Giải pháp về xõy dựng tour, tuyến, sản phẩm du lịch.

Một phần của tài liệu luận văn thạc sĩ Quản lý di sản văn hoá vùng hồ Hoà Bình (Trang 96 - 98)

Di tích danh thắng Hoà Bình được phân bố và trải dài khắp địa bàn của tỉnh, bên cạnh nú cú những trung tâm di tích, danh thắng mang tính điểm nhấn, là tài nguyên du lịch hết sức hấp dẫn có khả năng thu hót khách du lịch cao như nhà máy thuỷ điện và vùng hồ nhà máy thuỷ điện Hoà Bình - suối nước khoáng Kim Bôi, làng văn hoá bản Lỏc dõn tộc Thỏi (Mai Châu), làng văn hoá bản Mỗ dõn tộc Mường (Kỳ Sơn), đài tưởng niệm anh hùng Cự Chớnh Lan... do vậy có thể chia ra các loại hình di tích, danh thắng Hoà Bình thành những cụm di tích danh thắng như sau:

- Côm 1 (trung tâm nhà máy thuỷ điện Hoà Bình): bao gồm nhà máy thuỷ điện Hoà Bình, tượng Bác Hồ, đài tưởng niệm những người có công xây dựng thuỷ điện Hoà Bình, bức thư thế kỷ, vựng lũng hồ thuỷ điện Hoà Bình, đền Thác Bờ tả, hữu, động đền bờ, núi thơ của vua Lê, động Tiờn Phi.

- Côm 2 (thuộc huyện Kỳ Sơn): bao gồm tượng đài Tây Tiến, tượng đài anh hùng Cù Chình Lan, làng văn hoá “làng Mỗ”.

- Côm 3 (trung tâm huyện Kim Bôi): bao gồm suối nước nóng và khu du lịch nước khoáng Kim Bôi- ATK Kim Bôi...

- Côm 4 (huyện Mai Châu): bao gồm bản Lác thuộc xã Chiềng Châu huyện Mai Châu.

- Côm 5 (huyện Lạc Thuỷ): bao gồm quần thể di tích thắng cảnh chựa Tiờn, động Phỳ Lóo, trong đó có di tích khảo cổ học động Tiên, di tích văn hoá, nghệ thuật thắng cảnh nằm ở sườn phía tây dãy núi Hương TÝch, cách thắng cảnh Hương Sơn 5km, bao gồm nhiều điểm du lịch: du lịch xanh, du lịch văn hoá, du lịch lịch sử, du lịch dõn tộc học...

Trên cơ sở xác lập tour, côm di tích, danh thắng nh đã nêu trên, chúng ta có thể thành lập các tuyến du lịch ở Hoà Bình nh sau:

- Tuyến khu vực (theo con đường quốc lé 6) khu vực Tây Bắc với các trung tâm (Sơn La- Điện Biên- Lai Châu)

- Tuyến quốc gia (liên kết với Hà Nội- Quảng Ninh) - Tuyến quốc tế (Trung Quốc- Lào)

Từ việc phân cụm, tour, tuyến như đã nêu trên chúng ta có thể thấy rằng, tiềm năng du lịch Hoà Bỡnh khỏ phong phú, đa dạng, có tính hấp dẫn khách du lịch cao, thời gian lưu trú có thể dài ngày... Điều quan trọng là phải kết hợp như thế nào giữa di tÝch, danh thắng, cơ sở hạ tầng du lịch với năng lực tổ chức của cỏc cụng ty lữ hành, quảng bá thương hiệu và hình ảnh cũng như giá trị của di tích, danh thắng có thể khai thác tốt tiềm năng vốn cố của di tích, danh thắng.

Sự liên kết mang tính tương đối, vì nhu cầu khách tham quan du lịch không đơn thuần chỉ đi du lịch một loại hình, cũng như ràng buộc tour, tuyến mang tính cố định mà phải tôn trọng sở thích của từng cá nhân hay nhóm khách du lịch; do vậy cần có sự liên kết tour cũng như đa dạng hoá sản phẩm du lịch thông qua tu bổ tôn tạo di tích, danh thắng để có thể đáp ứng nhu cầu hưởng thụ của khách du lịch.

Sản phẩm du lịch Hoà Bình là nơi tô cư của nhiều dõn téc thiểu số anh em, mỗi dõn tộc mang mầu sắc văn hoá đặc trưng truyền thống riêng. Đây cũng là yếu tố rất quan trọng trong việc phát triển du lịch văn hoá, đặc biệt là

phát triển sản phẩm du lịch. Sản phẩm du lịch ở Hoà Bình chủ yếu là sản phẩm thủ công được những bàn tay khéo léo của đồng bào dõn tộc tiểu số làm nên như (cạp váy Mường, Thái, vải thổ cẩm, khăn piờu của người thỏi, vỏy, trang phục dõn tộc, đệm bông của người Thái rất nổi tiếng, những sản phẩm về Èm thực như cơm lam...)

Tuy nhiên sản phẩm du lịch vẫn mãi là vậy thì qua đơn điệu và nhàm chán, nên chăng chúng ta nên khôi phục lại các làng nghề (đặc biệt là làng nghề dệt thổ cẩm) thay đổi mẫu mã, có những ý tưởng mới đưa vào sản phẩm du lịch.

Các ban ngành liên quan, đặc biệt là ngành du lịch nên đầu tư vào khôi phục các làng nghề, đầu tư thích đáng cho những nghệ nhân tài hoa nhằm mục đích tạo ra những sản phẩm du lịch có sức cuốn hót du khách.

Một phần của tài liệu luận văn thạc sĩ Quản lý di sản văn hoá vùng hồ Hoà Bình (Trang 96 - 98)