Đa dân tộc các đảng phái chính trị ở Malaysia: Nên hay không nên Trường hợp của UMNO.

Một phần của tài liệu Mahathir Mohamad với vấn đề dân tộc và tôn giáo của Malaysia (Trang 61)

nên. Trường hợp của UMNO.

Người Malay là những Muslim và sự đồng nhất khái niệm một dân tộc một quốc gia với một tôn giáo là một sự thuận lợi cho đạo Hồi ở Malaysia. Do vậy, những người không phải là người Malay buộc phải theo đạo Hồi, thì trở thành người Malay (masuk Melayu). Một phần vì sự đồng nhất này và một phần cũng vì đạo Hồi là tôn giáo chính thống, nên đất nước Malaysia được coi như là nước Hồi giáo, dù rằng trên thực tế, số lượng những người Muslim chỉ chiếm hơn một nửa dân số. Thế nhưng, bản thân những người Malay cũng không thống nhất trong những quan điểm của mình về vị trí của Hồi giáo và quan hệ của Hồi giáo với nhà nước. Điều này được phản ảnh rõ trong sự tồn tại của hai đảng chính trị của người Malay: Tổ chức Thống nhất Dân tộc

Malay (United Malay Nationalist Organization - UMNO) và Persatuan Islam Se-Malaysia (Đảng những người liên Malay Hồi giáo, hay thường được gọi là PAS). Hai đảng này phần lớn thời gian luôn đối lập nhau. Trên thực tế thì đảng PAS nảy sinh ra từ UMNO vào năm 1951 khi các ulama của UMNO bỏ đảng này bởi vì họ không bằng lòng với chính sách thoả hiệp của đảng đối với những người không phải Malay, và còn bởi vì thái độ nước đôi của đảng này đối với Hồi giáo. Thoạt đầu, UMNO dường như có khả năng tập hợp được những sự ủng hộ của tất cả những người Malay, kể cả Đảng những người Malay dân tộc chủ nghĩa (Malay Nationalist Party-MNP ). Do đảng này thiên về việc coi Malaysia là thể thống nhất với Inđônêsia, và cũng do tính cấp tiến của họ, mà, chỉ sau đó ít lâu, MNP đã không còn ủng hộ UMNO nữa. Thậm chí MNP còn bị nhà nước cấm (năm 1948) và nhiều thủ lĩnh bị bắt giữ theo “Những quy định Khẩn cấp”. Còn UMNO thì vẫn tiếp tục làm chủ được sự ủng hộ của đa số người Malay, và đặc biệt là với sự hợp tác với Tổ chức người Hoa Malaysia (Malaysian Chinese Association) và Đại hội những người Ấn ở Malaya (Malaysian Indian Congress), tổ chức UMNO đã trở thành như một phần của Khối liên minh, và sau này là một bộ phận của Liên minh cầm quyền (Barisan Nasional) để kiểm soát chính phủ từ ngày độc lập.

Trong hoàn cảnh đó, PAS đã ra đời và do Haji Ahmah Fuah làm chủ tịch. Lúc này, PAS tự coi mình là một bộ phận của UMNO và cố giữ vai trò trung lập trong những quan điểm khác biệt giữa Dato Onn với các nhà lãnh đạo khác của UMNO. Vào năm 1952, PAS trở thành độc lập đối với UMNO và bắt đầu cạnh tranh cùng đảng này để giành quyền kiểm soát chính phủ. Đến năm 1955, PAS được chính thức công nhận là một đảng chính trị. Sự rạn nứt này hoàn toàn không phải là một sự kiện bất ngờ mà đã có nguyên nhân tiềm ẩn từ trước đó. Vào năm 1947, đã có một số cuộc hội nghị diễn ra ở Gunung Semanggul, Perak theo sáng kiến của những người muốn lập ra

Majlis Agama Tertinggi Sa-Malaya (MATA- Hội đồng tôn giáo tối cao toàn Malaya). Hội đồng này, một tổ chức có tham vọng cuốn hút tất cả những cá thể cũng như những tổ chức có ý định giúp đỡ người Malay trong những công việc tôn giáo. MATA dân chủ trong những tư tưởng của mình. Tổ chức này bảo vệ những cuộc bầu cử vào các hội đồng đại diện cũng như vào các ban tư vấn Hồi giáo…Những yêu cầu của MATA vào thời đó có vẻ mang tính cấp tiến. Hơn thế nữa, hội đồng còn thiết lập sự hợp tác chặt chẽ với MNP. Hiển nhiên là, cuộc hội nghị mà MATA đứng ra tổ chức thì UMNO tẩy chay. Sau đấy, tình hình cũng như vậy đối với những cuộc hội nghị do MATA tổ chức, dù rằng đó là những hội nghị về kinh tế và giáo dục được tiến hành ở Gunung Semanggul. Đây là sự phản ánh về những rạn nứt giữa những người cấp tiến và những người bảo thủ, giữa những người hiện đại và những người truyền thống. Trong cuộc cạnh tranh này, UMNO giành được nhiều hơn sự ủng hộ từ phía các quan chức chính phủ, và đã có sự hoà giải giữa những người lãnh đạo và đảng. Dato Onn, vị chủ tịch đầu tiên của UMNO, đã là người đứng đầu của Johor, và Tunku Abdul Rahman, người kế tục của Dato Onn năm 1950, là thành viên toà án Kedah. Việc thành lập UMNO đã được thông báo tại lâu đài Johor của Sultan vào năm 1946.

