Hồi giáo ở Kelantan và nỗ lực trong việc giải quyết các vấn đề tôn giáo ở đây

Một phần của tài liệu Mahathir Mohamad với vấn đề dân tộc và tôn giáo của Malaysia (Trang 110)

(Bản đồ Kelantan- Nguồn Internet)

Năm Bang

GDP/ người (đôla Malaysia) So với bình quân cả nước

1970 1980 1990 1970 1980 1990

Kuala lumpur 6367 7068,1 198 173

Selangor 1616,5 4610 6557,6 163 143 149 Penang 987,2, 3649 4934,4 99 113 112 Sabah 1177,4 3066 4500,4 119 95 102 Johore 900,4 2916 3982,7 91 91 91 Sarawak 881,1 2292 3883,0 89 71 88 N. Sembilan 979,4 3440 3824,0 99 107 87 Malacca 798,3 2297 3587,0 80 71 82 Perak 981,1 2853 3356,8 99 98 76 Pahang 975,2 3182 3278,1 98 99 75 Perlis - 2265 2972,9 70 68 Kedah 665,4 2102 2600,2 67 65 59 Kelantan 462,9 1489 1739,2 47 45 40

Nguồn : Địa lý kinh tế xã hội các nước Asean ( sách đã dẫn )

Kelantan là 1 trong 13 bang của Malaysia với diện tích 14,922 km2 nằm ở phía Tây Bắc của bán đảo Malaysia đối diện với biển Nam Trung Hoa. Thủ phủ của bang là Kota Bahru nơi có tốc độ phát triển đô thị cao đang nhanh chóng trở thành nơi tập trung các hoạt động hành chính và thương mại của bang. Kelantan có khoảng 1.4 triệu dân với số đông là người Malay chiếm đến 94 % dân số, người Hoa chiếm chỉ có 5 % và người Ấn Độ chiếm một con số khiêm tốn 1 %.

Kelantan là bang của Malaysia có đông người Malay sinh sống nhất. Đây cũng là bang có tỷ lệ dân cư theo Hồi giáo cao nhất của liên bang. Người dân Kelantan luôn cảm thấy mình không như những người bản địa khác sinh sống ở Malaysia, có thái độ khá thù nghịch và phân biệt các cộng đồng dân cư khác. Vì có đông các tín đồ Hồi giáo nên Kelantan cũng là thành trì của đảng PAS khi nhận được những hứa hẹn đề cao Hồi giáo xây dựng tiểu quốc Hồi giáo của đảng này. Do đó trong suốt một thời gian dài Kelantan là nơi diễn ra nhiều xung đột tôn giáo gay gắt nhất khi bang này đòi hỏi được áp dụng luật Hồi giáo ở đây cũng như thiết lập những quy định khác biệt so với liên bang

để phục vụ cho nhu cầu tôn giáo. Trong khi tất cả các bang của Malaysia sống và làm việc theo lịch phương Tây thì Kelantan làm việc chủ nhật và nghỉ ngày thứ sáu theo đúng nghi lễ của Hồi giáo. Từ năm 1994 chính quyền bang Kelantan đã thông qua luật cắt cụt cánh tay đối với một số hình thức phạm tội nhưng điều luật này bị chính phủ liên bang tạm thời không cho đưa vào áp dụng còn lại thì vấn duy trì Luật Sariah với các công dân Hồi giáo. Kelantan đã cung cấp được nhu cầu điện cho 97% dân cư và hầu hết đã đảm bảo nguồn nước sinh hoạt cho mọi dân chúng. Những nhu cầu tối thiểu cho cuộc sống được đảm bảo ở đây. Tuy nhiên phụ nữ vẫn không được tự do ăn mặc theo ý thích, rượu bị cấm và mọi người không được biết đến bể bơi và siêu thị. 90 % đất đai của Kelantan hiện nay là thuộc về đất dành cho người Malay, điều đó làm cho những công dân Malaysia mà không phải là người Malay không thể mua bán nó mà trước hết không nhận được sự đồng ý vốn cực kỳ hiếm có từ Chính quyền bang.

Danh tính dân Kelantan có thể là người Malay có thể không là người Malay nhưng chỉ dành cho những người phải thoả mãn ít nhất một trong những điều kiện sau:

1. Những người sinh ra ở Kelantan và có bố là người Malay 2. Những người sinh ra ở bất kỳ nơi đâu nhưng có bố là người

Malay và sinh ra ở Kelantan.

