Hồi giáo hoá chính phủ dưới thời Mahathir

Một phần của tài liệu Mahathir Mohamad với vấn đề dân tộc và tôn giáo của Malaysia (Trang 100)

Không thể phủ nhận rằng nhiều dự án bắt đầu dưới thời Mahathir đang đơm hoa kết trái. Người ta đã có thể bắt đầu nhìn thấy những thành quả của sự thay đổi từ hơn hai thập kỉ nắm quyền của ông. Chúng ta không ai biết được Malaysia dưới thời của một Thủ tướng mới sẽ là một chính quyền bớt thù nghịch hơn, hoạch định chính sách sẽ có tính tập thể hơn hay không và sự đồng thuận, tính thuyết phục hay tính áp đặt sẽ tiến lên nắm quyền trong chính trị Malaysia. Nhưng một điều chúng ta có thể tin tưởng chắc chắn rằng là bối cảnh chính trị Malaysia những thập kỉ tới sẽ chịu ảnh hưởng nhiều bởi nó trong những thập kỉ đã qua, những thập kỉ của Mahathir.

Những năm gần đây có ý kiến chỉ trích Mahathir về việc để mất một số cử tri vào tay PAS do không quan tâm thoả đáng đến lợi ích của những người theo Hồi giáo. Mahathir lập luận rằng đạo Hồi không khuyến khích sự khổ hạnh cũng như nó không từ chối sự thịnh vượng. Ông phản đối quan niệm không có hệ thống thứ bậc nào tồn tại trong xã hội Hồi giáo và nếu có sự đàn áp trong nội bộ Hồi giáo thì không phải là do có những thành phần xã hội không công bình với nhau về tài sản mà là do có những người đã không tuân thủ hoặc không thực hành những lời răn dạy của Hồi giáo. Ông cho rằng “đạo Hồi cũng chấp nhận rằng trong bất cứ xã hội nào cũng có kẻ giàu và người nghèo, cũng có quân vương và dân chúng, cũng có những người cầm đầu và những người đi theo” và “sự bình đẳng về vật chất là không thể vì nó đi ngược với lẽ tự nhiên” và “Sự thực này không thể nào phủ nhận vì mọi cố gắng để công bằng về tài sản sẽ thất bại mà thôi nhưng sẽ dấy lên những điều còn chưa lường trước được hậu quả của nó” [143;2]. Ông khẳng định “Đạo Hồi vẫn sẽ tiếp tục có ảnh hưởng to lớn và ở một số lĩnh vực quan trọng đã chi phối việc điều hành đất nước chúng ta” [143;2]. Mahathir luôn cho rằng chỉ khi người Hồi giáo được trang bị đầy đủ những công cụ và kỹ năng của cuộc sống hiện đại thì họ mới có thể nâng cao được các giá trị tinh thần sẽ

mang lại cho họ hạnh phúc trong thế giới này cũng như là thế giới bên kia. Ông nhận thức rằng chừng nào còn chưa được giàu có và hiểu biết thì những người Hồi giáo còn tiếp tục trong tăm tối của nhận thức và trong sự xúc phạm về các giá trị tinh thần thiêng liêng của họ.

Nhận định một cách khái quát nhất, các học giả cho rằng đạo Hồi dưới thời Mahathir đã có những khía cạnh nổi bật sau đây:

- Một đạo Hồi mở ra khả năng thống nhất Malay và một đạo Hồi nhuốm màu sắc tộc vì những động cơ chính trị,

- Một đạo Hồi ủng hộ và tạo điều kiện cho phát triển kinh tế để đạt được những mục tiêu của đất nước,

- Một đạo Hồi dưới sự giám sát bởi những nhóm Hồi giáo lệch lạc và những cá nhân đe doạ đến sự theo đuổi những mục tiêu của chính quyền Mahathir (PAS).

Mahathir trong suốt hơn hai mươi năm lãnh đạo của mình rất tán thành việc thống nhất các tín đồ Hồi giáo bởi vì tình trạng hiện nay của những người theo Hồi giáo là sự vỡ vụn ra thành nhiều mảnh và sự chống đối lẫn nhau. Thống nhất là từ thường xuất hiện trong tất cả các bài diễn văn về Hồi giáo của Mahathir như một mối trăn trở của ông về vấn đề này. Có thể nói là đảng UMNO và đảng PAS đều quan tâm đến hai vấn đề sắc tộc và tôn giáo để tranh thủ sự ủng hộ của cử tri nhưng đảng UMNO thì chú trọng vào vấn đề sắc tộc còn PAS thì tập trung giải quyết các nguyện vọng tôn giáo.

