Tái thiết sự cân bằng tộc người thông qua chính sách di dân và sự thắng thế của UMNO

Một phần của tài liệu Mahathir Mohamad với vấn đề dân tộc và tôn giáo của Malaysia (Trang 79)

và sự thắng thế của UMNO ở Sabah

Dưới thời Mahathir, có thể nói trong khi mối quan hệ giữa Mahathir và Sarawak được nhận định là khá êm thấm thì tình hình với Sabah lại dường như không phải vậy. Những dấu hiệu đầu tiên của sự phân ly được trỗi dậy vào khoảng năm 1985 nhưng cội rễ của nó lại bắt nguồn từ những khúc mắc

trước khi Mahathir bắt đầu đảm nhiệm cương vị Thủ tướng tức là khoảng những năm 70.

Dòng người Philippin Hồi giáo đổ vào Sabah vào những năm đầu 80 đã thổi phồng cảm giác chống đối liên bang, đặc biệt là sau khi một số người không biết bằng cách này hay cách khác đã có được thẻ công dân Malaysia- một dấu hiệu của quyền công dân. Người Hồi giáo trở thành cộng đồng đông nhất ở Sabah và rất nhiều người tin rằng chính phủ đã cố gắng tạo ra được một cộng đồng Hồi giáo mạnh thông qua việc cho phép những người Philippin Hồi giáo nhập cư vào đất nước Malaysia. Người Kadazandusun ngày càng đánh mất nhiều cơ hội tham gia vào các lĩnh vực dân chính. Họ kết tội lãnh tụ lúc đó là Harris về việc để cho các quan chức liên bang tiến vào các vấn đề nội bộ của Sabah do mối quan hệ khá hoà thuận và mềm dẻo giữa Harris và Mahathir. Họ cho rằng điều này là một thất bại của họ khi không những không Borneo hoá nền hành chính như Cam kết hai mươi điểm đã đưa ra mà còn để cho liên bang hoá, làm cho người địa phương mất đi những quyền lực của họ trong chính quyền bang.

PBS tuy đã gia nhập vào Barisan National năm 1986 nhưng mối quan hệ giữa UMNO và PBS vì mối quan hệ cá nhân giữa Mahathir và Pairin không mấy mặn mà nên nó tiếp tục lạnh nhạt như trước đó. Mahathir quan niệm rằng việc duy trì quyền tự quyết vững mạnh của PBS sẽ như một nhân tố kích động ly khai đối với những người Sabah. Những hy vọng về sự hoà giải mối quan hệ giữa Pairin/PBS và Mahathir/UMNO đã tiêu tan khi mà PBS đột nhiên ra khỏi BN chỉ một ngày trước khi diễn ra cuộc bầu cử quốc hội năm 1990 và chuyển sang ủng hộ đối thủ chính trị của Mahathir là Tengku Razaleigh Hamzah và liên minh đối lập Gagasan Rakyat. Tuy nhiên thiếu may mắn cho PBS là Gagasan lại thất bại và BN tái đắc cử. Mahathir lập tức ra tuyên bố rằng UMNO lúc này vẫn đang nắm giữ phần bán đảo của

Malaysia sẽ tiến vào Sabah . Hiệp hội người Hoa và người Ấn ở Malaysia cũng theo chân UMNO mà có mặt ở Sabah.

Chính phủ vẫn tiếp tục tài trợ cho Sabah phát triển nhưng vì quyền kiểm soát đang nằm trong tay của chính quyền PBS đối lập nên mọi việc chi tiêu đều thông qua các cơ quan của chính phủ ở Sabah. Nhiều dự án trước đó bị cắt giảm với lý do là suy thoái kinh tế. Người dân Sabah thẳng thừng nói với nhau rằng sở dĩ có sự xuống dốc trầm trọng về kinh tế của bang là do mối quan hệ với liên bang không tốt. Những khủng hoảng chính trị này chỉ có thể được khắc phục một cách dễ dàng với việc tái nắm quyền lãnh đạo bang một lần nữa của BN.

