Công tác tổ chức hoạt động văn hoá tín ngưỡng và lễ hội tại di tích * Tín ngưỡng của người Mường.

Một phần của tài liệu luận văn thạc sĩ Quản lý di sản văn hoá vùng hồ Hoà Bình (Trang 53)

* Tín ngưỡng của người Mường.

Quan niệm vũ trụ của người Mường đã được nhà nghiên cứu Mường nổi tiếng Nguyễn Từ Chi hệ thống thành 03 tầng, 04 thế giới. Tầng cao nhất là thế giới của Mường Trời (Mương K’lơi). Là nơi trú ngụ của vua trời và các phò tá của vua trời. Tầng ở giữa là Mường Pủa (Mương Pủa), là thế giới của người sống tập hợp lại thành các gia đình, thành xóm và thành Mường. Tầng thứ 03 có hai thế giới là Mường Pưa Tín (Mương Pưa Tín) ở dưới mặt đất và Mường Vua Khú (Mương Bua Khú), ở đáy nước. Thế giới bên dưới mặt đất không phải là âm ti, không phải là thế giới siêu nhiên của tinh linh, mà là thế giới của những người tí hon, gia súc cũng là tí hon, có lối thụng lờn với thế giới của người trên mặt đất. Thế giới của Vua Khú là vương quốc của bọn Khú. Dưới quyền cai quản của Vua Khó.

Hệ thống vũ trụ “Ba tầng - bèn thế giới” của người Mường lấy Mường Pưa Thế giới của người sống làm trung tâm: mọi đường đi đều xuất phát từ đây, mọi thế giới đều quy tụ về đây. Tuy đề ở trong không gian hữu hạn cả, mỗi thế giới đều có bản chất riêng, do đó sự thông thường giữa các thế giới bị hạn chế. Mường Pưa là thế giới thế giới tự nhiên, là “Cội sống” của người Mường. Mường Pưa Tín vốn thông thương với Mường Pưa, cũng là thế giới tự nhiên nhưng thấp kém hơn, mường Trời là thế giới siêu nhiên hoàn chỉnh

nhất: thời gian ở đây vô tận, mường Vua Khó mang nặng tính chất cổ tích hơn tôn giáo, cũng là mét thế giới siêu nhiên.

Theo quan niệm của người Mường, người sống có nhiều vía, số lượng vía Êy của đàn ông và đàn bà không khác nhau và được phân bố không đồng đều trên cơ thể người. Sau khi qua đời, con người chết đi về mặt thể xác nhưng vẫn có linh hồn. Linh hồn Êy một bộ phận sẽ trú ngụ ở trên trời, bộ phận khác gắn liền xác chết tiếp tục một cuộc sống trong bóng tối đòi hỏi về ghen tị, ở gần xác chết, ở bên trong và xung quanh chiếc quan tài, rồi ở trong và xung quanh ngụi mộ.

Giống nh người Việt, người Mường có tín ngưỡng thờ cóng tổ tiên. Họ lập bàn thờ và đặt lên đú cỏc bát hương cho đến bốn đời. Tuỳ theo hoàn cảnh kinh tế của mỗi gia đình mà người ta làm bàn thờ to, nhỏ đẹp hơn hay đơn giản khác nhau. Đồ thờ ở trên bàn thờ cũng vậy, nhà giàu thì trang hoàng nh các nhà giàu ở dưới xuôi, bàn thờ dù to hay nhỏ nhưng cũng luôn được dành cho những vị trí trang trọng. Ngoài bàn thờ chính thờ tổ tiên, bên trái bàn thờ chính có thể có những bàn thờ phụ khác thờ những người chết mà không có con cái, hay các vị khác. “Điều đặc biệt kiêng kỵ là không được nằm hướng chân về phía bàn thờ trừ tất cả cỏc phớa khỏc trong nhà... Ngày giỗ là ngày chôn cất, không phải là ngày chết. Ngày giỗ được chọn là ngày giỗ của người chết cuối cùng trong dòng họ (trừ khi mét con trai chết trước bố mình, những người chết của ba đời trước đó trong mồ mả đều tập hợp trong này và người chủ của gia đình nhắc nhở đến tất cả dòng họ tổ tiờn”

