Ummah – Cộng đồng các tín đồ Hồi giáo trong thế giới Melayu và ước mơ xây dựng một

Một phần của tài liệu Mahathir Mohamad với vấn đề dân tộc và tôn giáo của Malaysia (Trang 120)

và ước mơ xây dựng một nhà nước Melayu rộng lớn

Hồi giáo là đức tin vào Thượng đế độc nhất và là sự tuân hành mệnh lệnh của Thượng đế. Tín đồ Hồi giáo, trước hết, là người quy thuận Thượng đế. Và, để đáp lại sự quy thuận đầy đức tin đó, Thượng đế đã ban cho họ một bộ ba phương tiện hữu hiệu: Lời của Thượng đế hay kinh Coran, nhà tiên tri của ngài - Mohamad và cộng đồng của Thượng đế - Ummah. Bất kỳ ở đâu, nơi mà người Hồi giáo tạo lập được những cộng đồng quan trọng, thì ở đó, đạo Hồi thể hiện như một thể thống nhất tôn giáo và quốc gia (dinwa-dawla), và, sự khác biệt giữa đời với đạo quả là thật sự xa lạ đối với họ. Vì vậy, những người theo các tôn giáo khác có cảm tưởng như các tín đồ Hồi giáo muốn xây dựng một thế giới riêng. Còn họ, những người theo đạo Hồi thì tin họ là thành viên của một “cộng đồng tốt đẹp nhất mà Thượng đế chưa hề tạo ra trên trần thế”. Và, trên thực tế, trong cộng đồng Hồi giáo (Ummah) quốc tế rộng lớn, có sự đoàn kết hợp nhất mọi tín đồ Hồi giáo, mà, nhất là vào những thời kỳ khích động mang tính tập thể lớn như tháng chay Ramadan và những ngày trong mùa hành hương tới thánh địa Mecca. Đây là một đặc trưng rất riêng của đạo Hồi và gắn liền với tôn giáo này kể từ khi ra đời tới nay.

Cuộc hành trình tới Medina (thành phố Yathrib cũ nơi Mohamad đã di chuyển các tin đồ tôn giáo của mình đến đó trong năm 622) đánh dấu sự bắt đầu của những hoạt động truyền bá tôn giáo và vận động quần chúng trên quy mô lớn của Mohamad. Ở Medina, với tư cách là nhà tiên tri, Mohamad đã dần dần trở thành một nhà ngoại giao chuyên hoà giải những xung đột giữa các bộ lạc. Ông liên minh với những bộ lạc láng giềng để đem lại sự ổn định cho vùng này và truyền đạo Islam cho họ. Mọi người nghe ông và tin theo tín ngưỡng của ông. Sau khi đã đứng vững, Mohamad chuyển trọng tâm hoạt động sang những vấn đề mang tính xã hội và chính trị nhằm thực hiện thành

công cuộc cách mạng tôn giáo của mình. Ông bắt đầu thành lập nên một cộng đồng Hồi giáo với hệ thống chính quyền, luật pháp và những thể chế riêng. Ông đề xuất tư tưởng “Muslim là anh em”. Theo tư tưởng này, tất cả các Muslim, không phân biệt bộ tộc, không phân biệt người từ nơi khác đến (chỉ những người từ Mecca đến Medina) và người gốc bản xứ (chỉ những Muslim ở Medina) đều là anh em, đều đoàn kết thống nhất dưới ngọn cờ Islam, đều lấy tín ngưỡng tôn giáo và lợi ích chính trị của cộng đồng làm xuất phát điểm và nguyên tắc tối cao để xử lý mọi vấn đề thế tục. Để củng cố cộng đồng Muslim, Mohamad còn đặt ra “Hiến chương Medina”. Với bản Hiến chương này, nhiều nguyên tắc về các quan hệ nội bộ, ngoại giao và chính trị đã được xác định. Bằng một loạt các biện pháp, Mohamad đã làm cho Medina được thống nhất và bước đầu xây dựng được một chính quyền hợp nhất chính giáo lấy hình thức là “Ummah”. Trong thời gian ở Medina, Mohamad đã phải đề xuất hàng loạt những chủ trương cải cách đời sống xã hội, những quy phạm luân lý đạo đức, những nguyên tắc pháp luật, những hệ thống giáo quy của đạo Hồi…để xử lý những vấn đề cụ thể vấp phải trong cuộc sống thường ngày của xã hội và để tạo ra sức mạnh cho chính quyền. Để giải hoà những mâu thuẫn xã hội, ông đưa ra chủ trương giảm nhẹ gánh nặng cho người nô lệ, đề xướng việc cứu tế, giúp đỡ người già yếu tàn tật…