Chính vì thế, trong nhiệm kì Thủ tướng Malaysia của mình, Mahathir đã đặc biệt khuyến khích sự phát triển của kinh tế Hồi giáo, gây dựng cho người Hồi giáo một hậu thuẫn vững mạnh. Một số cơ sở kinh tế theo định hướng của Hồi giáo như hai ngân hàng Hồi giáo, cơ quan bảo hiểm Hồi giáo, Uỷ ban tư vấn Syariah, thị trường vốn Hồi giáo đã cho thấy Malaysia đã đưa ra những tiền đề chứng minh Hồi giáo không buộc phải khổ hạnh và hãy kiếm

lợi nhuận cao nhất có thể được. Có một số ý kiến cho rằng phạm vi mở rộng ảnh hưởng của đạo Hồi đồng hành với sự tăng trưởng của nền kinh tế. Kinh tế Hồi giáo càng phát triển thì tôn giáo này càng được nhiều người tin theo. Dưới thời Mahathir, ông cũng cho thành lập Học viện nghiên cứu Hồi giáo ở Malaysia để tăng cường sự hiểu biết đúng đắn về đạo Hồi. IKIM tên viết tắt của tổ chức này đã có những hành động tích cực xuất bản rất nhiều cuốn sách về việc làm thế nào để Hồi giáo tham gia vào thúc đẩy sự phát triển kinh tế của đất nước. “Thiết kế ra những dự án khổng lồ không phải là điều gì đó xa lạ với nhiệm vụ của Prophet giao phó cho chúng ta, nó làm chúng ta càng gần gũi với Người hơn” [146].

Dưới sự lãnh đạo của thủ tướng Mahathir Mohamad, chính sách thiên về Hồi giáo của chính phủ Malaysia đã vượt ra ngoài phạm vi những hỗ trợ mang tính hình thức và biểu tượng như xây dựng nhà thờ, tổ chức thi đọc kinh Coran, kỷ niệm những ngày lễ và sự kiện quan trọng của Hồi giáo. Người ta nhận thấy rằng ngay từ khi mới chỉ là thành viên của nội các chính phủ, Mahathir đã bày tỏ quan điểm ủng hộ Hồi giáo của mình và xem Hồi giáo như là cơ sở để thống nhất cộng đồng người Melayu. Nhưng ông cũng nhận thức một cách sâu sắc và đúng đắn rằng nó là cơ sở để thống nhất người Melayu nhưng lại tiềm ẩn những dấu hiệu để chia rẽ cộng đồng dân cư Malaysia. Sau khi được bổ nhiệm làm Bộ trưởng Bộ giáo dục năm 1974, ông đã đưa ra sáng kiến xem xét lại sự nghiệp giáo dục Hồi giáo và thành lập Hội đồng cố vấn giáo dục Hồi giáo nhằm phát triển nền giáo dục Hồi giáo theo hướng phù hợp với nhu cầu công nghiệp hoá và hiện đại hoá đất nước của Malaysia. Cũng trong những năm này, chính quyền đã tuyên bố thành lập Trung tâm Hồi giáo (Pusat Islam) để phối hợp toàn bộ các hoạt động Hồi giáo trong nước. Mahathir kêu gọi tất cả các học giả tiến bộ giúp Hồi giáo hoá việc giảng dậy khoa học trong các trường học. Hussin Mutalib trong bảng liệt kê các chương

trình Hồi giáo hoá của chính phủ Malaysia đã cho biết: “Bộ giáo dục Malaysia đã thực hiện chuẩn hoá hệ thống sách giáo khoa Hồi giáo cho tất cả các cấp trong các trường phổ thông”. Năm 1975, Bộ phê chuẩn việc chi 22 triệu Ringit Malaysia cho mục tiêu nâng cấp đào tạo các giáo viên giảng dạy Hồi giáo ở các trường phổ thông và khai trương quỹ Dakwah. Cũng theo như báo cáo của ông này, năm 1977 chính phủ Malaysia đã chính thức đổi tên tổ chức cứu trợ y tế “Hội chữ thập đỏ” thành “Hội trăng lưỡi liềm đỏ” theo tên gọi của các nước Hồi giáo trên thế giới. Từ năm 1978 các chương trình phát thanh và truyền hình về Hồi giáo đã tăng nhanh. Không những thế trong dịp lễ phát động “Tháng Dakwah quốc gia” nhiều cuộc nói chuyện, hội thảo triển lãm về Hồi giáo đã được tổ chức ở Malaysia. Có thể nói UMNO và đặc biệt là Mahathir đã luôn khẳng định chiến lược phát triển của Malaysia là “phát triển kinh tế sẽ không tách rời khỏi sự tiến bộ về tinh thần, trong đó có các giá trị đạo đức nói chung và các nguyên tắc của Hồi giáo nói riêng được áp dụng” [138; 4].