Và không cần phải đợi lâu, những rắc rối trong giới chính khách ở Sabah đã xảy ra. Jeffrey Kitingan người em trai của Pairin và một số người khác đã bị Uỷ ban nội vụ bắt giam năm 1990 do tình nghi âm mưu tách Sabah ra khỏi Malaysia. Bất chấp việc thù hận gần như công khai giữa Sabah và liên bang, chính quyền Mahathir đã có nhiều động thái nhằm tiến hành thương lượng trong đó có việc Mahathir cho thả Kitingan như một món quà để bắt đầu câu chuyện được dễ dàng hơn với Sabah. Nhưng những cố gắng này không mang lại hiệu quả gì khi mà Pairin vẫn ngoan cố từ chối sự hợp tác của chính phủ. Cuộc bầu cử liên bang sau đó đã làm chính quyền Kuala Lumpur phải huy động phương tiện thông tin đại chúng vào cuộc để quảng bá cho hình ảnh của Mặt trận dân tộc BN và đảm bảo cho sự thắng lợi của Mặt trận dân tộc ở Sabah. Đảng Tiến bộ Sabah do một người Hoa chống đối PBS cũng được ra đời như một trong những nỗ lực gây nên chính quyền đối trọng. Tuy nhiên những nỗ lực gây dựng của BN phải đợi đến cuộc bầu cử năm 1999 mới thực sự được coi là đơm hoa kết trái khi BN giành được 31 trong 48 chỗ ngồi.

Sự cân nhắc sắc tộc chính trị này càng phức tạp thêm bởi sự thật đã cho thấy rằng cộng đồng dân cư Malaysia tại Sabah và Sarawak không mấy ủng hộ UMNO với tôn chỉ chính trị là dựa trên chủ nghĩa dân tộc và đạo Hồi. Lo âu giữa những người dân hai bang này là việc sẽ bị nô dịch bởi bán đảo Malaysia đồng thời cũng có nghĩa rằng những vấn đề có tính khu vực sẽ được đặt cao hơn lợi ích về tôn giáo cũng như mối quan hệ dòng tộc huyết thống.

Có rất nhiều ý kiến xung quanh mối quan hệ giữa Mahathir với các quan chức chính trị của Sabah và Sarawak. Ở Sabah, Mahathir phải đối mặt với vấn đề chủ nghĩa dân tộc Kadazandusun ngay từ khi mới đảm nhận cương vị Thủ tướng năm 1981 nhất là sau sự đồn thổi về sự cấu kết giữa chính quyền liên bang với người Hồi giáo ở Sabah để đưa người Hồi giáo trở thành một lực lượng chính trị hùng mạnh thân với bán đảo và gạt những người Kadazandusun không theo Hồi giáo ra ngoài lề chính trị. Tuy nhiên Mahathir đã có đôi chút nhầm lẫn khi đầu tiên vào năm 1986 ông đã cố gắng thích nghi với thực tế chính trị ở Sabah bằng cách tạo áp lực để PBS thiết lập một liên minh của chính phủ chủ yếu là những người theo Hồi giáo. Khi PBS từ chối và thắng trong cuộc bầu cử chộp giật với số đông cử tri ủng hộ, Mahathir mới xuống nước đồng ý chấp thuận PBS vào trong BN. Nhưng mối quan hệ giữa BN và PBS vẫn rất lạnh nhạt do những mâu thuẫn có tính cá nhân giữa Mahathir và Pairin. Mahathir nhìn Pairin như một kẻ cô độc còn Pairin vốn thấy Mahathir như một người chối bỏ Sabah và có ý định huỷ hoại Luận cương Hai mươi điểm. Và sau sự đổ vỡ năm 1990 Mahathir cho rằng chỉ có một cách duy nhất trong mối quan hệ với người Kadazandusun và Sabah là thiết lập được cơ sở của UMNO ở bang này. Ngoài ra không tồn tại mối quan hệ thương thuyết đàm phán hữu nghị nào.

Động thái chính trị này giải quyết được hai vấn đề. Nó là bước tiến quân đầu tiên cho UMNO tiến vào Sabah thừa nhận cái ý định nung nấu từ

lâu của họ là trở thành một tổ chức chính trị trên phạm vi toàn liên bang, đại diện cho lợi ích của những người Malay và những người Hồi giáo. Thứ hai, sự có mặt của UMNO ở Sabah tiếp thêm sức mạnh chính trị cho những người Hồi giáo ở Sabah. UMNO ngay từ đầu chưa giành được thắng lợi ở Sabah nhưng sự có mặt của nó ở đây đã làm cho sự quyền lực của Mahathir được thực thi trên cái gọi là toàn vẹn lãnh thổ. Mối quan hệ giữa Sarawak với Mahathir vốn xuôi chèo mát mái hơn do Sarawak nhóm bản địa lớn nhất là Dayak không có sự cố kết cộng đồng lớn như Kađazandusun nên không trở thành một lực lượng đối trọng ảnh hưởng đến tham vọng chinh phục bờ Đông của UMNO. Hơn nữa lãnh đạo của Sarawak người cùng đảm nhiệm vai trò này đồng thời với Mahathir nắm quyền thủ tướng Malaysia năm 1981 cũng là người đã từng phục vụ nhiều năm dưới chính quyền liên bang nên dễ đạt được sự thoả thuận với liên bang hơn là so với Pairin chưa bao giờ có mối liên hết nào với chính quyền liên bang.