Vào năm 1948, sự rạn nứt giữa MATA và UMNO trở nên lớn hơn khi mà cuộc hội nghị của MATA do các nhà hoạt động cấp tiến và MNP tài trợ đã quyết định thành lập đảng Hồi giáo Hizbul Muslimin. Dù rằng chỉ tồn tại có vài tháng và bẩy thủ lĩnh của họ đã bị bắt theo Quy chế Khẩn cấp, đảng này cũng để lại những tác động cho sự phát triển về sau. Có thể coi đây là người tiên phong của PAS vì các lãnh đạo của đảng này vốn trước đó là người của Hizbul Muslimin. Chủ tịch hiện nay của đảng PAS vốn là cán bộ thời đó và còn là người hoạt động tích cực trong việc giảng dạy ở Gunung Semanggul.

Dù rằng đã có những rạn nứt, UMNO vẫn có đủ khả năng trụ lại trong chính phủ như một đảng chi phối, là người đứng đầu trong khối Liên minh (với Hội người Hoa ở Malaysia và Đại hội người Ấn Malaysia), sau đấy- từ 1970 – trong Liên minh cầm quyền (Barisan Nasional). UMNO, theo đánh giá chung, là đảng của quan lại- công chức, được sự tin cậy của các thủ lĩnh người Malay, của một số tầng lớp dân cư không phải người Malay (thường là những người hoạt động chính trị). Có được sự ủng hộ lớn lao đó là do UMNO đã biết né tránh các biện pháp mang tính cấp tiến trong việc hiện thực hoá những mục tiêu của mình đối với tôn giáo cũng như đối với việc khuyến khích cho những quyền lợi của người Malay nên không gây ra những sự tổn thương đối với các cộng đồng dân tộc khác.

UMNO và các liên minh của mình đã giành được những thắng lợi vang dội tại tất cả các cuộc tổng tuyển cử liên bang và tại hầu hết các cuộc tuyển cử bang trong suốt thời kỳ độc lập. Đảng PAS chỉ có khả năng giành được sự kiểm soát Terengganu từ năm 1959 đến 1964, và Kelantan từ năm 1959 đến 1978.

Các cuộc đổ máu năm 1969 đã làm cho UMNO và chính phủ nhận thấy tầm quan trọng của việc cấu trúc lại xã hội sao cho các tộc người khác nhau của Malaysia được bình đẳng, đặc biệt là trong lĩnh vực kinh tế. Tất nhiên UMNO nghĩ ngay đến vị trí của người Malay trong những hành động của mình. Do đó, trong Chính sách kinh tế mới (New Economic Policy- NEP), người Malay và các Bumiputera được đặc biệt chú ý. Thế nhưng, chính sách này lại không nhằm vào sự phân phối công bằng những của cải hiện có mà nhằm vào việc tăng cường đầu tư để sao cho số phận của những người kém may mắn được cải thiện bằng cách trao cho họ nhiều cơ hội hơn trong việc làm và trong cuộc sống. Do vậy, đối với những ai muốn thấy sự phân phối tài sản được thực thi công bằng hơn, thì chính sách này không đủ để cứu chữa sự

mất cân bằng trong xã hội. Dù sao thì Barisan National đã có thể mời PAS tham gia chính phủ vào năm 1973 và sau đó vào cuộc tổng tuyển cử năm 1974 như một thành viên của Mặt trận Dân tộc. Thế nhưng đến cuối năm 1977, tổ chức này quay lại thành lực lượng đối lập. PAS cho rằng, Chính sách kinh tế mới, tuy có mục đích tốt, đã không đạt được những mục tiêu của mình và sẽ không làm được điều đó, trừ khi chính phủ thay đổi quan điểm. Chính sách chỉ có lợi cho một số bộ phận dân chúng, chứ phần đông những người nghèo không được lợi gì từ chính sách này. PAS còn quan tâm đến những nguyên tắc của Islam trong nền kinh tế đã được hiện thực hoá ở Malaysia.

