Giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý và phát triển du lịch.

Một phần của tài liệu luận văn thạc sĩ Quản lý di sản văn hoá vùng hồ Hoà Bình (Trang 77 - 83)

3.1.1.Xõy dùng chiến lược bảo tồn và phát huy di sản phục vụ du lịch.

Thế giới đang phải trải qua mét giai đoạn khó khăn về tài chính. Khủng hoảng Kinh tế ở nhiều nước đã kéo theo sự đi xuống của ngành kinh tế du lịch toàn cầu. Theo tổ chức du lịch thế giới mức tăng trưởng của du lịch thế giới đã giảm 2% trong năm 2008 và sẽ quay lại con sè 0 trong năm 2009, Geoffreylipman phó tổng thư ký tổ chức du lịch thế giới, nhận định: ngành du lịch thế giới đang trải qua mét trong những giai đoạn khó khăn nhất trong lịch sử. Sù suy thoái tại các nước công nghiệp hoá với các lĩnh vực bất động sản, xây dựng hay ngành sản xuất xe hơi đó tỏc động đến ngành du lịch. Dù vậy, tổ chức này đã cho rằng khi kinh tế khởi sắc trở lại, du lịch sẽ là lĩnh vực đầu tiên có bước phát triển tăng vọt. Chính vì vậy, tổ chức du lịch thế giới vẫn duy trì mức dự báo 1,6 tỉ người sẽ đi du lịch trên thế giới vào năm 2020. Du lịch luôn là một trong những nhu cầu không thể thiếu của xã hội hiện đại và cũng bởi thế, để phát triển ngành công nghiệp khụng khúi này trong thời kỳ khủng hoảng cần thiết phải có chiến lược cụ thể, bán sản phẩm du lịch theo yêu cầu của khách hàng và làm sao mang lai sự thoải mái cho du khách khi đến du lịch tại địa phương.

Theo nghiờn cứu của tạp chí Mỹ Forbes, mét trong những xu hướng phát triển chủ yếu hiện nay là lĩnh vực du lịch thế giới là sự quan tâm tới môi

trường xung quanh. Hay nói cách khác, xu hướng phát triển của du lịch trong hiện tại và tương lai là chú trọng đến du lịch bền vững, du lịch sinh thái. Còng theo Forbes 43 triệu khách du lịch Mỹ quan tâm tới trạng thái môi trường xung quanh. Khách du lịch được mời thăm quan những động vật được sinh sống trong thiờn nhiên hoang dã, nghỉ ngơi trong những căn nhà gỗ, làm sao để Ýt gây tác hại đối với thiên nhiên. Cỏc hãng cho thuê xe đã sắm những chiếc xe ô tô chạy bằng nhiên liệu sinh học. Ngoài ra hiện nay ở Châu Âu người ta cấm dùng loại xe sử dụng hệ thống thải khí đời cũ.

Bên cạnh những loại hình du lịch sinh thái, du lịch khám chữa bệnh, du lịch mạo hiểm, du lịch giáo dục.. Gần đây du lịch văn hoá được xem là loại sản phẩm đặc thù của các nước đang phát triển, thu hót nhiều khách du lịch quốc tế, đem lại nhiều giỏ trị lớn trong cộng đồng xã hội. Du lịch văn hoá chủ yÕu dùa vào các sản phẩm văn hoá, những lễ hội dõn tộc truyền thống, kể cả những phong tục tín ngưỡng. Để tạo sức hót đối với khách du lịch bản địa và tất cả các nơi trên thế giới. Đối với khách du lịch có sở thích nghiên cứu, khám phá văn hoá và phong tục tập quán bản địa, thì du lịch văn hoá là cơ hội để thoả mãn nhu cầu của họ.