Thờ thành hoàng là là một tín ngưỡng phổ biến ở người Mường. Thành hoàng là vị thần bảo trợ chung cho bản làng người Mường, che chở, đỡ đần cho bản Mường. Thành hoàng Mường có thể là một hay nhiều vị được thờ tại quán hay miếu, sau này khi đời sống cao hơn là các đền. Đền có thể xây,

nhưng có nơi chưa có điều kiện thì làm bằng tre, gỗ. Nhà nghiên cứu Từ Chi khi đi sâu nghiên cứu các nhân vật được thờ trong quỏn đó thấy như sau:

+ Gian giữa của quán thờ là nơi thờ đức thánh Tản Viên Ba Vì - Vị thần núi.

+ Gian trái thờ Thành hoàng quan lang mà mọi người Mường đều hiểu là những tổ tiên xưa của dòng “Lang” địa phương (dòng quý téc cha truyền con nối trị vì địa phương). Đi sâu hơn một tí nữa, ta thấy các tổ tiên Êy được mọi người Mường gắn cho công lao từng đưa người đến và bỏ của ra để khai phá đất đai, lập nên “Mường” nờn “quờ”

+ Gian phải thờ cỏc bỏc đào đầm, bác đào ruộng, tức là những người bình dân xưa kia đã theo “lang” đến địa phương và trực tiếp bỏ sức ra khai phá đất đai.

Ngoài đức thánh Tản Viên là một nhân vật nổi tiếng được thờ khắp vùng người Mường thỡ cỏc nhân vật thành thành hoàng cô thể ở từng nơi đều có lý lịch hết sức phong phú và đa dạng.

Tóm lại, các vị thần thành hoàng ở các nơi trên trái đất Mường được thờ rất phong phú. Nó biểu hiện khá đầy đủ cả tín ngưỡng thờ nhân thần, thờ đá, thờ nước thờ cây... như những vết tích còn thấy được ở người kinh dưới xuôi. Điều này càng chứng tỏ sự gần gũi giữa người Mường và người Việt.

Tương tù nh vậy, tín ngưỡng thờ thần đất (cả gia đình, cả xóm, cả làng) ở người Mường cũng phổ biến nh ở người Việt với tâm thức “đất có thổ công, sụng cú hà bỏ”. Việc thờ cóng các vị thần đất của người Mường đôi khi cũng lẫn lộn với việc thờ cóng các vị thần này với những vị thần được tôn thờ là người bảo vệ cho làng bản.

Trong nhiều trường hợp, các vị thần là chủ đất, những người chủ của đất đai. Ngoài ra, người Mường ở Hoà Bỡnh còn những tín ngưỡng rất phong

phú liên quan đến vòng đời của con người với việc thờ cóng những người bảo vệ linh hồn của người sống, những vị thần bảo vệ thân thể cho cuộc sống, những tín ngưỡng liên quan đến hôn nhân, tang tế, sinh nở và những việc diễn ra xung quanh cuộc sống của con người, của dòng họ. Điều này một mặt cho thấy vũ trụ quan, nhân sinh quan của người Mường gắn bó chặt chẽ với môi trường địa lý tự nhiên và đời sống xã hội của họ.

Việc các nhân vật thực hành tín ngưỡng của người Mường, có hai người phổ biến nhất là ông mo và bà mối. Ông mo là người thực hành nghi lễ và kể mo trong đám ma là chủ yếu, ngoài ra còn có thể thực hành một số nghi lễ khác. Bà mối (đôi khi cũng cú ụng mối) là người thực hành các nghi lễ cóng chữa bệnh, phần nào giống với lên đồng của người kinh. Khi trong nhà có người ốm, người ta mới mời đến cóng để chữa bệnh, người làm mối phải có từ 30 tuổi trở lên. Để làm mỗi người đó thường phải trải qua sự kiện gì đó nh ốm đau, tai nạn.... Số người làm mối Ýt hơn làm mo. Mo có thể học được nhưng mối thì không thể. Người làm mối thường là người cao số và không truyền lại được cho con cái. Bàn thờ của mỗi thường có các vị sau:

- Bua mê pật pà

- Pua cha hoàng đế (trời) - Bua cá da tầm núi tầm nang - Khang tền hơn (núi ở sông Đà) - Đức vua Hoàng Đắng

