văn hoá Hoà Bỡnh cú niên đại C14 sớm nhất từ 16.470 = 80 năm đến 18.420 = 150 năm trước Công nguyên và tồn tại đến khoảng 7500 năm trước Công nguyên. Căn cứ vào các di tích phát hiện trên địa bàn Hoà Bỡnh, cỏc nhà khảo cổ học Việt Nam phát hiện ra rằng: “Vào cuối thời kỳ đá giữa cách ngày nay khoảng trên một vạn năm, cư dân Hoà Bỡnh đó biết làm nghề nông nguyên thuỷ. Nh vậy có thể nói cư dân Hoà Bình là một trong những cư dân

đầu tiên phát minh ra nông nghiệp trồng trọt và Việt Nam - Hoà Bình là một trong những trung tâm phát minh nông nghiệp sớm nhất thế giới.

Lịch sử Hoà Bình là một quá trình phát triển liên tục. Nhưng các di tích phát hiện được chưa được cho phép chắp nối các giai đoạn chuyển từ thời đồ đá cũ sang thời đại kim khí, từ văn hoá hang động sang văn hoá nhà sàn và quá trình vươn ra chinh phục miền đồng bằng với nghề trồng lúa nước trên địa bàn Tỉnh Hoà Bình. Song điều đó có ý nghĩa cực kỳ quan trọng là với sự phát minh ra nghề trồng lúa nước, một bộ phận người Lạc Việt đã di chuyển dần về đồng bằng sông Hồng, Sụng Mó, Sụng Lam, sinh sống bằng nghề trồng lúa nước là chủ yếu. Mét bộ phận vẫn cư trú trên địa bàn tỉnh Hoà Bình sinh sống du canh, du cư bằng nghề trồng lúa nước, làm nương kết hợp với hái lượm, săn bắn.

Kinh tế lúa nước phát triển, bằng sự ưu việt của nó đã dẫn tới sù thành lập nhà nước Văn Lang và tiếp đó là Âu Lạc, kinh đô chuyển từ miền núi về đồng bằng với sự phổ biến của đồ đồng và tiêu biểu là trống đồng. Vào thời điểm này, Hoà Bình thuộc địa giới bộ Gia Ninh. Trên địa bàn Hoà Bỡnh đó phát hiện ra nhiều trống đồng nổi tiếng, đặc biệt là trống đồng Sông Đà do sứ Pháp MonLie cướp của một gia đình quan lang vựng Sụng Đà.

Trống đồng sông Đà được trưng bày tại hội chợ quốc tế Pari năm 1889, hiện nay trống đồng được lưu giữ tại Bảo tàng Ghimờ (Cộng Hoà Pháp).

Sự khác nhau về nguồn sống của người Lạc Việt ở đồng bằng và ở miền trung du, miền núi là cơ sở kinh tế của sự phõn hoỏ Việt - Mường vốn có chung một nguồn gốc. Có quan điểm cho rằng “Quá trình phõn hoá Việt - Mường diễn ra trong thời kỳ Bắc thuộc, tức trong thiên niên kỷ thứ nhất sau Công nguyên” ngược lại có quan điểm cho rằng “Phải đến thế kỷ XII - XIII mới là bước khởi đầu cho sự tách Mường khái khối Việt - Mường chung.

Vào năm 179 trước Cụng nguyên, nước Âu Lạc của An Dương Vương bị Triệu Đà xâm chiếm. Từ đó nước ta bị phương Bắc đô hộ gọi là thời kỳ Bắc Thuộc kéo dài hơn 1000 năm. Đến năm 938 chiến thắng Bạch Đằng vang

dội do Ngô Quyền lãnh đạo đã chấm dứt hơn 1.000 năm áp bức của phong kiến phương Bắc. trong thời kỳ Bắc Thuộc, Hoà Bình nằm trong quận Vũ Bình (thời Thuộc Ngô và Tần); huyện Tây Vu (thuộc thời Tõy Hỏn) huyện Long Bình và huyện Gia Linh (thời Thuộc Tuy). Đến thế kỷ X nước ta dành được độc lập từ đó Hoà Bình thuộc quận Phong Châu (hay còn gọi là Thượng Oai). Hoà Bình trải qua thời kỳ phong kiến độc lập cho đến thế kỷ XIX khi thực dân Pháp thiết lập chế độ cai trị thực dân trên đất nước (trừ 20 năm nước ta bị nhà Minh xâm lược và đô hộ vào đầu thế kỷ XV).