Trên thực tế, chính phủ, đặc biệt là UMNO không hoàn toàn sao lãng đối với các công việc của đạo Hồi. Để khích lệ tôn giáo, chính phủ đã giúp đỡ xây dựng những nhà thờ và những nơi cầu nguyện, tiếp tục quản lý việc thực thi những công việc hôn nhân đã được thiết lập, tiếp tục triển khai sưu tập các

zakat, tiếp tục tổ chức các buổi lễ và việc ăn chay. Thông qua các cơ quan khác nhau, chính phủ đã tổ chức các khoá nâng cao về tôn giáo thường xuyên cho các chức sắc tôn giáo và các quan chức nhà nước nói riêng và cho dân chúng nói chung. Nhà nước đã cho phát hành những ấn phẩm tôn giáo khác nhau, trong đó có cả bản dịch kinh Coran (trước đây do Inđônêsia cấp) và các cuốn sách nhỏ cơ bản về đạo Hồi để phân phát cho mọi người. Chính phủ cho tổ chức thi đọc kinh Coran hàng năm ở các cấp độ bang, quốc gia và quốc tế; khuyến khích Trung tâm nghiên cứu Hồi giáo tiến hành những công việc nghiên cứu về những vấn đề đương đại cũng như tìm ra những giải pháp cho nền tảng của đạo Hồi. Nhà nước ủng hộ cả về đạo đức và tài chính cho những cuộc hội nghị và hội thảo về Hồi giáo do chính phủ và các cơ quan tư nhân tổ chức. Chính phủ vẫn tiếp tục trợ giúp cho những người hành hương đi Mecca để chuyến đi của họ được thuận lợi.

Mặc dù có biết đến những hoạt động trên, PAS và một số tổ chức khác, đặc biệt là của thanh niên Hồi giáo, vẫn bầy tỏ sự bất mãn của mình đối với những chính sách và chương trình của nhà nước. Họ cho rằng, chính quyền và cả những thủ lĩnh UMNO chỉ muốn hạn chế đạo Hồi vào lĩnh vực tinh thần, lễ thức và biểu tượng mà thôi. Trong khi đó, PAS và các thủ lĩnh Hồi giáo khác lại nhìn nhận đạo Hồi như một sự lựa chọn mà xã hội và nhà nước phải dựa vào đó để xây dựng và phát triển. Họ muốn thiết lập một nhà nước Hồi giáo. Điều này không có nghĩa là nhà nước phải do các ulama lãnh đạo, nhưng những giáo thuyết của đạo Hồi trên mọi khía cạnh của cuộc sống phải được thi hành.

Một lý do quan trọng mà những nhà lãnh đạo UMNO dựa vào để bảo vệ quan điểm của mình là việc Malaysia là một xã hội đa tộc người và đa tôn giáo. Theo họ, những người không phải Hồi giáo tất nhiên là không đồng ý chấp nhận đạo Hồi làm nền tảng cho luật pháp của đất nước. Tư tưởng này sẽ gây nên sự phản đối trong những người dân không Hồi giáo và sẽ làm giảm lòng trung thành của họ đối với đất nước. Điều này sẽ tạo ra sự không ổn định trong nước. Chính Tunku Abdul Rahman, với cương vị là chủ tịch UMNO đã phát biểu tại đại hội của tổ chức này tại Kuala Lumpur vào 1/1971. Đối với luận cứ này, các thủ lĩnh của PAS và những người cảm tình với họ thường đưa ra lời kết án là, nếu có sự hiểu đúng thì những người không phải Muslim sẽ không phải sợ hãi gì vì đạo Hồi yêu cầu các tín đồ của mình phải hành động công bằng với tất cả mọi người, kể cả những người không phải là Muslim. Hơn thế nữa, theo họ, vì đã là tôn giáo của quốc gia, thì Hồi giáo phải được thể hiện trong cuộc sống của quốc gia, chứ không chỉ là biểu tượng đơn thuần.

Đến cuối năm 1977 thì sự rạn nứt giữa UMNO và Barisan Nasional và giữa UMNO với PAS đã đến độ đổ vỡ hoàn toàn, khi mà PAS rời bỏ hoặc bị