3. Những người sinh ra ở bất kì nơi đâu nhưng bố mẹ đều là người Malay và đã sinh sống ở Kelantan ít nhất 15 năm.

4. Những người sinh ra ở Kelantan và có bố là người Hồi giáo và có mẹ là người Malay

5. Những người sinh ra ở Kelantan và có cha cũng sinh ra ở Kelantan.

Như vậy chỉ có những người Malay mới thoả mãn được ba điều kiện đầu tiên và những người theo Hồi giáo mới đáp ứng được điều kiện thứ tư. Cơ hội dành cho những người không phải Malay không phải Hồi giáo là rất ít để trở thành công dân Kelantan. Do vậy càng ngày Kelantan càng hạn định mình trong bầu không khí Hồi giáo. Những quy định ngặt nghèo của Kelantan đã cản trở những người không phải Hồi giáo tìm đến đây sinh sống.

Biểu trưng của PAS

Người theo Hồi giáo ở Kelantan muốn chuyển sang một tôn giáo khác phải đối mặt với rất nhiều khó khăn. Đối với người Hồi giáo, đặc biệt là người Malay thiểu số, quyền được rời bỏ đạo Hồi và cải đạo là một vấn đề gây tranh cãi. Và trên thực tế thì rất hiếm khả năng người theo Hồi giáo có thể đổi được tôn giáo. Tiến trình luật pháp của việc cải đạo không rõ ràng và trên thực tế thì rất khó cải đạo về mặt pháp lý. Năm 1999 Hội đồng tối cao không tổ chức một phiên toà nào để nghe bị đơn là người Hồi giáo xin đổi sang tôn giáo khác. Do vậy Kelantan càng có cơ hội để thực hiện Hồi giáo hoá một cách triệt để bang này mà không gặp phải sự phản ứng nào từ bên trong.

Trước khi Mahathir trở thành thủ tướng của Malaysia, từ cuối năm 1977 sự rạn nứt giữa UMNO và Barisan Nasional và giữa UMNO với PAS đã đến độ đổ vỡ hoàn toàn, khi mà PAS rời bỏ hoặc bị trục xuất khỏi Mặt trận dân tộc. Ngày 13 tháng 2 năm 1977, dựa trên quyết định ngày 8 tháng 12 năm 1977 của UMNO, Mặt trận dân tộc (National Front) quyết định trục xuất PAS ra khỏi mặt trận. Thế nhưng, theo PAS, thì việc trục xuất này là không cần thiết vì trước đó ngày 8 tháng 11 năm 1977, đảng của họ đã rút những bộ trưởng của họ khỏi chính phủ. PAS gây ra những sức ép cho chính quyền

Kelantan lúc đó đang dưới thời Nasirr thân UMNO. Chính phủ Liên bang đã tuyên bố Kelantan trong tình trạng khẩn cấp và trực tiếp lãnh đạo bang này. Cuộc bầu cử khẩn cấp cho Kelantan được tổ chức vào ngày 3 tháng 3 năm 1978, và PAS đã thua cuộc trong cuộc bầu cử này. Đảng PAS chỉ còn chiếm được 2 trong 36 ghế của Hội đồng, trong khi đó thì Barisan Nasional giành được 23 ghế và Berjasa (một đảng do Nasir vừa mới thành lập) được 11 ghế. Trong cuộc bầu cử Liên bang tháng 7 năm 1978, PAS còn giành được 2 trong 12 ghế. Lần đầu tiên kể từ ngày độc lập PAS bị mất Kelantan và trở thành một đảng rất yếu trong Liên bang. Sự phát triển bên trong nội bộ PAS và Kelantan cũng như những quan hệ của đảng này với các đảng phái khác, đặc biệt là với UMNO và Berjasa đã được nhiều nhà nghiên cứu Malay bình luận. Mặc dầu vậy, số người bỏ phiếu cho PAS vẫn còn tương đối cao. Tại Kelantan, PAS giành được 33% tổng số cử chi hay 79.514 lá phiếu, so với 36.7% hay 88.671 lá phiếu của Barisan Nasional và 26.8% hay 64.683 lá phiếu của Berjasa. Số phiếu mà Berjasa giành được hiển nhiên là của những người của PAS, nhưng bất đồng quan điểm với PAS. Trong cuộc bầu cử nghị viện tháng 7, số phiếu bầu PAS giành được tăng tới hơn 30.000. Thực tế này đã khích lệ PAS hướng tới tương lai, đặc biệt là nếu giành lại được cảm tình của Berjasa.

