Bài toán dân tộc của Mahathir: Hội nhập hay hoà nhập? Vấn đề chính trị hoá tộc người ở

Một phần của tài liệu Mahathir Mohamad với vấn đề dân tộc và tôn giáo của Malaysia (Trang 56)

đề chính trị hoá tộc người ở Malaysia

Sự đa dạng về tộc người là bản chất của Malaysia từ khi lập quốc. Sự tích hợp về tộc người ở đây diễn ra từ rất lâu trong lịch sử khi các tiểu quốc sống cận kề nhau dựa vào sự hùng mạnh kinh tế đã dần dần chinh phục các tiểu quốc khác. Cùng nằm trong khối người bản địa Bumiputra nhưng người Kadazan hoàn toàn khác với người Iban và càng khác với người Malay ở bờ Tây. Tuy nhiên sự khác biệt quan trọng nhất trong bức tranh tộc người Malaysia lại là sự khác biệt do lịch sử di cư mang đến. Sự xuất hiện của người Hoa, người Ấn là bước ngoặt lớn đưa xã hội Malaysia từ một xã hội có chủ thể (người Malay chiếm đại đa số) sang một xã hội không chủ thể (không có

tộc người nào chiếm đại đa số và nắm giữ quyền lực áp đảo cả về kinh tế và chính trị). Người Malay với sự hậu thuẫn lớn từ chính trị cũng không đủ mạnh để là linh hồn, là xương sống cho cả cộng đồng các dân tộc khác quy phục. Người Hoa với nền kinh tế hùng mạnh của mình cũng không đủ tạo ra những quyết định thay đổi mối quan hệ giữa các cộng đồng dân tộc ở đây. Không có mối quan hệ tuyệt đối công bằng ở Malaysia nhưng có mối quan hệ tương đối công bằng là người Malay được nắm giữ nhiều hơn quyền lực chính trị và bù lại chính quyền thân Malay lại có những sự nới lỏng cho khu vực kinh tế tư nhân người Hoa.

Làm thế nào để có sự thống nhất trọn vẹn trong phạm vi quốc gia trên cơ sở của bức tranh tộc người đa dạng, mỗi tộc người có những nguồn gốc lịch sử khác nhau, nói ngôn ngữ khác nhau, có tập quán canh tác khác nhau? Bản sắc của mỗi tộc người càng đa dạng càng khác biệt thì sự thống nhất tộc người càng gặp nhiều thách thức. Vấn đề đặt ra đối với không chỉ Mahathir mà với tất cả những nhà lãnh đạo tiền nhiệm của ông là hội nhập hay hoà nhập? Sự hình thành thế hệ công dân của Malaysia mới có phải là sự đảm bảo hiệu quả để duy trì một sự thống nhất dân tộc? Chính phủ sẽ phải làm thế nào để sự trung thành với quốc gia của mỗi người dân Malaysia được đặt cao hơn sự trung thành với tộc người của họ?

Giải pháp hội nhập là một giải pháp khó đạt đến sự đồng thuận tuyệt đối về chính trị. Sự hội nhập không đủ để tạo thành bản sắc quốc gia Malaysia thống nhất. Như đặc thù chung của Đông Nam Á, xã hội Malaysia cũng sẽ có một hình thức “Thống nhất trong đa dạng”. “Hoà nhập trên nguyên tắc của Hội nhập” như Mahathir đã có lần đề cập đến khi bàn về vấn đề lựa chọn những tính cách tiêu biểu cho công dân Malaysia mới. Thế hệ công dân Malaysia mới sẽ là câu trả lời cho câu hỏi Hội nhập hay hoà nhập. Sự hội nhập ở đây không có nghĩa là sự hội nhập hình thức, sự hội nhập cải lương đã

từng tồn tại trước năm 1969 khi mà mỗi thành phần tộc người đều chấp nhận sự thương lượng lẫn nhau để đổi lấy sự hoà bình trên danh nghĩa. Sự hoà nhập ở đây cũng không có nghĩa là tạo ra một thế hệ công dân mới, biến tất cả những người không Malay thành những người Malay. Thế hệ công dân mới ở Malaysia là thế hệ đặt sự trung thành với đất nước cao hơn sự trung thành với cộng đồng dân tộc hay tôn giáo của mình. Là thế hệ có trách nhiệm kiến tạo một xã hội Malaysia mới, một dân tộc, đa tôn giáo như Mahathir Mohamad đã mơ ước trong Tầm nhìn 2020 của ông: “Chỉ có duy nhất khái niệm dân tộc Malaysia ở Malaysia chứ không phải là khái niệm người Malaysia gốc Ấn gốc Hoa gốc Malay”.[94; 45]