Phần lớn hoạt động du lịch văn hoá gắn liền với địa phương - nơi lưu dữ nhiều lễ hội văn hoá và còng là nơi tồn tại đúi nghèo. Khách du lịch ở các nước phát triển thường lùa chọn lễ hội của các nước đang phát triển để tổ chức những chuyến du lịch nước ngoài. Bởi thế thu hót khách du lịch tham gia du lịch văn hoá trước là tạo ra dòng chảy mới và cải thiện cuộc sống của người dân địa phương. Ở những nước kộm phỏt triển hoặc đang phát triển, nền tảng phát triển phần lớn dùa vào những đầu tư lớn để tạo ra những điểm du lịch đắt tiền, mà thường dùa vào nguồn du lịch tự nhiên và sự đa dạng trong bản sắc dõn tộc, danh thắng của địa phương, những lễ hội văn hoá. Những nguồn lợi này vừa tạo ra giá trị lớn cho ngành du lịch, vừa đóng góp

đáng kể cho sự phát triển của cộng đồng xã hội. Những quốc gia phát triển mạnh du lịch văn hoá là Thái Lan, Indonesia, Malaysia, Trung Quốc và một số nước thuộc khu vực Nam Mỹ.

Tổng cục du lịch Việt Nam đã dự báo trước tình hình ảm đạm của kinh tế thế giới, lượng khách du lịch đến Việt Nam có khả năng suy giảm, ngành du lịch Việt Nam đang nỗ lực tìm kiếm các biện pháp để vượt qua khó khăn, duy trì đà tăng trưởng trong năm 2009 với mục tiêu 4,5 lượt khách quốc tế 22 triệu lượt khách nội địa và thu nhập xã hội từ du lịch đạt 65.000 tỉ đồng .

Nằm ở vị trí trung tâm Đông Nam Á và cú tỡnh hình chính trị xã hội ổn định. Việt Nam có lợi thÕ trước xu hướng các du khách chọn các điểm đến gần trong thời gian ngắn. Thị trường khách quốc tế đến du lịch Việt Nam chủ yếu vẫn là các thị trường trọng điểm như: Nhật, Hàn Quốc, Óc, Mỹ, Pháp. Đặc biệt trước xu thế gia tăng của lượng khách du lịch châu Á, tổng cục du lịch đã đề ra một số giải pháp trước mắt cũng như lâu dài nhằm thu hót khách du lịch vào Việt Nam cũng như định hướng về thị trường, về sản phẩm, về vấn đề giá cả, dịch vô, về xúc tiến du lịch cho các doanh nghiệp kinh doanh du lịch, lữ hành.

Nhìn chung, nhu cầu du lịch vào Việt Nam rất đa dạng nhưng cũng không khác mấy so với thế giới, đó là khách du lịch thường tìm đến những địa điểm cã thể đáp ứng nhu cầu nghỉ ngơi, giải trí, khám phá, chữa bệnh, nghiên cứu, học hỏi nơi khách muốn đến du lịch còn cần giá phải rẻ, giao thông thuận lợi an ninh trật tự tốt. Ưu thế của du lịch Việt Nam so với các nước trong khu vực chính là du lịch sinh thái, với khí hậu trong lành nhiều danh lam thắng cảnh nhiệt đới, rừng rậm, nói cao, bãi biển đẹp, thức ăn ngon du khách đến Việt Nam còn bị hấp dẫn bởi lịch sử hào hùng và bi tráng của dõn tộc bởi nhiều sinh hoạt cộng đồng nhiều di tích văn hoá còn dạng nguyên sơ chưa bị biến dạng.

Đối với Hoà Bình một tỉnh cửa ngõ của Tây Bắc là cầu nối giữa các tỉnh phía Tây Bắc với các tỉnh Đồng Bằng Bắc Bộ, giao thông thuận tiện, phong phú về cảnh quan thiên nhiên, có bề dày chiều sâu về lịch sử - văn hoá, là cái nôi của văn hoá Hoà Bình nổi tiếng, cộng thêm văn hoá vùng hồ với nét đặc trưng, du lịch Hoà Bình sẽ tiếp tục khởi sắc và tăng nhanh, mạnh trong những năm tới. Với những lý do đó nêu ở trên, những thuận lợi và thách thức đang đón chờ sù phát triển du lịch của tỉnh Hoà Bình nói riêng và đất nước nói chung. Chớnh vì vậy tỉnh Hoà Bình phải xây dựng cho mình chiến lược bảo tồn và phát huy di sản và phát triển du lịch.