Khi Mahathir trở thành Thủ tướng thì cả hai bang Kelatan và Terengganu đã đều gia nhập vào liên minh cầm quyền Barisal National gọi tắt là BN. Trước đó trong cuộc bầu cử năm 1959 PMIP (tiền thân của đảng PAS sau này) đã giành thắng lợi ở hai bang này. Ở Kelantan, PAS giành thắng lợi trong cuộc bầu cử năm 1964 và 1969. Tuy nhiên chính quyền bang dưới thời kì của đảng PAS mới tái đắc cử lại không đáp ứng được những yêu cầu lúc đó trong bối cảnh cả nước được đặt dưới sự thiết quân luật chặt chẽ sau sự kiện xung đột sắc tộc xảy ra ở Kuala Lumpur năm 1969. Mặc dù đảng PAS hiện

nay là một phần của BN nhưng nó vẫn không che giấu ý định xây dựng một nhà nước Hồi giáo. Mối quan hệ của Mahathir với Kelantan chỉ thực sự gây được sự chú ý vào năm 1987 khi mà Tengku Razaleigh, một thành viên của Hội đồng hoàng gia Kelantan trở thành đối thủ thách thức chức vị chủ tịch UMNO mà Mahathir đang đương nhiệm. Khi Razaleigh thất bại, ông này cũng rời bỏ UMNO và thành lập Semangat 46 (Tinh thần năm 46). Con số 46 gợi mọi người nhớ về tinh thần khởi thuỷ của UMNO ngay từ những ngày đầu mới thành lập năm 1946. Kelantan trở thành cơ sở của S46 và rất nhiều thành viên của UMNO trong bang này cũng đã chuyển sang theo S46.

Ba năm sau cuộc tổng tuyển cử năm 1990, nhiều cử tri Kelantan đã tập hợp lại ủng hộ cho Razaleigh và đảng PAS. Cử tri ở Kelantan thông thường được chia thành ba phái khá ngang bằng nhau: ủng hộ UMNO, PAS và hoàng gia. Nhưng với sự ủng hộ của hoàng gia Razaleigh (vốn là chú của nhà vua) UMNO đã không có cơ hội nào để đánh bại lại PAS và S46. Liên minh đối lập này đã giành thắng lợi và thiết lập nên chính quyền của mình. Sự kết hợp giữa hai đảng này một lần nữa lại giành thắng lợi trong cuộc bầu cử năm 1995. UMNO đã dần dần tiến vào Kelantan và khắc phục những vướng ngại về chính trị để mở đường cho sự tiến lên về văn hoá và tôn giáo. Mahathir đã nhận thức được một cách sâu sắc rằng chỉ có nắm lấy ngọn cờ chính trị thì những vấn đề liên quan đến đạo Hồi ở Kelantan mới dễ dàng đạt được sự đồng thuận.

Chính quyền liên bang đã muốn tạo dựng ở Kelantan một chính phủ song hành để thiết lập một ảnh hưởng đủ cần và đủ mạnh với bang này. Chính quyền liên bang cũng không muốn các bang này nhận được những sự hỗ trợ từ bên ngoài bởi mối lo lực lượng đối lập sẽ dựa vào đó mà phất lên thành phong trào li khai gây ra những sự kiện có thể gọi là bất ổn chính trị ở đây. Bất chấp những sự trừng phạt như cắt giảm nguồn viện trợ cho Kelantan đảng

PAS vẫn tiếp tục được người dân nơi đây tín nhiệm bỏ phiếu bầu trong các cuộc bầu cử năm 1995 và 1999. S46 do đó đã có những hành động đàm phán bí mật với UMNO và chấp nhận những điều kiện thoả hiệp để UMNO có lại các thành viên từ đảng này. Tháng 10/1996, S46 tuyên bố giải thể và Razaleigh trở lại ủng hộ đảng UMNO bỏ PAS một mình tiếp tục chiến đấu trên mặt trận Malaysia.

Có thể nói một cách khái quát rằng Mahathir nói chung không can thiệp sâu vào các vấn đề nội bộ của từng bang. Ở vùng bán đảo Mahathir và UMNO đã mong đợi các bang tự giải quyết những vấn đề của mình một cách êm thấm và ít gây ra những ồn ào nhất. Bởi vì họ nhận thấy một thực tế rằng cũng với vấn đề ấy ở cấp chính quyền bang mọi việc sẽ giải quyết êm thấm hơn là đưa ra chính quyền toàn liên bang.

