Các bài trả lời phỏng vấn

Một phần của tài liệu Mahathir Mohamad với vấn đề dân tộc và tôn giáo của Malaysia (Trang 28)

Sau khi sa thải Phó chủ tịch Anwar Ibrahim, Mahathir đối mặt với một phong trào phản ứng mạnh mẽ của tầng lớp thanh niên thành thị, những người vốn được coi là thành phần được hưởng lợi nhất từ các chính sách của chính phủ. Trong ba năm liên tiếp, báo chí thông tin đại chúng mà cụ thể là Uỷ ban bảo vệ báo giới (CPJ) có trụ sở ở New York đã xem ông là một trong mười kẻ thù của báo giới. Bất chấp những điều ấy, Mahathir vẫn giữ vai trò lãnh đạo quyền năng và không khoan nhượng của mình. Hành động và lời nói của ông đã chỉ ra rằng ông thực sự là một con người quyết đoán, có lập trường vững vàng và là người sẵn sàng gánh chịu “các sự kiện tiếng tăm” hơn là trông đợi thời cơ đến với mình. Trước hết, ông là nhà dân tộc người Malay, thứ hai ông

là một nhà hiện đại hoá và thứ ba là một chính trị gia thực tế. Dưới hai mươi năm cầm quyền của Mahathir, ông đã lãnh đạo một đất nước nhỏ với hơn 20 triệu dân từ vị thế của một quốc gia đang phát triển nay có thể tự hào là một trong những nền kinh tế tăng trưởng nhanh nhất trong khu vực Châu Á Thái Bình Dương. Hai mươi năm là khoảng thời gian đủ dài để định giá thành công và thất bại của Mahathir với tư cách là thủ tướng Malaysia.

Mahathir luôn là người được báo giới quan tâm hàng đầu và cũng là người sẵn sàng thực hiện các cuộc đối thoại công khai về những vấn đề của đất nước với một thái độ đề cao sự cởi mở của báo chí, làm rộng đường dư luận với mọi người. Đài BBC đã có phát sóng trên cả truyền thanh và truyền hình những cuộc phỏng vấn với ông và đặc biệt là các cuộc phỏng vấn trong khuôn khổ của OIC (Hội nghị các quốc gia Hồi giáo). Các tổ chức Hồi giáo thế giới thường muốn có được ý kiến của ông, người được coi là lãnh đạo của thành trì Hồi giáo Đông Á trong bối cảnh phức tạp của thế giới Hồi giáo hiện nay. Tư tưởng và quan điểm của Mahathir cũng như những giải thích của ông về các chính sách quốc gia dân tộc và tôn giáo đã được bộc lộ nhiều qua những đối thoại này.

Với những sự kiện liên tiếp xảy ra có liên quan đến người Hồi giáo BBC đã đặt ra cho ông câu hỏi: Liệu có phải Hồi giáo là một nhân tố tiêu cực cản trở tiến trình phát triển của khoa học và xã hội? Mahathir cho rằng bản thân Hồi giáo không có tính chất ấy nhưng sự truyền bá không đúng về Hồi giáo đã mang đến hậu quả như vậy.

Ông cũng khẳng định với một thời báo trong nước rằng sự phát triển của người Malay không phải là một nhân tố đe doạ đến vị thế vốn có của người Hoa. Ở Malaysia các dân tộc có thể cùng phát triển trong sự thịnh vượng chung của đất nước và trong mối quan hệ hoà hợp dân tộc chứ không phải là một mối quan hệ bài trừ. Những tuyên bố của ông về vấn đề này được

nhắc lại rất nhiều lần trên nhiều phương tiện thông tin đại chúng khác nhau khẳng định quyết tâm của ông trong việc xoá nhoà ranh giới tộc người, ranh giới lãnh thổ đã tồn tại dai dẳng như một nghịch lý xã hội trên đất nước Malaysia. “ Mơ ước lớn nhất của tôi là có thể mang lại sự công bằng về tộc người, mang lại cho mỗi người cơ hội để phát huy và phát triển khả năng của mình” [136; 6]. Cuộc phỏng vấn với OIC tháng 8/2003 ông nói: Tôi không ưu ái ai hết nhưng nếu như người nào đó phải chịu những bất công thì tôi sẽ giúp đỡ. Tôi còn làm Thủ tướng làm gì nếu như không giúp đỡ được mọi người?

Một phần của tài liệu Mahathir Mohamad với vấn đề dân tộc và tôn giáo của Malaysia (Trang 28)