- Đức mê Hoàng Cha - Bua cha Ngọc Hoàng - Bua cha Thương Thiên

Bàn thờ của mỗi thấp, đặt ngay trước mặt bà mỗi. Người làm mỗi Ýt cũng khấn lên thành tiếng. Cũng có người vừa là mo vừa là mối. Người làm mối mệt hơn người làm mo, vì khi cóng mỗi phải làm liên tục, phải xuống thần, còn mo có thể nghỉ khi mệt. Mối kiêng người chết, Ýt tiếp xúc với nhà có người chết, không ăn uống ở nhà có người chết.

* Tín ngưỡng của người Dao.

Người Dao quan niệm mọi vật đều có linh hồn (vần), khi vật đó chết thì hồn lìa khỏi xác để biến thành ma, và hồn ma có ở khắp nơi. Người dao cho rằng có ma lành và ma dữ trong cuộc sống của họ.

Gặp ma lành thì người ta gặp sự yên ổn, bảo trợ giúp đỡ, còn gặp ma dữ tức là không may mắn, tai hoạ. Người ốm là do không đủ số hồn trong người mình, do đó phải nhờ đến thầy bói đi tỡm hồn và nhờ thầy cóng tìm cách đưa những hồn trong người trở lại vị trí cũ.

Có rất nhiều loại ma lành trong tín ngưỡng của người Dao, nhưng phổ biến và quen thuộc là ma tổ tiên, ma đất, ma bếp, thần nông, Ngọc Hoàng thượng đế, Tam Thanh, Bàn Vương (người Dao quan niệm Bàn Vương là thuỷ tổ của mình) Những ma lành này không hại người nhưng người cũng không được làm điều gì để ma phật ý mà quở trách. Còn lại là các loại ma dữ, cần phải hết sức cẩn thận với chúng. So với người Mường và người Thỏi thỡ trong tín ngưỡng của người Dao tam giáo đã có ảnh hưởng khá mạnh.

Nghi lễ, tín ngưỡng liên quan đến nông nghiệp của người Dao cũng phổ biến nh: cóng thóc giống, cóng nương, cóng cơm mới cóng hồn lúa...

Lễ cóng Bàn Vương (Chẩu Đàng) có nơi còn gọi là đám chay, là một tín ngưỡng hết sức phổ biến của người Dao, nhà nào, dòng họ nào cũng phải có Bàn Vương Ýt nhất là mọtt lần trong đời người. Lễ này đòi hỏi một số

lượng người tham gia vật chất lớn. Do vậy phải dày công chuẩn bị mới tiến hành được. Vì thế người ta thường tiến hành lễ cắp sắc với cóng Bàn Vương.

Theo người Dao ở Kim Bôi có một lễ kết hợp cả lễ cấp sắc với cóng Bàn Vương như vậy cần Ýt nhất hai thầy cúng với 50 bài cóng, lễ vật là xôi, lợn gà, quần áo, vàng mã, tranh thờ... rất tốn kém. Ngoài ra còn phải tiến hành rất nhiều nghi lễ khác trong ngày lễ này. Với người Dao chưa làm lễ cắp sắc với một con người thì giống như cỏc dõn tộc khỏc chưa qua lễ trưởng thành. Vì vậy nú luụn là niềm khát khao áy náy đối với những người chưa được trải qua lễ này.

Người Dao cũn cú một tín ngưỡng nữa là lễ Tả mả. Đây là nghi lễ của dòng họ, mỗi họ làm riêng với nhau. Riêng họ Phùng ở kim Bôi đã làm lễ tả mả thì phải có thịt trâu, lập bàn thờ, phải thả tranh, phải có thầy cóng và nhạc chiêng, trống, xập, xoẹ, chuông phụ hoạ. Người ta còn tiến hành đắp mộ giả trước sân nhà. Nơi làm lễ đắp người trong họ đứng làm lễ theo thứ tự từ cao xuống thấp, theo các chi, cỏc nhỏnh trên dưới nh gia phả ghi chép. Thầy cóng ở lễ này phải mời ở họ khác vì thầy cóng được đứng trên các cụ. Nếu thầy cóng là người trong họ có thể sẽ là người có bậc vai vế nhỏ hơn thì không được. Lễ này cũng là dịp để toàn bộ họ hàng đến dự.

