Chỉ tiêu kết quả hoạt động kinh doanh và công suất sử dụng buồng là những chỉ tiêu phản ánh rất rõ tình hình kinh doanh của khách sạn. Khi khảo sát thực tế ở các khách sạn khảo sát tác giả thấy trong 5 năm (từ 2004-2008) các Khách sạn đã có mức tăng trưởng ổn định. Nhìn vào số liệu trong bảng 9 ta thấy:
Bảng 9: Công suất phòng và doanh thu của các khách sạn khảo sát
STT Khách sạn Chỉ tiêu 2004 2005 2006 2007 2008 1 HERRITAGE HẠ LONG Công suất (%) 38,5 40 44.3 45.5 43.4 Doanh thu (VND) 16.803.717.078 245.44s3.133 26.233.872.134 27.172.981.175 26.726.653.19 0 2 HALONG PLAZA Công suất (%) 40,3 40.8 43.4 49.8 46.3 Doanh thu (VND) 18.789.479.716 22.637.927.918 27.292.837.562 29.251.716.239 28.162.826.26 1 3 SÀI GòN HẠ LONG Công suất (%) 59,7 60.1 66..2 67.1 63.2 Doanh thu (VND) 42. 841.127.425 51.615.816.761 58.272.826.167 59.625.728.819 59.218.917.82 9
Nguồn: Báo cáo Tổng kết các năm 2004, 2005, 2006, 2007, 2008 tại các Khách sạn khảo sát
51
Từ năm 2004 đến 2005 các khách sạn khảo sát có công suất sử dụng buồng phòng khá thấp trung bình khoảng từ 40% đến 60% dẫn đến doanh thu của các khách sạn trong thời kì có mức tăng trưởng khoảng 4% đến 8%/năm. Công suất sử dụng buồng cao nhất trong năm 2004 - 2005 là khách sạn Sài Gòn Hạ Long với lí do năm 2002 khách sạn mới đưa vào sử dụng hệ thống phòng mới, các dịch vụ hoàn thiện hơn về cả cơ sở vật chất và chất lượng dịch vụ. Khách sạn Heritage Hạ Long thì lại có công suất buồng và doanh thu thấp nhất so với 2 khách sạn cùng hạng. Nhưng tỉ lệ cũng không lớn vì khách sạn này đã xuống cấp chưa được đầu tư kịp thời, thời gian này Singapore đã rút vốn và công nghệ kinh doanh khách sạn. Tập đoàn Than quản lý bắt đầu từ năm 2005. Chính vì lí do trên dẫn đến thời kỳ 2004 - 2005 doanh thu khách sạn Heritage Hạ Long có phần giảm nhẹ.
Tuy nhiên tình hình kinh doanh của các khách sạn khảo sát trong năm 2006 còn có một số vấn đề cần khắc phục:
- Các sản phẩm du lịch mang tính đặc trưng và những sản phẩm phù hợp với thị hiếu khách du lịch nước ngoài của Hạ Long chậm được đầu tư nên vẫn còn đơn điệu dẫn tới ngày khách lưu trú chưa cao, mức chi tiêu của khách thấp.
- Khả năng cạnh tranh của các khách sạn 4 sao chưa được cải thiện nhiều sẽ là khó khăn thách thức trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế.
- Đối với các khách sạn khi đã được thẩm định công nhận 4 sao, khi kinh doanh các hàng hóa, dịch vụ (massage, karaoke, vũ trường, rượu bia) thì không phải xin giấy phép kinh doanh nhưng trước khi kinh doanh chủ cơ sở lưu trú phải có văn bản thông báo với cơ quan nhà nước có thẩm quyền quản lý các dịch vụ. Thực tế hầu hết các ngành liên quan hướng dẫn chủ cơ sở lưu trú thẩm định từng loại hàng hóa, dịch vụ rồi cấp giấy phép, điều này thực hiện không đúng luật gây phiền nhiễu cho doanh nghiệp.
52
- Ngày lưu trú bình quân tại các khách sạn vẫn ở mức gần 1,5ngày/khách, thấp hơn so với một số trung tâm du lịch lớn như: thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội, Hải Phòng.
