Hoạt động du lịch xung quanh hồ Hoà Bình.

Một phần của tài liệu luận văn thạc sĩ Quản lý di sản văn hoá vùng hồ Hoà Bình (Trang 63)

Một vùng non nước kỳ vĩ chạy dài hơn 200 km từ đập thuỷ điện Hoà Bình ngược lờn cỏc tỉnh Sơn La và Lai Châu, trữ lượng nước khoảng gần 10 tỉ m3 đây là nguồn tài nguyên có giá trị rất lớn cho việc sản xuất điện năng. Song song với những giá trị to lớn về kinh tế hồ Hoà Bình còn là điểm đến lý tưởng của du khách. Với chiều dài hơn 200 km mặt hồ, hệ thảm thực vật thứ sinh đã tạo nên cho vùng hồ trở thành khu du lịch có hệ sinh thái đa dạng.

Tuy nhiên các cấp lãnh đạo tỉnh Hoà Bình - Đặc biệt là ngành du lịch Hoà Bình chưa nhận thức được vị trí quan trọng của danh thắng vùng hồ. Chưa đưa danh thắng vùng hồ Hoà Bình vào chiến lược phát triển kinh tế xã hội của tỉnh. Hoạt động du lịch ở Hoà Bình vẫn còn nhiều yếu kém, bộc lé nhiều khiếm khuyết cần khắc phục trong thời gian tới đó là:

+ Quy hoạch tổng thể du lịch Hoà Bình cũng như quy hoạch du lịch ở vùng hồ nhà máy thuỷ điện Sông Đà chậm phát triển, chưa có chiến lược cụ thể, sự kết hợp giữa ngành du lịch Hoà Bình và những ngành liên quan thiếu gắn kết hỗ trợ lẫn nhau, sản phẩm du lịch nghèo nàn, đầu tư cho cơ sở hạ tầng chưa thoả đỏng, cỏc doanh nghiệp kinh doanh du lịch ở vùng hồ Hoà Bỡnh cú quy mô nhỏ, năng lực cạnh tranh yếu, nguồn lực làm du lịch vừa thiếu vừa yếu kể cả đội ngò làm công tác quản lý du lịch... Đây cũng là bài toán nan giải cho du lịch Hoà Bình nói chung và du lịch vùng hồ thuỷ điện Hoà Bình nói riêng. Việc quản lý không theo hệ thống, hay nói cách khác là chồng chéo dẫn đến tình trạng “cha chung không ai khóc”.

+ Du khách sẽ rất bất ngờ và cảm thấy chạnh lòng khi đi từ nhà máy thuỷ điện Hoà Bình lên tới cảng Bích Hạ chưa đầy 5 km. Con đường dẫn du khách đến một địa danh du lịch nổi tiếng lòng hồ mới tàn tạ làm sao. Sau nhiều năm con đường lên cảng Bích Hạ này đó nỏt nhừ, những ổ Trâu, ổ Voi xuất hiện thế nhưng vẫn không có sự đầu tư, quý khách vẫn phải vất vả vượt qua đoạn đường nay để đến với hồ Hoà Bình.

Cảng Bích hạ nằm bờn bê trỏi Sông Đà là nơi du khách chuẩn bị cuộc hành trình trên vùng hồ thuỷ điện Hoà Bình. Do quản lý yếu kém, chồng chéo nờn trờn cảng cũng lộn xộn và mất vệ sinh. Thật phản cảm cho du khách khi du khách muốn được đến tận hưởng sự trong lành của hệ sinh thái vùng hồ thì đầu tiên du khách đã phải thưởng thức sự ô nhiễm mất vệ sinh của bến cảng. Cảng Bích Hạ thực chất do cục đường sông quản lý. Song vẫn tồn tại những

đội tàu thuyền của cảng mỏ 8, đội thuyền của nhà máy thuỷ điện Hoà Bình, đội thuyền của công ty du lịch và của cả tư nhân...

Trên thực tế, du khách khi lên tàu là bắt đầu một cuộc hành trình trờn vựng hồ thuỷ điện Hoà Bình, du khách sẽ tận hưởng sự trong lành của một vùng sinh thái đặc biệt với sự trải dài của mặt hồ được bao bọc hai bên bằng những dãy núi trùng điệp. Du khách ngồi trên tàu khoảng từ 1 - 2h đồng hồ du khách sẽ đến với đền Thỏc Bờ ( Đền Bờ trái và Đền Bờ phải). Sau khi lên thăm Đền Thác Bờ du khách sẽ đi tiếp lên thăm động Thỏc Bờ.

Du lịch xung quanh vùng hồ là vậy; thật đơn giản khiến du khách bị hụt hững. Mét danh thắng nổi tiếng nh vùng hồ thuỷ điện Hoà Bình, nhưng thiếu đủ thứ (các dịch vụ nghỉ ngơi, các dịch vụ vui chơi giải trí, các sản phẩm du lịch mang bản sắc của đa dõn tộc...). Điều này xuất phát từ khâu quản lý, tổ chức yếu kém của chính quyền và các ban ngành có liên quan.

Nên chăng, thời gian tới sở Văn hoá thông tin và Du lịch Hoà Bình - Nhà máy thuỷ điện Hoà Bình, ngành du lịch tỉnh Hoà Bình liên kết lại với nhau xây dựng chiến lược cụ thể, để khu danh thắng vùng hồ thuỷ điện Hoà Bình trở thành điểm đến lý tưởng của du khách và xứng tầm với những giá trị vốn có của nó.

Một phần của tài liệu luận văn thạc sĩ Quản lý di sản văn hoá vùng hồ Hoà Bình (Trang 63)