Bình đẳng tộc người và thống nhất quốc gia

Một phần của tài liệu Mahathir Mohamad với vấn đề dân tộc và tôn giáo của Malaysia (Trang 45)

Châu Âu xây dựng những đế chế hùng mạnh của mình trên nền tảng của bản sắc văn hoá ngôn ngữ và địa lý. Trung Quốc tuy rộng lớn với nhiều dạng địa hình và những phương ngữ khác biệt nhưng vẫn nằm dưới sự lãnh đạo của một ngọn cờ khi người dân Trung Hoa cùng chia sẻ với nhau một cội nguồn dân tộc một số phận chung trong lịch sử. Nhật Bản cũng đã thống nhất đất nước trên cơ sở ấy. Nhưng với người Malaysia thì sự tương đồng về ngôn ngữ và văn hoá không đủ để tạo nên sự thống nhất dân tộc. Hệ thống chính trị ở Malaysia đã từng có những thời kì khuyến khích việc hình thành các bang nhỏ và chủ động trong việc vận hành chế độ bang riêng biệt. Bởi vì ở thời điểm ấy sự thống nhất là một khái niệm xa lạ và một khái niệm không khả thi. Trong cuốn sách nổi tiếng của mình “Cuộc khủng hoảng của người Malay”, Mahathir đã phân tích một cách hết sức sâu sắc nguyên nhân của những xung đột sắc tộc ở Malaysia và sự bấn loạn về tư tưởng sau sự kiện 1969 được coi là cột mốc sụp đổ của chủ nghĩa hoà hợp cải lương hình thức

trước đó: Điều gì đã dẫn đến sự tồi tệ này là câu hỏi mà bất kì ai quan tâm đến Malaysia cũng đặt ra sau sự kiện 13 tháng 5 năm 1969. Cái gì đã khiến cho bầu không khí hoà bình về dân tộc về tôn giáo văn hoá mà người Malaysia đang tận hưởng chuyển sang thành các sắc tộc thù địch và chối bỏ cái cách sống hòa hợp đã có từ khi giành được độc lập? Có phải là sự hoà hợp mà chúng ta vẫn nói đến trước đây chỉ là sự tương đối, một sự hoà hợp không có cội rễ lâu bền nên nhanh chóng gây ra những rối loại sau một vài biến cố? Phải chăng sự hòa hợp đã có chỉ là sự hoà hợp ngộ nhận? Đó chỉ là sự khoan dung, là sự điều tiết để chung sống hữu nghị trên nguyên tắc mất đi một số thứ nhưng nhận lại một số thứ như một sự thương lượng ngầm không văn bản, không ký kết giữa các dân tộc ở Malaysia mà thôi. Sự xung đột tiềm ẩn trong mối quan hệ giữa những người Malay và những người không phải Malay chỉ thiếu nguyên nhân và điều kiện xúc tác để bùng nổ thành sự kiện 13 tháng 5 năm 1969. Chúng ta có thể nhận thấy rằng mọi sự hợp tác của người Hoa và người Malay đều mang lại những thành công mà rực rỡ nhất phải kể đến đó là nền độc lập từ tay thực dân Anh năm 1957. Người ta gọi thời kì trước và sau độc lập là thời kì trăng mật ngọt ngào nhưng ngắn ngủi của người Hoa và người Malay khi họ cùng nhau liên kết tạo thành một sức mạnh dân tộc thống nhất để bảo vệ quyền lợi của mình. Năm 1969 là thời điểm mà các tộc người ở Malaysia đều vỡ mộng với sự điều hành của chính phủ. Người Malay thất vọng vì theo họ thì chính phủ đã ưu đãi người Hoa hơn so với những gì người Hoa đáng được hưởng và chính phủ đã không làm được gì cho mục tiêu bình đẳng dân tộc và vì sự tiến bộ của người Malay. Thêm vào đó còn là sự mất niềm tin vào khả năng cũng như phương châm hành động và tính hiệu trong những hành động của chính quyền liên bang. Người Hoa cũng thất vọng vì cho rằng chính phủ đã không tính đến họ, không có sự đảm bảo cho quyền lợi của họ ở đất nước này. Cả hai trong cơn giận dữ

đã quên đi rằng sự hoà hợp dân tộc đã mang lại cho họ cái quý nhất là độc lập và sẽ hứa hẹn mang lại cho họ nhiều điều quý giá khác như hoà bình và sự thịnh vượng.

Một phần của tài liệu Mahathir Mohamad với vấn đề dân tộc và tôn giáo của Malaysia (Trang 45)