* Những điểm mạnh và những việc đã làm được.
Thuỷ điện Hoà Bình là một công trình Kinh tế - văn hoá lớn của đất nước. Văn hoá vùng hồ thuỷ điện Hoà Bỡnh cú bề dày lịch sử mang đậm bản sắc truyền thống của các dõn téc thiểu số phía Bắc. Thuỷ điện Hoà Bỡnh cỏch thủ đô Hà Nội không xa (76 km) giao thông đường thuỷ, đường bộ đều thuận tiện. Hoà Bình là cửa ngõ Tây Bắc thuận tiện đi lại cho các tỉnh Sơn La - Điện Biên - Lai Châu. Nói chung, tỉnh Hoà Bình là đầu mối giao thông quan trọng, nối liền giữa các tỉnh khu vực Tây Bắc và vùng châu Thổ Sông Hồng, rất thuận tiện cho tiềm năng khai thác du lịch, văn hoá.
Ngành văn hoá và ngành du lịch đã thiết lập được mối quan hệ hợp tác trao đổi thông tin. Mối quan hệ đó được thể hiện trong các văn bản pháp lý của 02 ngành, pháp lệnh bảo vệ di tích lịch sử văn hoá 1984 và luật di sản văn hoá năm 2001 cũng như pháp lệnh Du Lịch năm 1999 và Luật Du Lịch năm 2005 đã quy định trong việc bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hoá.
Những năm qua, tuy chưa có những chương trình lớn phối hợp chung giữa hai ngành văn hoá và du lịch song trong qua trình hoạt động hai ngành thường xuyên trao đổi thông tin và có sù phối hợp thực hiện với một số chương trình văn hoá của các địa phương trên địa bàn tỉnh, tổ chức các sự kiện văn hoá dõn téc (đặc biệt là ngày hội văn hoá cỏc dõn téc khu vực Tây Bắc) mỗi năm một lần nhưng nhằm quảng bá, xúc tiến cho văn hoá mang đậm bản sắc dõn tộc.
Ngành du lịch đã tổ chức phát triển sản phẩm du lịch văn hoá.
Di tích danh thắng vùng hồ thuỷ điện Hoà Bình là sự đan xen, kết hợp hài hoà giữa những di tích cũ và di tích đương đại tạo nên một quần thể di tích, danh thắng đa dạng, phong phú, hấp dẫn du khách.
* Những bất cập, tồn tại.
Các cấp, các ngành liên quan, đặc biệt là sở VHTT & DL Hoà Bình, ngành du lịch Hoà Bình chưa thực sự vào cuộc, buụng lỏng quản lý, chưa có tầm nhìn chiến lược khi đang quản lý một quần thể di tích, danh thắng nổi tiếng. Vẫn còn quan điểm cho rằng du lịch khai thác di sản của ngành văn hoá để hưởng lợi mà không chia sẻ đầu tư trong việc bảo vệ, tôn tạo di tích. Trong khi mọi người đều hiểu rằng du lịch đó đúng góp mọi nguồn thu cho ngân sách nhà nước theo luật định và Nhà nước là người điều tiết các nguồn thu đó để cấp vốn trở lại cho công tác bảo tồn di tích. Ngoài ra du lịch đưa du khách đến với các di tích, đõy là điều kiện thuận lợi cho quảng bá văn hoá còng nh tăng nguồn thu từ di tích.
Chưa có sự phối hợp để xây dựng những chương trình kế hoạch trong việc bảo tồn, khai thác các di sản phục vụ du lịch cụ thể là:
Trước đây khi chưa thực hiện Nghị định 13 của chính phủ, Bộ VH-TT và tổng cục Du Lịch chưa có văn bản pháp lý liờn bé chuyên về vấn đề bảo
tồn và phát huy giá trị di sản văn hoá phục vụ phát triển du lịch... Các ngành chỉ làm việc của mình không có sự liên kết với nhau. Ngành Văn hoá có chương trình và mục tiêu về bảo tồn di tích, trong khi đó ngành du lịch cũng có chương trình hành động quốc gia về du lịch và chương trình đầu tư cơ sở hạ tầng du lịch nhưng 02 ngành đã không có được những phối kết hợp cần thiết để tập chung đầu tư hình thành những sản phẩm du lịch, văn hoá đặc thù, chất lượng cao cho mỗi vùng và địa phương.
Hoà Bình trong những năm qua cũng không phải là một ngoại lệ. Sở VHTT & DL Hoà Bình chưa thành lập được ban quản lý di tích (cả tỉnh không có một ban quản lý di tích nào). Điều này thể hiện rõ sự thiếu quan tâm, yếu kém của ngành văn hoá. Cơ sở hạ tầng chưa có sự đầu tư đúng mức dẫn đến tình trạng xuống cấp của các di tích vì lý do các di tích thuộc sù quản lý của tư nhân nên dẫn đến tình trạng chỉ khai thác chứ không bảo tồn, tôn tạo. Thiết nghĩ việc này cần được chấm dứt ngay trong thời gian ngắn nhất để di tích, danh thắng không bị tàn phá.
Công tác quy hoạch di tích, lập hồ sơ để công nhận di tích là một điểm yếu cũng cần nhắc tới. Sự thiếu quan tâm, quản lý yếu kém dẫn đến tình trạng chung của tỉnh trong việc lập hồ sơ di tích, quy hoạch di tích rất chậm trễ. Các nhà quản lý chưa nhìn thấy được sự tương tác thúc đẩy phát triển lẫn nhau giữa văn hoá và kinh tế và ngược lại.