Ngoài những dõn tộc đó điểm ra trên đây, ở Hoà Bỡnh cũn cú một số Ýt dõn tộc khỏc như: Thái, Tày, Mông... với nhiều nét sinh hoạt tín ngưỡng truyền thống của mình. Tuy nhiên lễ hội Đền Bờ nằm trong hệ thống di tích vùng hồ, là sự biểu tượng của sự đoàn kết của ba dõn tộc Kinh - Mường - Dao sống trên dải đất Hoà Bình.

Nếu như ở người Kinh, những tín ngưỡng dân gian đang ngày càng có sự thay đổi do quá trình giao lưu văn hoá kể từ thêi du nhập văn hoá Phương Tây. Ngay cả yếu tố tín ngưỡng cũng được khoỏc lờn những yếu tố hiện đại như: Lễ vật thờ, hình thức tiến hành, nghệ thuật trang trí. Các nghi lễ truyền

thống hầu hết được phủ một lớp văn hoá nghệ thuật mang đậm tính biểu trưng. Cũng là đĩa xôi nhưng ở đây phải đóng khuôn, hoặc được nặn tròn, đẹp lại còn giỏn lờn đú giấy trang kim hình chữ Thọ, cũng là con gà nhưng phải luộc cho thật khéo để không bị nứt, không bị bục da, bôi nghệ, bôi mỡ cho vàng, hình gà phải uốn cho thật khéo, miệng ngậm hoa hồng.. tất cả đã nâng lên thành trình độ nghệ thuật với những giá trị thẩm mỹ cao.

Trong khi đó, ở cỏc dõn tộc tỉnh Hoà Bình, những tín ngưỡng dân gian vẫn còn hết sức phổ biến và vẫn giữ được nguyên những nét hồn nhiên, nguyên thuỷ, méc mạc ở trong nã.

Tuy nhiên lễ hội ở Hoà bình, đặc biệt là lễ hội Đền Bờ biểu hiện rừ sự giao lưu văn hoá giữa cỏc dõn tộc, tiêu biểu hơn cả là sù giao lưu giữa người Mường và người Việt. Điều này cũng dễ hiểu khi mà bản hai dõn tộc này vốn có chung cùng một nguồn gốc.

Điều đáng nói ở đây là công tác tổ chức hoạt động văn hoá tín ngưỡng và lễ hội tại di tích nh thế nào?

Đền Bê hay đền Thác Bờ là một di tích lịch sử nổi tiếng. Lễ hội đền Bờ là lễ hội lớn nhất có sự tham gia của ba dõn tộc: Kinh - Mường - Dao. Vậy mà thực tế chứng kiến lễ hội, những người làm văn hoá không khỏi băn khoăn, suy nghĩ vì cấp chính quyền địa phương, Sở VHTT & DL Hoà Bình vẫn chưa vào cuộc. Đây vẫn là lễ hội mang dấu Ên của nhân dân vùng này. Họ vẫn tưởng nhớ công lao của hai bà người Mường, Dao họ tự tổ chứ lễ hội này mà không có sự định hướng, tổ chức của các cơ quan có thẩm quyền như (Sở VHTT & DL Hoà Bình).

Sở VHTT & DL Hoà Bình không có ban quản lý di tích. tại di tích lịch sử nổi tiếng này chính quyền đã giao cho một vài cá nhân quản lý, thật là khó hiểu. Nên chăng, thời gian tới chính quyền tỉnh Hoà Bình và đặc biệt là Sở

VHTT & DL Hoà Bình nờn có những động thái tích cực tham gia, chỉ đạo định hướng và tổ chức lễ hội tốt hơn để lễ hội tại di tích lịch sử Đền Thác Bờ nổi tiếng xứng tầm với những giá trị vốn có của nó, hơn thế nữa là lễ hội sẽ chiếm được tình cảm của nhiều du khách trong nước cũng như ngoài nước hơn nữa.

Một phần của tài liệu luận văn thạc sĩ Quản lý di sản văn hoá vùng hồ Hoà Bình (Trang 53)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(114 trang)
w