Trong thời kỳ Bắc Thuộc, còng nh trong thời kỳ phong kiến tự chủ, đối với các vùng rừng núi, nhà nước đô hộ phương Bắc và nhà nước phong kiến Trung ương thường giao quyền tự quản cho các thủ lĩnh địa phương. Triều đình giao việc cai trị các Mường (vựng), sỏch, động cho các động chủ, phụ đạo huyện, thổ tự, cỏc “Man”, trưởng - tù trưởng, quan lang ở địa phương.

Cách tổ chức xã hội khác nhau, cơ sở kinh tế cho sự tồn tại môi trường sinh thái khác nhau càng là điều kiện thuận tiện cho sự phõn hoỏ rõ rệt giữa hai cộng đồng Việt - Mường.

Vậy các Mường hình thành từ bao giờ? Đõy là vấn đề chưa có kiến giải cũng tương tù nh vấn đề Làng người Việt hình thành tự bao giê. Qua phương pháp điều tra hồi cố, ta biết trên địa bàn tỉnh Hoà Bỡnh cú 04 Mường lớn: Mường Bi, Mường Vang, Mường Thàng, Mường Động và cũng có 04 dòng họ lớn là: Đinh, Quách, Bạch, Hoàng. Ở Mai Châu, Đà Bắc có 02 dòng họ Xa và Hà. Trải qua quá trình phát triển lịch sử lâu dài, trong cộng đồng người Mường đã hình thành xã hội Mường với chế độ nhà Lang và trong cộng đồng người Thái hình thành chế độ nhà Tạo.

Khi mới ra đời, chế độ nhà Lang, nhà Tạo do quan Lang, quan Tạo đứng đầu là một bước phát triển tiến bộ của xã hội, đảm bảo sự tồn tại của cộng đồng người thời tiền sử, sơ sử. Về sau nó bị tha hoá trở thành xiềng xớch đối với cộng đồng.

Khi thực dân Pháp xâm lược và thống trị nước ta chúng càng lợi dụng chế độ nhà Lang, nhà Tạo để chia rẽ dõn tộc, chống lại sự thống nhất phong trào kháng chiến của nhân dân ta ở miền Bắc với miền đồng bằng sông Hồng và các tỉnh Thanh - Nghệ - Tĩnh. Hoà Bỡnh đó cựng nhân dân cả nước nổi lên chống ách đô hộ của thực dân Pháp. Đất Hoà Bỡnh đó nhuộm máu đào của biết bao nghĩa sĩ trong các cuộc khởi nghĩa của Nguyễn Quang Bích, Nguyễn Văn Giáp, của nghĩa quân Sông Đà: Đề Kiều, Đốc Ngữ, của những người con anh hùng chân đi đất, mình mặc áo vải: Tổng Kiêm, Đốc Bang. Nhưng tất cả các cuộc nổi dậy của đồng bào cỏc dõn tộc Hoà Bình đều bị dìm trong bể mỏu vỡ thiếu một đường lối cứu nước đúng đắn.

Chỉ đến khi lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc tìm ra con đường cứu nước và truyền bá chủ nghĩa Mác- Lờnin về nước dẫn đến việc thành lập Đảng Cộng Sản Việt Nam ngày 03 /02/ 1930 thì cuộc khủng hoảng về đường lối cứu nước mới chấm dứt. Dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng Sản, nhân dân cỏc dõn tộc tỉnh Hoà Bỡnh phỏt huy truyền thống nghĩa quân Sông Đà, đã vùng lên chống đế quốc, phong kiến, cùng nhân dân cả nước giành lại độc lập trong cách mạng tháng Tám năm 1945.

Nhưng thực dân Pháp âm mưu xâm lược nước ta một lần nữa. Hưởng ứng lời kêu gọi của Hồ Chủ Tịch: “Thà hi sinh tất cả chứ nhất định không chịu mất nước, nhất định không chịu làm nô lệ”. Thực hiện chính sách Đại Đoàn kết của Đảng, nhân dân cỏc dõn tộc Hoà Bỡnh đó tập hợp xung quanh mặt trận Việt Minh kiên quyết chống thực dân Pháp xâm lược. Thực dân Pháp hai lần đánh chiếm Hoà Bình, thiết lập vành đai trắng, hành lang Đông Tây, phòng tuyến Sông Đà. Lợi dụng bọn quan Lang phản động chúng dựng lên cái gọi là “Xứ Mường tự trị”, “Xứ Thái tự trị”. Nhưng dưới sự lãnh đạo sáng suốt của TØnh Uû, nhõn dân Tỉnh Hoà Bỡnh cựng quân chủ lực đã dũng cảm ngoan cường chiến đấu hai lần đánh bại thực dân Pháp và nguỵ quân, nguỵ quyền, giải phóng quê

hương. Năm 1952 Hoà Bình được giải phóng, đồng bào được tự do, chính quyền nhân dân được tái lập. Các tàn dư của chế độ nhà Lang khắc nghiệt bị loại trừ.