Việc kiểm tra, giám sát từ các cơ quan cấp trên còn chưa được thường xuyên, đặc biệt trong việc giám sát chất lượng chuyên môn các công trình bảo tồn còn chưa sâu sát.
Đội ngò những người làm chuyên môn còn rất thiếu và yếu, đây cũng là bài toán chưa có lời giải thích.
Năm 1986 đất nước xoá bỏ tư duy quan liêu bao cấp, du lịch chuyển cơ cấu kinh tế sang kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Sau hơn 20 năm đất nước đã chuyển mình rõ rệt, được nhiều các nước trong khu vực cũng như thế giới biết đến. Với những bước nhảy vọt về kinh tế Việt Nam đã và đang đi đúng hướng. Kinh tế nhảy vọt xã hội ổn định là cơ hội lớn để chúng ta hội nhập. Việt Nam trong con mắt các nước phát triển và thế giới là điểm đến đáng tin cậy không những trong đầu tư làm ăn kinh tế mà còn là điểm đến du lịch văn hoá lý tưởng. Đây cũng là cơ héi lớn để Việt Nam hội nhập và phát triển đất nước trên nhiều lĩnh vực. Tuy nhiên thách thức không hề nhỏ, tư duy kinh tế quan liêu bao cấp đã ăn sâu vào con người Việt Nam, chí Ýt cũng là một vài thế hệ. Việt Nam chưa phải là nước phát triển, hai cuộc chiến tranh phi nghĩa của thực dân Pháp và đế quốc Mỹ đã để lại những hậu quả nặng nề về con người, môi trường còng nh sù tụt hậu kinh tế trong khu vực.
Chóng ta có nguồn nhân lực dồi dào, song chưa được đào tạo một cách có bài bản, dẫn đến tình trạng thiếu công nhân bậc cao và chủ yếu là lao động phổ thông. Đây cũng là thách thức không nhỏ trong cuộc hội nhập của đất nước.
Để khắc phục được những nhược điểm nói trên, chúng ta phải có những chiến lược lâu dài và bền vững trước tiên là về chiến lược con người (như nước Nhật đã từng làm), như Chủ Tịch Hồ Chí Minh đã từng nói: “Nhân tài là nguyên khí của quốc gia, nguyên khí mạnh thì nước mới mạnh và nguyên khí yếu thì nước sẽ yếu”.
TIỂU KẾT CHƯƠNG 2
Công tác bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hoá ở nước ta nói chung, Hoà Bình nói riêng đó có những bước chuyển biến tích cực. Đảng và nhà nước đó cú chủ trương, đường lối đúng đắn chấn hưng nền văn hoá dõn téc, quan tâm đến công tác bảo tồn, tôn tạo và phát huy các giá trị di sản. Thể hiện ở việc ban hành các văn bản luật có liên quan như: Luật di sản văn hoá, Luật du lịch, Luật bảo vệ tài nguyên môi trường và những văn bản, những Nghị định hướng dẫn công tác bảo vệ các di sản cũng như môi trường tại các khu vực di sản trên cả nước đã quan tâm hỗ trợ kinh phí đồng thời ban hành những cơ chế quản lí nguồn thu tại các di tích, di sản để đầu tư cho công tác bảo tồn và quản lý phát huy hiệu quả các di sản, các di tích phục vụ phát triển du lịch cũng như phát triển kinh tế.
Công tác bảo tồn, tôn tạo các giá trị văn hoá thời gian qua đã có được những thành quả đáng ghi nhận.
Một bộ phận lớn di tích văn hoá lịch sử và nhiều giá trị văn hoá phi vật thể đã được đầu tư, bảo vệ, tôn tạo và phục hưng. Đặc biệt là các di sản văn hoá thế giới, các di tích quốc gia quan trọng và những giá trị văn hoá phi vật thể đặc sắc của dõn tộc.
Thời gian qua, các ngành văn hoá và du lịch cũng đã tích cực, chủ động triển khai các hoạt động tổ chức khai thác giá trị các di sản văn hoá phục vô phát triển du lịch. Đó có một số hoạt động kết hợp với hai ngành, tuy nhiên việc phối hợp còn chưa đạt hiệu quả, vẫn còn những quan điểm khác nhau trong vấn đề này. Đây cũng là nguyên nhân của việc phát huy theo hiệu quả giá trị các nguồn tài nguyên văn hoá phục vụ du lịch. Đâu đó, vẫn còn tồn tại những phần tử xấu, lạm dông di tích để buôn thần bán thánh.
Tuy ngành văn hoá và du lịch có những chuyển biến tích cực, nhưng hiệu quả đạt được lại chưa được nh mong muốn. Những bất cập tồn tại như đã nói ở trên cho thấy, việc đưa ra những quan điểm định hướng và giải pháp cho việc đẩy mạnh sù phối kết hợp liên ngành và sự đồng thuận của toàn xã hội
trong thời gian tới nhằm bảo tồn, tôn tạo di tích, danh thắng gắn liền với phát triển du lịch một cách bền vững là hết sức cần thiết và cấp bách. Phát triển du lịch cũng là một phần trong phát triển kinh tế của đất nước.
CHƯƠNG 3