Chiến lược nhằm bảo tồn, tồn tạo và năng cao hiệu quả khai thác di sản có ý nghĩa cực kỳ quan trong đối với việc xây dựng các giải pháp và tổ chức thực hiện các giải pháp đó trong thực tiễn chiến lược không đúng sẽ có giải pháp không đúng và không thể thực hiện tốt được việc bảo tồn phát huy các giá trị di sản văn hoá, trái lại có thể phản tác dụng dẫn đến phá hoại di sản hoặc di sản không có đủ điều kiện để bảo tồn.

Trong quyết định số 1706/QĐ-BVHTT ngày 24/7/2001 của Bộ trưởng Bộ Văn hoá, Thể thao về phê duyệt quy hoạch tổng thể bảo tồn và phát huy giá trị di tích lịch sử, văn hoá và danh lam thắng cảnh đến 2020 xác định việc bảo tồn, tôn tạo và khai thác di tích phải dựa trờn những quan điểm sau:

Thứ nhất, việc bảo tồn, tôn tạo và khai thác giá trị các di tích phải đảm bảo tính trung thực của lịch sử hình thành các di tích không được làm sai lệch giá trị và đặc điểm vốn có của di tích, đảm bảo tớnh nguyờn gốc của di tích.

Di tích là bằng chứng vật chất phản ánh trung thực lịch sử phát triển của mỗi dõn tộc, mỗi thời đại, do đó việc bảo tồn, tôn tạo và khai thác di tích phải đảm bảo yêu cầu không làm sai lệch các giá trị vốn có chứa đựng trong di tích là một yêu cầu cực kỳ quan trọng, có tính bắt buộc. Nếu các giá trị chứa đựng trong di tích bị làm sai lệch hoặc bị mất đi trong quá trình bảo tồn

và khai thác sẽ làm cho di tích đú khụng phản ánh đúng quá trình phát triển của lịch sử, thậm chí còn phản ánh sai, lẽ đương nhiên là mất đi giá trị vốn có của di tích. Đây là quan điểm có ý nghĩa quan trọng, chi phối toàn bộ các hoạt động bảo tồn, tôn tạo và khai thác di tích. Hoạt động bảo tồn phải coi trọng bảo tồn tất cả các giá trị vốn có của di tích (bao gồm cả giá trị văn hoá vật thể và văn hoá phi vật thể) đảm bảo tớnh nguyờn gốc của di tích, hoạt động tôn tạo và khai thác di tích, không được làm biến đổi những yếu tố cấu thành của di tích cũng như cảnh quan môi trường, không được xây dựng những công trình giả di tích với bất kỳ mục đích gì.

Thứ hai, bảo tồn, tôn tạo phải gắn với khai thác những giá trị Văn hoá vật thể và phi vật thể của di tích, với sự phát triển kinh thế xã hội của địa phương sự phát triển của các ngành. Mỗi di tích bao giê cũng chứa đựng giá trị văn hoá vật thể và giá trị văn hoá phi vật thể, do đó việc bảo tồn di tích chính là bảo tồn hai giá trị trên. Tuy nhiên nếu hoạt động bảo tồn, tôn tạo tách rời với hoạt động khai thác các giá trị văn hoá và phi vật thể của di tích thì mục đích của hoạt động bảo tồn là giữ gìn di tích và giới thiệu các giá trị của di tích sẽ không đạt được và thiếu điều kiện để bảo tồn di tích, hiệu quả kinh tế xã hội trong bảo tồn, tôn tạo và khai thác không cao. Thực thế cho thấy nhiều di tích sau khi đầu tư bảo tồn giá trị vật thể của di tích do không bảo tồn các giá trị phi vật thể và tổ chức khai thác tốt, khách tham quan sẽ đến di tích rất Ýt thậm chí họ chỉ đến một vài lần, vì ở đó chỉ có phần xác mà không có phần hồn của di tích, nguồn thu của di tích giảm dần, các sinh hoạt Văn hoá truyền thống gắn với di tích không được tổ chức nên sau một thời gian ngắn di tích lại tiếp tục bị xuống cấp, hư háng, nguồn thu để tái đầu tư cho di tích không có nên nhà nước lại phải tiếp tục đầu tư. Đây là quan điểm định hướng quan trọng cho việc đầu tư bảo tồn, tôn tạo và khai thác di tích trong giai đoạn hiện nay.