Về phía các khách sạn khảo sát còn chưa thật sự chú trọng đến vấn đề kinh doanh thêm các dịch vụ bổ sung, không chú trọng đầu tư vào dịch vụ lưu trú (dịch vụ chính của khách sạn). Chưa nâng cao nghiệp vụ chuyên môn cho nhân viên, ngoại ngữ của nhân viên còn yếu. Vẫn còn tình trạng khách nghỉ tại các khách sạn dài ngày không có gì để chơi.
Bảng 9 đã thể hiện rất rõ thực trạng kinh doanh khách sạn ở Hạ Long năm 2008 với những khó khăn ngành du lịch Việt Nam nói chung và ngành du lịch Quảng Ninh núi riêng gặp những khó khăn: khủng hoảng tài chính thế giới, suy toán kinh tế toàn cầu, giá cả nguyên vật liệu tăng cao, tình hình chính trị của Thái Lan không ổn định, nhiều hãng lữ hành hủy chương trình tour, thị trường khách sụt giảm, giá bán các sản phẩm dịch vụ du lịch giảm nhiều vào 3 tháng cuối năm 2008, các tour du lịch chọn khách sạn thấp sao hơn. Thị trường khách Hàn Quốc vào Việt Nam ít hơn trước nhiều vì không sử dụng hướng dẫn người Hàn Quốc và đồng tiền Won mất giá. Thị trường lớn khách du lịch Trung Quốc bằng đường bộ qua cửa khẩu Móng Cái chưa mở cửa trở lại. Cở sở hạ tầng hạn chế, các dịch vụ vui chơi giải trí tại Hạ Long chưa phong phú, đa dạng, không đáp ứng nhu cầu của khách, đặc biệt với khách du lịch chi trả cao. Năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp du lịch Quảng Ninh nhìn chung còn yếu, tính liên kết kém, các doanh nghiệp lữ hành chủ yếu tập trung vào khai thác thị trường Trung Quốc, chưa đủ năng lực vươn tới các thị trường có mức chi tiêu cao như Nhật Bản, châu Âu, châu Mĩ…Sản phẩm du lịch, chương trình tour tuyến còn đơn điệu, kém hấp dẫn, đây là một trong những thách thức lớn đối với du lịch Quảng Ninh.
53
Chất lượng và hiệu quả kinh doanh du lịch chưa cao: Ngành lưu trú bình quân của khách du lịch tại Quảng Ninh vẫn ở mức gần 1,5 ngày/khách, thấp hơn so với 1 số trung tâm du lịch lớn: thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội, Khánh Hoà,... Đầu tư phát triển các sản phẩm du lịch đang mất cân đối, nặng về cơ sở lưu trú, thiếu các dịch vụ vui chơi giải trí, trung tâm mua sắm và các sản phẩm du lịch đặc trưng. Tốc độ tăng về cơ sở lưu trú, nhất là cơ sở lưu trú chất lượng trung bình trở xuống không tương xứng với tốc độ tăng về khách. Đây cũng là nguyên nhân làm cho công suất sử dụng buồng phòng thấp, hiệu quả kinh doanh không cao. Đội ngũ cán bộ công nhân viên phục vụ trong khách sạn còn thiếu những chuyên gia, nghệ nhân giỏi, những cán bộ có năng lực chuyên môn nghiệp vụ khả năng giao tiếp tốt…
Năng lực, hiệu quả quản lý nhà nước về du lịch chưa theo kịp yêu cầu, một số vấn đề chậm phát hiện, nghiên cứu chưa sâu, chưa kịp thời đề xuất giải pháp khắc phục (bất cập trong hoạt động lữ hành Trung Quốc sử dụng hộ chiếu, khách du lịch Việt Nam sử dụng giấy thông hành…).
Với những lý do trên đã đủ làm cho các khách sạn khảo sát có một năm kinh doanh sụt giảm công suất sử dụng phòng giảm so với năm 2007 là 3%, còn doanh thu thì hầu như không tăng so với năm 2007. Thậm chí khách sạn Heritage Hạ Long và Hạ Long Plaza còn giảm gần 2% doanh thu so với năm 2007, chỉ còn có khách sạn Sài Gòn Hạ Long với phong độ kinh doanh ổn định nhất doanh thu vẫn giữa vững 59% so với năm 2007 không tăng không giảm khi có những tác động bất lợi từ môi trường khách quan bên ngoài.