Nhập cư là một biện pháp điều hoà cơ cấu dân số khôn ngoan mà chính quyền Mahathir đã thực hiện. Thông qua chính sách nhập cư cởi mở của Sabah, Mahathir đã làm dịu bớt được mối quan hệ dân tộc vốn chồng chéo những căng thẳng ở đây. Việc tạo điều kiện nhập cư dễ dàng cho những người Inđônêsia và những người Philippin Hồi giáo là để nhằm tạo ra một sự đối trọng tương xứng với người bản địa Thiên chúa giáo ở đây. Điều đó sẽ thay đổi cơ cấu dân số ở Sabah theo chiều hướng có lợi cho UMNO vì chắc chắn với một bang mà người bản địa Thiên chúa giáo chiếm đa số, UMNO sẽ không có nhiều cơ hội thâm nhập và tiến sâu vào các vấn đề nội bộ của Sabah. Thực tế cho thấy có đến 500.000 người Inđônêsia và Philippin theo đạo Hồi cư trú bất hợp pháp ở bang này từ nhiều năm nay. Từ năm 1985 đến năm 1989, 72.000 người trong số họ đã trở thành công dân Malaysia và có quyền bầu cử. Từ đầu năm 1990, chính quyền trung ương đã tăng tốc độ hợp

thức hoá người nhập cư vào Malaysia ở bang này và có khoảng 50.000 người trở thành công dân Malaysia. Bởi vì những công dân mới này là người theo đạo Hồi nên người ta thường nghĩ rằng họ sẽ bỏ phiếu cho đảng UMNO. Người Kadazan ủng hộ ông Pairin Kitingan đã thấy rằng chính quyền trung ương qua đó âm mưu thu hẹp vai trò của họ trong đời sống chính trị và kinh tế của bang Sabah và tạo đa số cho người đạo Hồi ở bang này.

Diễn tiến chính trị của Sabah là một điều khó mà lường định trước được. Đầu tiên ở đây chỉ tồn tại hai đảng chính một của người theo Hồi giáo và một của những người không theo Hồi giáo. Mustapha bị những người không theo Hồi giáo ghét bỏ thậm tệ nhưng lại được sự hỗ trợ nồng hậu nhiệt thành của lãnh đạo UMNO đặc biệt dưới thời Tunku, người đã có những đóng góp lớn lao cho đạo Hồi. Dinh cơ nguy nga và chiếc phản lực đắt tiền của ông đều có nguồn gốc từ ngân sách của chính phủ. Dưới thời của ông đã có hàng ngàn người không theo Hồi giáo chuyển sang theo Hồi giáo theo đúng cái mô hình cải đạo mà thực dân Tây Ban Nha đã làm để đưa người Philippin đi theo Thiên chúa giáo hàng trăm năm trước. Tuy nhiên khi chính quyền liên bang nhận thấy cái ước mơ vĩ đại của người vốn sinh ra ở Philippine này là muốn đưa Sabah tách khỏi Malaysia và thành một bang mới gia nhập vào phía Nam Philippin thì đã ngay lập tức có những hành động can thiệp vào để Sabah có một người lãnh đạo mới thích hợp hơn cho những dự định của chính quyền liên bang ở đây.

Những người Kadazandusun phần lớn là theo đạo Thiên chúa giáo được coi là tộc người lớn nhất của Sabah. Để tạo ra sự đối trọng, chính quyền Mahathir đã tăng cường việc mở rộng quyền công dân Sabah cho một số người Philippine Hồi giáo tạo ra một số đông cử tri ủng hộ các chính sách Hồi giáo ở đây. Chính quyền liên bang với sự nỗ lực mưa dầm thấm đất đã điều chỉnh cơ cấu tộc người cũng như thành phần tôn giáo của Sabah một cách có

lợi cho việc điều hành của họ. Sabah không chỉ cách biệt với phần còn lại của Malaysia bởi một bờ biển rộng lớn mà còn cách biệt bởi sự vắng mặt của nó trong lịch sử Malaysia. Người dân Sabah không cảm thấy mình cùng chia sẻ với người Malaysia ở bán đảo một số phận chung, không cùng lợi ích và không cùng cả sự gắn bó quyền công dân trong một quốc gia. Do đó công cuộc chinh phục này có thể nói là một sự thành công vĩ đại trong sự nghiệp chính trị của Mahathir và sự nghiệp giữ vững liên bang của Malaysia.