Trong mấy chục năm cuối của thế kỷ 20 vừa qua, thế giới đã chứng kiến một bước phát triển đột biến của thế giới Hồi giáo mà người ta thường gọi là sự phục hưng Hồi giáo. Có thể nói, rất hiếm khi, kể từ khi có sự bành chướng gây choáng váng cho thế giới của đạo Hồi trong thế kỷ đầu tiên sau khi thành lập, tôn giáo này mới lại có cơ hội thay đổi mạnh mẽ trong một thời gian ngắn như trong thời gian vừa qua. Tất cả đã được bắt đầu từ giữa thế kỷ 20, khi tất cả các vùng đất của thế giới Hồi giáo đều đã giành được độc lập. Thế rồi, một số nước Hồi giáo đã bất ngờ trở nên vô cùng giầu có nhờ vào dầu mỏ. Nhờ

điều kiện y tế tốt hơn và nhờ những nỗ lực truyền giáo, dân số Hồi giáo phát triển rất nhanh. Làn sóng tỵ nạn và việc hình thành những cơ sở Hồi giáo ở các thành phố lớn châu Âu và Bắc Mỹ cũng góp phần làm cho tôn giáo này càng có thêm vị thế trên thế giới. Giờ đây đạo Hồi phát triển khá nhanh trên thế giới. Ngoài khu vực truyền thống, số lượng Muslim mới từ Xahara xuống phía nam châu Phi và ở Âu-Mỹ không ngừng tăng lên. Vị trí của đạo Hồi trong đời sống chính trị của rất nhiều quốc gia Hồi giáo đã được tăng cường. Gần ba mươi nước tuyên bố đạo Hồi là quốc giáo; không ít các quốc gia đang bắt tay vào khôi phục địa vị thống trị của đạo Hồi; đạo Hồi được tuyên truyền như một hình thái ý thức, một chế độ xã hội lý tưởng, một hệ thống tư tưởng hoàn bị, một cuộc sống pháp điển rộng rãi…

Sự bùng nổ về chính trị và xã hội của đạo Hồi vào cuối thập niên 1970 mà tiêu biểu là cuộc cách mạng Iran năm 1979 là sự trỗi dậy một cách mãnh liệt của những người tín đồ đi theo ngọn cờ đạo Hồi thuần khiết. Những con người này đòi luật Shariah phải trở thành luật của nhà nước giống như nó là luật của thánh đường, tầng lớp giáo sĩ phải được tôn trọng, của cải phải được phân phối công bằng theo lý tưởng Hồi giáo, và, những tiêu chuẩn Hồi giáo trong ăn mặc, trong cuộc sống gia đình và trong giáo dục phải được đề cao. Thế nhưng, ở thời kỳ lịch sử hiện đại, do nhiều nguyên nhân khác nhau tác động đến, nên sự phục hưng của đạo Hồi bùng nổ không đều ở các quốc gia Hồi giáo. Vì, trong ngôi nhà Hồi giáo hiện đại, không chỉ gồm toàn những quốc gia giàu có nhất trên thế giới như những nước xuất khẩu dầu mỏ ở Trung Đông, mà còn có cả những nước thuộc loại nghèo nhất thế giới như hầu hết các nước Tây Phi, Bangladesh…Vì vậy, trong sự phục hưng Hồi giáo này, có cả những yếu tố gần với chủ nghĩa dân tộc quá khích. Tất cả những yếu tố trên đã khiến cho bức tranh phục hưng Hồi giáo cuối thế kỷ 20 trở nên đa dạng và theo những kiểu cách khác nhau.

Sự gắn kết giữa tôn giáo và chính trị của đạo Hồi còn được tăng cường bởi việc đạo Hồi không chỉ thể hiện trong lĩnh vực thờ phụng tôn giáo và thể chế chính trị mà còn đảm đương những chức năng xã hội của cộng đồng. Như các tôn giáo lớn khác trên thế giới, Hồi giáo cũng kêu gọi lòng từ thiện ở các tín đồ. Thế nhưng, không một tôn giáo nào khác, mà chỉ có đạo Hồi là đưa việc biểu lộ thiện tâm thành bổn phận bắt buộc. Một trong năm trụ cột của đức tin Hồi giáo chính là zakat hay bố thí trợ giúp cho người nghèo. Thoạt đầu chỉ là bổn phận bắt buộc. Thế rồi sau đó, các nhà nước Hồi giáo coi việc bố thí một phần thu nhập cho các công việc phúc lợi và trợ giúp người nghèo như một nghĩa vụ và biến nó thành một loại thuế trực thu. Tai công việc này, một lần nữa, ta thấy tôn giáo và nhà nước hành động như một cơ cấu thống nhất với nhau. Không chỉ giới hạn trong việc kêu gọi và quy định những cơ chế thực thi lòng từ thiện, đạo Hồi còn xác định bổn phận của các tín đồ trong những mối quan hệ, với gia đình, dòng họ, những người quen thân, cộng đồng Hồi giáo và những người không theo đạo Hồi. Kinh Coran còn xác định bổn phận và quyền lợi của các tín đồ không chỉ với tư cách là tín đồ mà còn với tư cách “công dân”, như những quy định về quyền tự do ngôn luận, tự do thân thể, an ninh về cuộc sống và tài sản, quyền được sống, tự do tín ngưỡng, tự do lập hội… Có thể thấy rõ những tín chất chính trị trên của Hồi giáo qua một vài luật lệ được rút ra từ kinh Coran và Hadith.