Trên thực tế, vấn đề dân tộc ở Malaysia cũng được đồng nhất với một số vấn đề về lãnh thổ khi mà có sự tập trung một số dân tộc sinh sống ở một số bang nhất định. Do đó, việc điều hành dân tộc gắn liền với việc giải quyết vấn đề dân tộc trong từng bang và liên bang. Mặc dù Mahathir không muốn can thiệp một cách trực tiếp nhưng một mặt khác ông cũng tuyệt đối tin tưởng rằng lợi ích của toàn thể đất nước sẽ thay thế lợi ích của bất kỳ bang nào trong liên bang. Năm 1970, liên bang đã cho thành lập doanh nghiệp độc quyền Petronas khai thác dầu và gas từ vùng bờ biển của Sabah Sarawak và Terengganu. Quyền lợi của hoàng gia nhận được là 5% từ số lợi nhuận khai thác này. Khi PBS lên nắm quyền năm 1985, họ lớn tiếng cho rằng đây là một tỉ lệ ăn chia quá thấp và đòi tăng lên 50% để có thêm nguồn tài chính phát triển bang. Khi đảng PAS giành thắng lợi ở Terengganu, cũng có những đòi hỏi tương tự. Mahathir đã trả lời cho vấn đề này rằng những đòi hỏi của từng bang phải dựa vào tình hình của bang đó cũng như cân nhắc một cách thích hợp trong mối tương quan với các bang khác, và ông đã có những biện pháp cứng rắn để chính quyền các bang tự nhận thức được rằng những đòi hỏi của mình là vô lý.

Đối với Mahathir chỉ có sự toàn vẹn lãnh thổ của liên bang Malaysia mới được coi là điều kiện ưu tiên hàng đầu còn mọi sự khác biệt của các bang chỉ là những vấn đề thứ yếu không đáng phải nhận được một sự quan tâm quá đặc biệt. Bản sắc riêng biệt của từng bang cũng được xem xét và quyết định trong mối quan hệ với cái toàn thể là liên bang.

Mahathir xem Kuala Lumpur như một quan toà có khả năng xem xét toàn bộ các vấn đề của quốc gia so với những lợi ích có tính địa phương. Mahathir luôn miễn cưỡng khi phải lôi kéo vào mối quan hệ không mấy mặn mà với giới chức chính trị ở Sabah và Sarawak bởi vì ông biết rằng sự chia cắt địa lý của biển Nam Trung Hoa đã làm cho Sabah và Sarawak tiềm ẩn mối nguy cơ tách khỏi liên bang lớn hơn bất kì nơi nào khác trên đất nước Malaysia.

Mahathir đã từng là người chỉ trích mạnh mẽ Tunku vì quyết định sai lầm cho phép Singapore tách ra khỏi liên bang Malaysia. Và những thế hệ lãnh đạo thời Mahathir đã sợ rằng tiếp sau Singapore sẽ là Sabah, là Kelantan đi theo con đường riêng để giành độc lập như Singapore đã làm và đã thành công. Từ khi giành độc lập và đặc biệt dưới thời Mahathir để ngăn chặn sự bùng phát của luồng tư tưởng chống liên bang, chính quyền đã có nhiều biện pháp hữu hiệu như cho sinh viên của các bang nhạy cảm nhất là Sabah, Sarawak và Kelantan học bổng sang theo học tại các bang khác để thúc đẩy sự hợp tác gắn kết giữa các bang.