Thứ ba, tạo lập ra sù hài hoà giữa phát triển kinh tế, quá trình đô thị hoá với việc bảo vệ di tích, ngăn chặn tình trạng lấn chiếm đất đai và xây dựng các công trình không phù hợp trong các khu vực bảo vệ và vùng đệm di tích.

Quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước đặt ra yêu cầu cần khai thác tối đa các nguồn lực trong nước cũng như các địa phương để phát triển nền kinh tế, trong đó khai thác tài nguyên là tất yếu. Việc tổ chức khai thác tài nguyên ở những nơi có di tích sẽ nảy sinh mâu thuẫn với việc bảo tồn di tích, cần có cách giải quyết phù hợp để có thể khai thác được tài nguyên nhưng vấn bảo tồn được di tích. Quá trình đô thị hoá cũng tác động mạnh đến việc bảo vệ các di tích ở các khu đô thị cổ và các khu đô thị mới sẽ có những mâu thuẫn gay gắt, vì vậy vấn đề đặt ra là cần phái bảo tồn di tích nhưng không gây trở ngại cho quá trình đô thị hoá. Đây là quan điểm xác lập sự hài hoà giữa bảo tồn di tích với sự phát triển kinh tế, quá trình đô thị hoá và quản lý cỏc cụng trỡnh xây dùng trong khu vực bảo vệ và vùng đệm của di tích, ngăn chặn việc lấn chiếm đất đai của di tích sẽ là cơ sở cho việc xây dựng các chính sách quản lý, các tiêu chí khi xem xét đầu tư các dự án phát triển kinh tế, các công trình dân dụng ở khu vực có di tích.

Thứ tư, bảo tồn, tôn tạo và khai thác di tích là trách nhiệm của toàn xã hội trong đó nhà nước giữ vai trò chủ đạo.

Tuy nhiên, di tích là tài sản quốc gia nên nhà nước phải giữ vai trò chủ đạo. Trách nhiệm bảo tồn, tôn tạo và khai thác di tớch được thể hiện trong việc tham gia quản lý, đóng góp kinh phí, thực hiện các hoạt động bảo vệ, bảo tồn và khai thác di tích. Nếu không xác định đúng trách nhiệm bảo tồn và khai thác di tích là trách nhiệm của toàn xã hội thì nhà nước có nguồn kinh phí lớn đến đâu cũng không thể bảo vệ được di tích, mặt khác nếu nhà nước không giữ vai trò chủ đạo thì việc bảo tồn, tôn tạo và khai thác di tích sẽ gặp nhiều khó khăn khó tránh khỏi về nguồn vốn đầu tư, đào tạo cán bộ quản lý

chuyên môn nghiệp vụ và quá trình bảo tồn di tích do không am hiểu khoa học bảo tồn hay nguồn kinh phí không đủ để thực hiện yêu cầu bảo tồn di tích đặt ra.

Thứ năm, di tích, danh thắng là đối tượng khai thác của du lịch, nguồn thu của ngành du lịch không thể tách rời di tích, danh thắng, thậm chí có thể xem là nguồn thu cơ bản nhất, quan trọng nhất, và cũng là chủ yếu nhất. Do đó, một quan điểm nhất quán là nguồn thu từ du lịch phải gắn liền với việc bảo tồn, tôn tạo di tích. Đây là một quan hệ hữu cơ, biện chứng vì thông qua hoạt động du lịch, và ngược lại nguồn thu từ tham quan du lịch phải góp phần quan trọng trùng tu tôn tạo di tích. Đó mới là quan điểm bảo tồn mang tính bền vững và cũng là quan điểm phát triển du lịch bền vững chỉ có phát triển bền vững mới đảm bảo nguồn tài nguyên du lịch Ýt bị tổn hại, để mỗi điểm du lịch ngày càng trở nên hấp dẫn hơn, không ngừng thoả mãn nhu cầu phát triển du lịch hiện tại mà còn đáp ứng yêu cầu phát triển du lịch trong tương lai.

Một phần của tài liệu luận văn thạc sĩ Quản lý di sản văn hoá vùng hồ Hoà Bình (Trang 77 - 83)