Qua sự hình thành và phát triển trong suốt chiều dài lịch sử, như nhiều nhà nghiên cứu tôn giáo đã nhận định, hơn bất kỳ một tôn giáo lớn nào khác của thế giới, các cộng đồng Hồi giáo không chỉ là một cộng đồng tôn giáo mà còn là một cộng đồng mang đậm tính chất xã hội và chính trị. Mà điểm đặc biệt này vốn đã có nguồn gốc ngay từ trong giáo lý cũng như từ lịch sử hình thành của đạo Hồi. Lịch sử của đạo Hồi từ xưa tới giờ cho thấy, trong các xã hội Hồi giáo, không có sự phân biệt rạch ròi giữa tôn giáo với chính trị và luật

pháp. Trong kinh Coran cũng như Hadith, đã có cả một danh sách dài các luật lệ và quy định áp dụng cho xã hội Hồi giáo. Những khải thị trong kinh Coran thời Medina rõ ràng là đã đáp ứng được cho những yêu cầu về tổ chức chính quyền và xã hội của Mohamad ở đây. Chính vì thế mà, sau này kinh Coran đã cung cấp cả một bộ khung luật pháp cho việc tổ chức chính quyền chính trị cũng như xác định các bổn phận, nghĩa vụ và quyền lợi của các công dân tín đồ trong một xã hội Hồi giáo. Rồi thì, qua đó, kinh Coran cũng xác định rõ một mô hình tổng quát về một nhà nước chính trị đã được Thượng đế phê chuẩn. Tất nhiên, những vấn đề chính trị của nhà nước thời Mohamad là khác nhiều so với của các thời kỳ sau đó, mà, đặc biệt là của thời hiện đại. Thế nhưng, từ cái mô hình tổng quát của kinh Coran đó, vào mỗi thời kỳ khác nhau, các giáo sĩ và các học giả Hồi giáo phải làm công việc diễn giải ra để đi đến những phán quyết phù hợp cho những tình huống chính trị cụ thể.

Các tín đồ Hồi giáo trên toàn thế giới nói chung cũng như các tín đồ là công dân các nước Đông Nam Á tin rằng tôn giáo của họ là một tôn giáo hoàn thiện và tối cao. Bởi vì, theo kinh Coran, Allah là tối thượng, nên tất cả thế giới này và toàn bộ cuộc sống của loài người đều duy nhất chỉ thuộc về Ngài, và, do đó, mọi hành động của con người, sự hưng vong của các quốc gia và các dân tộc đều nằm trong sự sắp đặt bí ẩn của Thượng đế. Cũng vì vậy mà, theo các tín đồ Hồi giáo, người ta chỉ cần đơn giản tuân phục Thượng đế, sống theo luật lệ mà Ngài đã đề ra trong kinh Coran và hành động theo lời kêu gọi của Thượng đế và của đạo Hồi. Là tín đồ Hồi giáo nghĩa là người phó thác mình cho ý muốn của Thượng đế, nghĩa là người xin theo ý Allah trong tất cả mọi việc. Chính vì thế, họ tuân thủ chặt chẽ các quy tắc của Hồi giáo và coi đó như là một thể chế đảm bảo sinh mệnh và sự hưng tồn trong đời sống của mình. Nếu coi Thượng đế là Đấng Tối cao, Đấng duy nhất có quyền hành, thì, hiển nhiên, tất cả những gì mà Ngài đặt ra cho xã hội loài người, từ tín

ngưỡng đến đạo đức, từ luật pháp cho đến chính quyền, đều có ý nghĩa như những lời răn tôn giáo, và, không ai được phép xa rời những lời răn đó của Ngài. Cũng vì những lý do đấy, đạo Hồi được các tín đồ tuân thủ không chỉ như một tôn giáo mà còn như phương cách sống bao trùm mọi mặt và không thể chia cắt được. Chính từ niềm tin sâu sắc đó, mà bất kỳ khi nào, người Hồi giáo truyền bá đạo Hồi đến đâu, thì họ đồng thời tạo ra những xã hội đặt dưới sự cai trị của các luật lệ dựa trên kinh Coran đến đấy.