trục xuất khỏi Mặt trận dân tộc. Sự việc cụ thể là, ngày 13 tháng !2 năm 1977, dựa trên quyết định ngày 8 tháng 12 năm 1977 của UMNO, Liên minh cầm quyền (National Front) quyết định trục xuất PAS ra khỏi mặt trận. Thế nhưng, theo PAS, thì việc trục xuất này là không cần thiết vì ngày 8 tháng 11 năm 1977, đảng của họ đã rút những bộ trưởng của họ khỏi chính phủ rồi. PAS muốn thải hồi người của mình, vị bộ trưởng phụ trách Kelantan là Datuk Muhammad Nasir. Ngay sau khi Nasir không xin từ chức, những đại diện của PAS ở hội đồng bang Kelantan đã gây sức ép bằng kiến nghị không tín nhiệm của hội đồng. Nasir, với cương vị lãnh đạo, đã yêu cầu giải tán Hội đồng; thế nhưng, cùng thời gian đó, chính phủ Liên bang, không theo lời khuyên của giới lãnh đạo PAS, đã tuyên bố Kelantan trong tình trạng khẩn cấp và trực tiếp lãnh đạo bang này. PAS rút khỏi mặt trận vì họ cảm thấy Mặt trận dân tộc và chính phủ đã vượt quá những giới hạn của mình bằng việc can thiệp vào những công việc nội bộ của đảng họ (những khác biệt giữa Nasir và PAS) cũng như vào những công việc của Kelantan (những công việc có thể giải quyết được mà không cần đến ban hành ra những biện pháp khẩn cấp). PAS cho rằng, những biện pháp của chính phủ Liên bang là cố ý nhằm phá hoại đảng của họ. Cuộc bầu cử khẩn cấp cho Kelantan được tổ chức vào ngày 3 tháng 3 năm 1978; và, PAS đã thua cuộc trong cuộc bầu cử này. Đảng chỉ còn chiếm được 2 trong 36 ghế của Hội đồng, trong khi đó thì Barisan Nasional giành được 23 ghế và Berjasa (một đảng do Nasir vừa mới thành lập) được 11 ghế. Trong cuộc bầu cử Liên bang tháng 7 năm 1978, PAS còn giành được 2 trong 12 ghế. Lần đầu tiên kể từ ngày độc lập PAS bị mất Kelantan và trở thành một đảng rất yếu trong Liên bang. Sự phát triển bên trong nội bộ PAS và Kelantan cũng như những quan hệ của đảng này với các đảng phái khác, đặc biệt là với UMNO và Berjasa đã được nhiều nhà nghiên cứu Malay bình luận. Mặc dầu vậy, số người bỏ phiếu cho PAS vẫn còn tương đối cao. Tại

Kelantan, PAS giành được 33% tổng số cử tri hay 79.514 lá phiếu, so với 36.7% hay 88.671 lá phiếu của Barisan Nasional và 26.8% hay 64.683 lá phiếu của Berjasa. Số phiếu mà Berjasa giành được hiển nhiên là của những người của PAS, nhưng bất đồng quan điểm với PAS. Trong cuộc bầu cử nghị viện tháng 7, số phiếu bầu PAS giành được tăng tới hơn 30.000. Thực tế này đã khích lệ PAS hướng tới tương lai, đặc biệt là nếu giành lại được cảm tình của Berjasa.

Nếu như xu hướng chính trị bị chia rẽ, thì mối gắn kết tinh thần trong người Malay, ít nhất là về các mặt tư tưởng, thì dường như lại được tăng cường. Các thủ lĩnh UMNO càng quan tâm nhiều hơn đến đạo Hồi. Những lời phát biểu của Datuk Hussein Onn, và đăc biệt là của Datuk Mahathir Mohamad, với cương vị là thủ tướng và phó thủ tướng, thường không chỉ nói đến những vấn đề Hồi giáo mà còn đưa ra những phương thức giải quyết các vấn đề đó. Họ không ngừng thúc giục những người Muslim sử dụng những giáo thuyết của đạo Hồi vào cuộc sống. Thế nhưng, những gợi ý của họ lại chủ yếu liên quan đến những cách cư xử và đạo đức hơn là đến những hoạt động của nhà nước. Dù sao thì đây cũng là những bước ít nhiều có hướng tới đời sống chính trị. Mahathir đã chỉ rõ rằng, ông không mong muốn làm trái những điều chỉ dẫn của Thượng đế và luôn khuyến khích những người Muslim phải giữ đức tin (iman) và quy phục Thượng đế (taqwa). Ông còn chỉ ra rằng, đó là sự cần thiết cho không chỉ kế hoạch phát triển tinh thần mà còn cho cả các kế hoạch xây dựng kinh tế và thể chất con người. Xu hướng tôn giáo ngày một gia tăng này trong những người lãnh đạo UMNO sở dĩ xuất hiện một phần là do nhu cầu cần phải ganh đua với PAS và các tổ chức khác trong việc thu hút cảm tình của những người Hồi giáo. Xu thế phục hưng đạo Hồi trong thế giới Hồi giáo tất nhiên cũng có tác động tới Malaysia.

Có thể nói cho đến khi Mahathir Mohamad lên nắm giữ chức vụ Thủ tướng thì cơ cấu chính trị Malaysia đã hình thành khá rõ ràng và sự thắng thế của UMNO cũng đã được khẳng định từ trước đó. UMNO càng thành công hơn dưới thời của ông là nhờ vẫn giữ được sức mạnh dân tộc và sứ mạng xây

Một phần của tài liệu Mahathir Mohamad với vấn đề dân tộc và tôn giáo của Malaysia (Trang 61)