Trong trường hợp của Kelantan, Mahathir nhận thức được rằng bang này có những điều kiện khác biệt về tập quán và phong cách sống. Kelantan và ở một số mức độ nào đó là Terengganu là một xã hội khép kín nơi mà truyền thống địa phương và đạo Hồi có một vai trò quan trọng ảnh hưởng lớn đến vấn đề chính trị của bang. Cả hai cũng chịu ảnh hưởng nặng nề dưới thời đế chế Xiêm hùng mạng. Dân cư của hai bang hầu hết đều là người Malay (khoảng 95%) và bối cảnh chính trị là sự tranh giành giữa những người Hồi giáo trung lập và thế tục đại diện bởi UMNO và những người Hồi giáo cực đoan đại diện là PAS. Người dân Kelantan vốn coi mình là không giống những người dân bán đảo khác. Họ nói một phương ngữ khá khác biệt với tiếng Malay nói chung và việc tuân thủ theo đạo Hồi cũng quy chuẩn sùng bái nghiêm ngặt hơn phần còn lại của bờ Tây bán đảo. Người Kelantan có một nền văn hoá Malay độc nhất và theo suốt thời gian của lịch sử càng ngày càng khu biệt lại so với cộng đồng Malay ở Malaysia nói chung.

Nếu có vấn đề gì đó xảy ra ở Kelantan và Terengganu, lãnh đạo của UMNO bao giờ cũng đòi hỏi UMNO ở đây giải quyết trước sau đó mới tính đến khả năng uỷ thác cho liên bang dẹp yên vấn đề này. Sự can thiệp của Mahathir chỉ ở giai đoạn cuối cùng khi nhất thiết phải có mặt. Chẳng hạn như khi Kelantan rơi vào tay của PAS, Mahathir phải tự bổ nhiệm mình làm Uỷ viên liên lạc của UMNO ở Kelantan và khi Tengku Razaleigh quay trở lại với UMNO ông đã bổ nhiệm ngay Razaleigh vào chức vụ này để trả vấn đề Kelantan về cho người Kelantan giải quyết.

Đối với Mahathir chỉ có sự toàn vẹn lãnh thổ của liên bang Malaysia mới được coi là điều kiện ưu tiên hàng đầu còn mọi sự khác biệt của các bang chỉ là những vấn đề thứ yếu không đáng phải nhận được một sự quan tâm quá đặc biệt. Bản sắc riêng biệt của từng bang cũng được xem xét và quyết định trong mối quan hệ với cái toàn thể là liên bang.

Được nhìn nhận là có tính trung lập, Mahathir và UMNO đã lựa chọn một thái độ lập trường thực tế và khá tiến bộ đối với vấn đề Hồi giáo ở Kelantan. Mahathir tin rằng người Hồi giáo phải phát triển về kinh tế, thúc đẩy khoa học kỹ thuật và gia tăng hàm lượng lao động tri thức thì tôn giáo của họ mới được ngưỡng mộ và kính trọng như họ mong muốn. Chính ông đã tạo ra rất nhiều kế hoạch trao đổi lực lượng tri thức trẻ giữa Kelantan với các bang khác để nhằm tạo ra sự hoà nhập trong thế hệ dân cư mới của Kelantan nhằm pha loãng bầu không khí tôn giáo cực đoan thân PAS ở đây. Rất nhiều người đã cho rằng UMNO dưới thời Mahathir đã quá nhẹ tay với Kelantan và để mất bang này vào tay đảng PAS nhưng dường như trong bối cảnh của Malaysia thì sự mất đi quyền lực phủ quyết trên toàn quyền liên bang của UMNO là một điều không tránh khỏi và dù Kelantan nằm dưới sự kiểm soát của PAS nhưng mặt khác nó vẫn chỉ là một sự kiểm soát danh nghĩa mà thôi. UMNO vẫn có được những quyền lực cũng như sự can thiệp cần thiết vào các (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

vấn đề của Kelantan đủ để đảm bảo cho quản lý hiệu quả của chính quyền Mahathir.

Một phần của tài liệu Mahathir Mohamad với vấn đề dân tộc và tôn giáo của Malaysia (Trang 110)