Mọi quy tắc ứng xử cá nhân, quan hệ trong gia đình, quan hệ với láng giềng, quan hệ với cộng đồng cho đến đời sống kinh tế và chính trị, từ việc hôn nhân tới bố thí cho đến những quan hệ với những người không theo đạo Hồi đều có một quy chuẩn cho người Hồi giáo tuân theo. Cuộc đời của họ từ khi cất tiếng khóc chào đời đã nghe bên tai lời cầu nguyện cho đến khi chuẩn bị về với Thượng đế vẫn gắng chút sức lực để đọc lời cầu nguyện chứng tỏ niềm tin ở đấng tối cao Allah. Chính vì thế Malay Muslim là cách gọi dành cho không chỉ một thế hệ mà là một lực lượng đông đảo những tín đồ công dân Hồi giáo sinh sống trong thế giới Melayu. Họ ngoài thực hiện các bổn phận công dân của mình và trên hơn cả họ còn có một nghĩa vụ tôn giáo cao cả sẽ thực hiện suốt cả cuộc đời. Đó chính là nghĩa vụ trước tôn giáo của mình, trước thánh Allah trong đức tin của họ.

Như vậy là, trong suốt cả chiều dài lịch sử hình thành và phát triển của mình, hơn bất kỳ một tôn giáo lớn nào khác, đạo Hồi không chỉ là một tôn giáo mà còn là ngọn cờ chính trị. Hồi giáo đã tạo ra những cộng đồng đặc biệt, rất khác so với các cộng đồng tôn giáo khác trên thế giới. Các cộng đồng Hồi giáo không chỉ là một cộng đồng tôn giáo mà còn mang đậm tính cộng đồng chính trị và xã hội. Đặc điểm đó có nguồn gốc từ trong giáo lý cũng như từ lịch sử hình thành của tôn giáo này. Và, từ những thập niên cuối của thế kỷ 20 vừa qua đến nay, mặc dù có một quá khứ từng rất gian nan, đạo Hồi đã trở

thành phương tiện truyền bá cho sự đồng nhất của thế giới Hồi giáo từ Bắc Phi cho tới Inđônêxia, và, đã làm sống lại phần nào tính năng động từng có xưa kia về sự thống nhất của các dân tộc rất khác nhau cùng đi theo đức tin của nhà Tiên tri thành Mecca. Do vậy mà, vai trò của đạo Hồi vừa như một thế lực chính trị vừa như một thế lực thần quyền trên thế giới vẫn còn tiếp diễn. Với sự phục hưng của Hồi giáo, trong những thập niên gần đây, một số quốc gia đã cải biên luật Hồi giáo cho phù hợp với những thay đổi của thế giới.

Đạo Hồi có những tác động của nó đến việc định hình các mục tiêu của phong trào ly khai hoặc nửa ly khai có liên quan. Đạo Hồi tồn tại mối quan hệ cộng sinh giữa đạo Hồi trên tư cách là một hệ thống tín ngưỡng với đạo Hồi trên tư cách là điểm hội tụ của bản sắc hay nói cách khác là quan hệ giữa lòng tin và cảm giác trực thuộc.

Việc cải đạo theo Hồi giáo ở Đông Nam Á diễn ra theo cấp độ cộng đồng hay quốc gia chứ không phải là từng cá nhân. Kết quả là vạch biên giới giữa thế giới Hồi giáo và không Hồi giáo không phải ngẫu nhiên mà theo ranh giới cộng đồng và hệ thống chính trị rõ rệt.

Hai nguyên tắc của đạo Hồi có tầm quan trọng đặc biệt để chúng ta có thể hiểu được quan điểm của xã hội Hồi giáo. Một, có lý tưởng về một cộng đồng Hồi giáo toàn cầu, thống nhất tất cả các tín đồ và vượt qua tất cả sự khác biệt về chủng tộc quốc gia dân tộc. Trong thực tế, ngay từ những năm đầu, thế giới đạo Hồi đã bị chia thành các quốc gia riêng biệt. Nhưng khái niệm về một Ummah Hồi giáo thống nhất mà ở đó sự liên kết tôn giáo cuối cùng sẽ thay thế tất cả các hình thức liên kết khác về sắc tộc và quốc gia vẫn là một lý

Một phần của tài liệu Mahathir Mohamad với vấn đề dân tộc và tôn giáo của Malaysia (Trang 120)