Biện pháp có thể làm giảm bớt đi những căng thẳng khu vực là một nhiệm vụ khó khả thi. Ở Sabah, người Kadazandusun oán hận những người đến từ bờ Tây bán đảo vì theo họ đó là những đối thủ kinh tế đáng gờm những người bóc lộc và lợi dụng họ cũng như sự tiến quân của họ vào Sabah sẽ chỉ gây ra những tổn hại đến tôn giáo và nền văn hoá riêng biệt họ đang có mà

thôi. Những suy nghĩ này hạn chế rất nhiều việc xoá bỏ sự khác biệt dân tộc và sắc tộc ở Malaysia.

Chính phủ liên bang đã phải cho thành lập Uỷ ban về thống nhất dân tộc (DNU) nhằm nâng cao sự hiểu biết và xây dựng thái độ hợp tác cùng phát triển bên nhau giữa các nhóm tộc người. DNU đã cố gắng giúp cho Sabah và Sarawak hoà nhập thông qua rất nhiều chương trình khác nhau, bao gồm cả việc trao đổi các sinh viên, những đội ngũ tri thức và khai thác sức mạnh của các cơ quan thông tin đại chúng (đặc biệt là Tivi và Đài phát thanh) để thúc đẩy tinh thần dân tộc. Tuy nhiên DNU đã thất bại khi lựa chọn phương tiện tuyên truyền là truyền hình và phát thanh bởi vì hai công cụ này không được chấp thuận một cách rộng rãi bởi những khác biệt có tính sâu sắc giữa văn hoá bờ Tây và bờ Đông Malaysia. Nhưng ở Sabah và Sarawak thì báo địa phương lại phát hành rộng rãi hơn các báo có tính quốc gia rất nhiều vì người dân Sânh chỉ thích đọc những gì do chính họ viết ra trên lập trường của họ.

Mahathir nhận thức được rằng sự phát triển vững mạnh về kinh tế sẽ là một cách tốt nhất để giúp cho ông giành thắng lợi trở lại ở các bang vốn khó khăn chinh phục này. Vì vậy, trong suốt những năm tháng nắm giữ cương vị Thủ tướng ông luôn có những hành động đặt mục tiêu tăng trưởng kinh tế để có công bằng xã hội, thông qua lợi ích kinh tế giải quyết những vấn đề xã hội khác.

Như vậy, người ta ngầm hiểu với nhau rằng có một sự thoả thuận giữa các bên đại diện cho quyền lợi của người Malay và người Hoa là nhà nước chú trọng và bảo vệ lợi ích của người Malay nhưng để bù lại thì khu vực tư nhân do người Hoa khống chế sẽ được tự do phát triển. Sức mạnh của Trung Quốc, mối quan tâm truyến thống của họ đối với Đông Nam Á và các mối liên hệ sắc tộc không thể chia lìa tất yếu sẽ có những hệ quả đối với khu vực. Malaysia dưới thời Mahathir về cơ bản duy trì ổn định hai chiến lược: Một là

cổ vũ và duy trì đà tăng trưởng kinh tế dựa trên nhận thức của Mahathir cho rằng chừng nào tất cả các bộ phận của xã hội đều thấy rằng mức sống của họ đang được nâng lên và nhìn thấy những khả quan trong tương lai thì họ sẽ còn quan tâm đến ổn định chính trị và chiến lược thứ hai để giữ vững ổn định là củng cố cái có thể gọi là “dân chủ chuyên chế” “dân chủ có bảo đảm”. Trong một cơ cấu chính trị dân chủ, chính trị tộc người tạo ra phương tiện hoàn hảo để động viên sự ủng hộ của nhân dân vì nó có khả năng khai thác những tình cảm nội tâm xây dựng lòng trung thành trong các cộng đồng dân cư. Ở Malaysia, chính tựi tộc người đóng vai trò chủ chốt. Chính nó đã quyết định nhiều vấn đề chính trị khác của Malaysia. Điều đó cũng đồng thời giải thích cho việc tại sao Malaysia là một quốc gia Hồi giáo nhưng người đứng đầu tôn giáo cũng là người đứng đầu đất nước chỉ là danh nghĩa còn việc nắm quyền điều hành lại thật sự nằm trong tay của những người gương cao ngọn cờ dân tộc là tổ chức UMNO.

Một phần của tài liệu Mahathir Mohamad với vấn đề dân tộc và tôn giáo của Malaysia (Trang 56)