Được giải phóng, nhân dân tỉnh Hoà Bỡnh đó góp phần to lớn trong chiến dịch giải phóng miền Tây Bắc, đặc biệt là trong “chiến thắng Điện Biên Phủ chấn động toàn cầu”. Thực dân Pháp phải ký hiệp định Giơnever, kết thúc chiến tranh, một nửa đất nước được giải phóng. Dưới sự lãnh đạo của Đảng và chủ Tịch Hồ Chí Minh, cỏc dõn tộc tỉnh Hoà Bình phấn khởi bắt tay vào xây dựng chế độ mới xã hội chủ nghĩa.

Bị thất bại nặng nề ở miền Nam, đế quốc Mỹ mở cuộc chiến tranh bằng không quân, hải quân phá hoại miền Bắc. Hoà Bình là một trong những trọng điểm bắn phá của địch. Nhân dân Hoà Bình vừa sản xuất, vừa chiến đấu, đảm bảo giao thông thông suốt, thùc hiện khẩu hiệu” thóc thừa cõn, quõn thừa người” để chi viện cho miền Nam. Trên địa bàn Hoà Bình, quân, dõn đã chăng sẵn lưới lửa, hễ máy bay Mỹ xâm phạm vùng trời là đồng loạt nổ súng. Chỉ tính trong cuộc chiến tranh phá hoại lần thứ nhất từ ngày 05/08/1965 đến ngày 01/11/1968 quân dân Hoà Bỡnh đó đánh tan trên 1000 trận, bắn rơi 39 máy bay Mỹ. Trong cuộc chiến tranh phá hoại lần thứ hai, quân dân Hoà Bình lại bắn rơi 10 máy bay nữa. Bị thất bại đau đớn trong” chiến tranh đặc biệt”, “chiến tranh cục bộ”, “ chiến tranh phá hoại”, đế quốc Mỹ buộc phải đơn phương tuyên bố chấm dứt chiến tranh phá hoại miền Bắc, nhận ngồi đàm phán với ta tại Paris và buộc phải ký hiệp định Paris, rút hết nửa quân viễn chinh về nước, nhưng vẫn tiếp tục thực hiện chiến lược” Việt Nam hoá chiến tranh”. Miền Bắc không còn chiến tranh. Nhân dân cỏc dõn tộc Hoà Bình lại bắt tay vào công cuộc khôi phục kinh tế, phát triển văn hoá, tích cực viện trợ cho miền Nam, quyết “ đánh cho Nguỵ nhào”, thống nhất đất nước.

Thắng lợi của chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử mùa xuân năm 1975 đã giải phóng hoàn toàn miền Nam và thống nhất đất nước. Đất nước bước sang thời kỳ mới - thời kỳ cả nước xây dựng chủ nghĩa xã hội.

Từ cuối những năm 70 của thế kỷ XX, chế độ quan liêu bao cấp thời chiến bắt đầu bộc lé sức kìm hãm đối với nền sản xuất trong nước. Mọi ngành sản xuất bị sa sút. Hàng hoỏ tiờu dựng thiếu thốn nghiêm trọng. Đời sống của nhân dân hết sức khó khăn. Nhân dân Hoà Bình cũng nằm trong tình trạng đó. Tình hình khó khăn Êy, đồng bào cỏc dõn tộc Hoà Bình vẫn giữ vững niềm tin vào Đảng, vào chính phủ, sẵn sàng chấp nhận mọi hi sinh để xây dựng một cơ sở vật chất hết sức quan trọng cho chủ nghĩa xã hội - thuỷ điện sông Đà. Đây là một công trình thế kỷ, có sự đóng góp của cả nước, nhưng trước hết phải kể đến cống hiến to lớn của đồng bào cỏc dõn tộc Hoà Bình.

Các giá trị lịch sử, văn hoỏ vùng hồ thuỷ điện Hoà Bình nói riêng và tỉnh Hoà Bình nói chung đã đóng góp vô cùng lớn lao vào lịch sử - văn hoá của đất nước; một lần nữa khẳng định thêm bề dày lịch sử, văn hoá của đất nước, con người Việt Nam tự chủ. Đó là niềm tự hào của mỗi người dân Việt Nam.

Một phần của tài liệu luận văn thạc sĩ Quản lý di sản văn hoá vùng hồ Hoà Bình (Trang 34 - 39)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(114 trang)
w