Dấu ấn Hồi giáo trong xã hội, chính trị, văn hoá Malaysia

Một phần của tài liệu Mahathir Mohamad với vấn đề dân tộc và tôn giáo của Malaysia (Trang 91)

Hồi giáo ở Malaysia phát triển trong một bối cảnh khác biệt với các quốc gia Hồi giáo khác. Malaysia là một nước đa dân tộc, đa tôn giáo trong đó người Hồi giáo Malay giành ưu thế về chính trị và văn hoá nhưng lại đánh mất ưu thế về kinh tế. Trong xã hội Malaysia hiện đại, họ nắm toàn quyền chính trị và được hiến pháp đảm bảo cho nhiều đặc quyền đặc lợi khác. Cộng đồng người Malay cũng chính là cộng đồng người Hồi giáo lớn nhất Malaysia. Bản sắc Malay và bản sắc Hồi giáo bện chặt vào nhau và ảnh hưởng đến mọi phương tiện đời sống xã hội. Tuy nhiên ở Malaysia không chỉ có cộng đồng Hồi giáo Malay mà còn có các cộng đồng cư dân khác, trong đó có người Hoa và người Ấn có ưu thế rất lớn về kinh tế. Người Malay những chủ nhân chân chính của đất nước và là người nắm giữ quyền lực chủ chốt lại chủ yếu sống ở các vùng nông thôn, những vùng kém phát triển nhất và người Hoa chiếm 30% dân số lại tập trung ở những vùng phát triển nhất. Chính vì mối quan hệ nhạy cảm và cực kỳ phức tạp giữa dân tộc và tôn giáo mà chính phủ Malaysia từ khi giành độc lập đã đặc biệt quan tâm đến cơ sở cộng đồng dân tộc của xã hội và nền chính trị ở một nước đa dân tộc như Malaysia. Chính phủ Malaysia đã nhận thức rõ ý nghĩa của vấn đề thực hiện công bằng và đã có những nỗ lực để khắc phục với phương châm “Phát triển kinh tế với quá trình nhất thể hoá về sắc tộc và thống nhất quốc gia”. Trong hai mục tiêu tăng trưởng và bình đẳng, họ đặc biệt chú ý đến bình đẳng nghĩa là Malaysia sẵn sàng chấp nhận tăng trưởng chậm lại. Họ thấy cần phải duy trì các ưu thế chính trị truyền thống của người Hồi giáo Malay, song cũng phải tìm cách

dung hoà với các cộng đồng cư dân khác để bảo đảm sự ổn định chính trị và an ninh trong cả nước, tạo cơ sở xây dựng và phát triển đất nước.

Hồi giáo ở Malaysia có ảnh hưởng sâu đậm đến mọi lĩnh vực của đời sống kinh tế xã hội ở đây. Tín đồ Hồi giáo sống theo các điều luật mà kinh Coran đã quy định. Người theo Hồi giáo xác lập một nền kinh tế riêng với đầy đủ các thể chế kinh tế như : Ngân hàng, Hiệp hội kinh doanh Hồi giáo, có nền giáo dục đặc trưng như Trường đại học Hồi giáo quốc tế, có tiếng nói riêng của mình tại cơ quan quản lý nhà nước. Họ tuân thủ theo các ước thúc của tôn giáo và cũng được xét xử theo quy định riêng của tôn giáo. Nói như thế không có nghĩa rằng họ hoàn toàn xa lạ với các cộng đồng cư dân khác không theo Hồi giáo ở Malaysia nhưng sự thật thì người theo Hồi giáo ở Malaysia – bộ phận chiếm số đông đã xây dựng cho mình một dấu ấn Hồi giáo in sâu vào mọi lĩnh vực đời sống ở đây.