Tiểu kết:

Sự tích hợp tộc người là một đặc điểm nổi bật của Malaysia. Cùng với thời gian và sự cố gắng của chính quyền, những người Malay đã chấp nhận được sự khác mình với những phong tục của nền văn hoá bên ngoài họ nhưng giờ đây đang cùng chung sống, cùng chia sẻ sứ mệnh công dân Malaysia như họ.

Mahathir trong cuốn Sự thách thức đã có lần so sánh rằng Malaysia cũng giống như Hoa Kì về chính sách ngôn ngữ: Nếu một người muốn trở thành công dân của nước Mỹ cần phải thạo tiếng Anh thì người Malaysia cũng phải thạo tiếng Malay nếu họ thực sự muốn chứng minh mình là công dân Malaysia. Đây là động cơ để thúc đẩy sự hợp tác đoàn kết giữa những các cộng đồng cư dân sinh sống ở Malaysia. Mahathir cũng đã kêu gọi mọi người hãy sống gần gũi và thân thiện, chia sẻ với nhau nhiều hơn nữa. Vào các ngày lễ lớn như Hari raya, ngày lễ kết thúc tuần kiêng khem của Ramadan, khắp nơi trên đất nước Malaysia đều có những ngôi nhà mở Rumah Buka, những cánh tay thân thiện Hồi giáo giang rộng đón tiếp mọi người. Hay trong ngày tết Nguyên đán, mọi người đều vui vẻ mua sắm, chúc tụng nhau bất kể là người Hoa, Ấn hay Malay. Những dịp hội hè lễ tết thực sự đã trở thành những cơ hội thích hợp để họ bộc lộc văn hoá ứng xử trong quốc gia đa dân tộc của

mình để các cộng đồng xích lại gần hơn cùng xoá đi những rạn nứt đã có trong quá khứ của họ. Ông đã xây dựng được một thế hệ công dân mới ở Malaysia, một thế hệ công dân đặt lòng trung thành với tổ quốc cao hơn lòng trung thành với tộc người.

Hơn ai hết Mahathir ý thức được sức mạnh của sự thống nhất dân tộc như một điều kiện tiên quyết cho sự phát triển của Malaysia: “Sẽ không thể có một đất nước Malaysia phát triển cho đến khi chúng ta vượt qua được chín vấn đề trọng tâm thách thức đất nước chúng ta ngay từ khi khai sinh ra một quốc gia độc lập. Điều đầu tiên trong đó là phải thiết lập được một quốc gia Malaysia với một cảm giác chung, chia sẻ một số phận chung giữa các sắc tộc” “.Chúng ta không bao giờ được quên rằng sự thống nhất quốc gia là tài sản lớn nhất của chúng ta. Sự thống nhất quốc gia trong một đất nước đa chủng tộc và đa tôn giáo chỉ có thể được duy trì trên sự hiểu biết sâu sắc lòng khoan dung và sự kính trọng lẫn nhau giữa một tập thể đa dạng. Chúng ta đã chứng kiến nhiều xã hội đa sắc tộc thất bại trước vấn đề của mình bởi vì quyền lợi của tộc người được đặt lên trên quyền lợi của quốc gia. Do đó nếu chúng ta không thận trọng, chúng ta sẽ thất bại và sẽ bị huỷ hoại” [87;23]. Tổ chức dân tộc thống nhất UMNO dưới thời Mahathir đã tích cực đấu tranh cho sự nghiệp xây dựng Malaysia thành quốc gia một dân tộc đa tôn giáo. Nhờ gương cao ngọn cờ dân tộc mà UMNO đã giành được sự ủng hộ của mọi thành phân tộc người ở Malaysia để nắm quyền lãnh đạo đất nước. UMNO dưới thời Mahathir cũng đã loại bỏ được những nguy cơ ly khai tiềm ẩn của Sabah bằng cách tạo ra một cộng đồng dân cư mới ủng hộ UMNO dưới chính sách nhập cư mở cửa cuối những năm 80. Nhà phê bình Nathan đã viết “Vị thế dân tộc mà Malaysia có được trong những thập kỉ qua là kết quả của một kế hoạch sáng suốt được đưa ra bởi một người có niềm tin tha thiết rằng những ước mơ của mình sẽ trở thành sự thật và biết biến nó thành sự thật”.

Chương 3:

MAHATHIR VỚI VẤN ĐỀ TÔN GIÁO

Một phần của tài liệu Mahathir Mohamad với vấn đề dân tộc và tôn giáo của Malaysia (Trang 79)