Hiến pháp liên bang Malaysia quy định Hồi giáo là tôn giáo của Liên bang bảo đảm cho Hồi giáo và các tín đồ Hồi giáo Malay có vị trí quan trọng trong đời sống kinh tế, chính trị, văn hoá, xã hội ở Malaysia. Tuy nhiên Hiến pháp liên bang cũng quy định Hồi giáo là vấn đề của bang, cho nên quyền lập pháp và hành pháp đối với các vấn đề liên quan đến Hồi giáo thuộc về trách nhiệm của chính quyền các bang. Malaysia là một nước quân chủ lập hiến trong đó Hiến pháp có quyền lực tối cao, cho nên luật Hồi giáo ở Malaysia chỉ có hiệu lực đối với các tín đồ Hồi giáo và cũng chỉ được áp dụng trong một số lĩnh vực về hôn nhân gia đình và quyền thừa kế cùng các vấn đề liên quan thuần tuý đến tôn giáo khác. Điều đó bảo đảm một nền dân chủ, bình đẳng và tự do tôn giáo cho tất cả các cộng đồng dân cư cùng chung sống trên đất nước Malaysia. Dù vậy với tư cách là tôn giáo quốc gia, Hồi giáo được hưởng nhiều đặc quyền đặc lợi mà các tôn giáo khác không được hưởng như quyền thi hành luật Hồi giáo, quyền thành lập hệ thống toà án Syariah để xét xử các

vụ việc liên quan đến Hồi giáo ... tuy chỉ hạn chế trong cộng đồng người Hồi giáo.

Ở Malaysia, những người Muslim không phải là bộ phận dân cư trọng yếu. Theo điều tra dân số năm 1975, Malaysia có tổng số dân là 12.071.004 người, gồm 10.114.854 người sống ở vùng bán đảo, 887.519 người ở Sabah và 1.118.631 ở Sarawak. Bức tranh thành phần dân số ở miền Tây Malaysia (nơi tập trung đông dân nhất của đất nước) được thể hiện bằng những con số như sau: 5.423.057 người Mã, 3.556.771 người Hoa, 1.058.171 người Ấn Độ và Pakistan và 76.855 những người thuộc các tộc người khác. Những người Hồi giáo chỉ chiếm số đông ở Sarawak và Sabah. Thế nhưng, không như ở Inđônêxia, tại Malaysia, Islam được coi là tôn giáo chính thức. Các thủ lĩnh của các bang (negeri) là những người bảo vệ của đạo Hồi và tập tục Mã Lai trong các bang của mình; trong khi đó thì Thủ lĩnh tối cao (Yang Dipertuan Agung) là người bảo vệ cho các vùng lãnh thổ Kuala Lumpur và các bang Malacca và Penang của liên bang. Mỗi bang đều có một Hội đồng Hồi giáo mà chức năng của các hội đồng này được sắp xếp bởi Hội đồng quốc gia về những công việc của đạo Hồi hay có thể gọi tắt là Hội đồng Hồi giáo quốc gia (được thành lập năm 1968), Trung tâm nghiên cứu Hồi giáo và Viện truyền bá và đào tạo Hồi giáo (năm 1974) và Vụ tôn giáo của văn phòng Thủ tướng (1976). Xét về cấu trúc và hành chính, thì có thể thấy những hoạt động của đạo Hồi ở Malaysia chịu sự kiểm soát của nhà nước rất nhiều. Những ông thầy và những người thuyết giáo phải xin phép các quan chức chính quyền có liên quan trước khi hoạt động; các lễ cầu nguyện tập thể ngày thứ sáu cũng cần phải có sự tán thành của chính quyền. Tuy nhiên trên thực tế, Hồi giáo có một ảnh hưởng to lớn đến mọi mặt đời sống của những người dân và việc kiểm soát tôn giáo ở Malaysia chỉ là những biện pháp nhà nước áp dụng nhằm

định hướng cho sự phát triển của tôn giáo đi đúng mục đích phát triển bền vững của quốc gia mà thôi.

Một phần của tài liệu Mahathir Mohamad với vấn đề dân tộc và tôn giáo của Malaysia (Trang 91)