Sau khi trở thành Thủ tướng chính phủ năm 1981, Mahathir đã thuyết phục Anwar Ibrahim gia nhập UMNO. Anwar Ibrahim là người sáng lập và lãnh đạo ABIM. Ông cũng là người lãnh đạo phong trào thanh niên Hồi giáo và sinh viên người Melayu tại các trường đại học. Gia nhập UMNO, ông được bổ nhiệm làm Phó thủ tướng, phụ trách các vấn đề Hồi giáo. Từ đó vấn đề cải cách Hồi giáo càng trở nên sôi động. Hàng năm chính phủ đều đưa ra những chính sách ủng hộ và tăng cường vai trò của Hồi giáo, nhằm nâng cao uy tín của mình trước mắt các cử tri người Malay chống lại sự lên án của PAS cho rằng chính phủ không thực hiện nghĩa vụ của mình đối với Hồi giáo. Dưới sự chỉ đạo của Anwar Ibrahim, Đoàn thanh niên của UMNO hoạt động tích cực, yêu cầu chính phủ nhanh chóng thực hiện chương trình Hồi giáo hoá. Được Anwar hỗ trợ, Mahathir ngày càng tăng cường hoạt động Hồi giáo. Trong bài

phát biểu tại đại hội UMNO tổ chức vào tháng 9 năm 1982, ông kêu gọi các đại biểu UMNO đẩy mạnh các hoạt động Hồi giáo và khẳng định rằng “cộng đồng người Melayu thực sự tuân theo những giáo huấn của Hồi giáo”. Ý tưởng về thành lập Trường đại học Hồi giáo và hệ thống ngân hàng Hồi giáo cũng như cho phổ biến các khoá học về nền văn minh Hồi giáo để tất cả người dân Malaysia có thể hiểu biết hơn về Hồi giáo và hệ thống giá trị của nó đã bắt đầu ngay từ khi Mahathir đảm nhiệm chức vụ Thủ tướng Malaysia.

Quả thực ngay từ sau đại hội này, chính phủ của Mahathir đã đưa ra những thay đổi lớn trong chính sách tôn giáo. Những yêu cầu về cải cách Hồi giáo dường như đã trở thành một phần không thể thiếu trên diễn đàn chính trị của Liên minh cầm quyền (Barisan Nasional gọi tắt là BN). Vào cuối năm 1982, đúng như lời hứa của Mahathir, chính phủ đã thành lập Ngân hàng Hồi giáo Malaysia vận hành theo các nguyên tắc nghiêm ngặt của Hồi giáo về việc cho vay. Thay vì lãi suất tiền gửi và tiền cho vay, ngân hàng Hồi giáo thực hiện hệ thống phân chia lợi nhuận và lãi suất cổ phần. Việc thành lập ngân hàng Hồi giáo là một thành công lớn của chính phủ do UMNO lãnh đạo trong chiến dịch chống lại đảng PAS bởi vì ngân hàng này đáp ứng được nhu cầu vay vốn của cư dân Malay ở nông thôn, những tín đồ Hồi giáo vốn muốn tránh va chạm với ngân hàng vì sợ vi phạm về luật vay lãi của Hồi giáo. Tiếp theo năm 1983 tất cả các bộ các ngành ở Malaysia đã cho phép người lao động được sử dụng khoảng thời gian từ 12h30 đến 14h30 ngày thứ sáu hàng tuần để đến dự buổi lễ cầu nguyện chung tại các nhà thờ. Bộ giáo dục cho phép học sinh sinh viên ăn mặc theo tập tục Hồi giáo đến trường, đưa chương trình học về văn hoá và văn minh Hồi giáo thành bộ môn bắt buộc đối với các sinh viên của tất cả các trường cao đẳng và đại học trong toàn quốc. Năm 1983 còn là năm chứng kiến việc chính phủ Malaysia quyết định thành lập trường đại học Hồi giáo quốc tế thu hút được nhiều sinh viên từ khắp nơi trên

thế giới nhất là từ các nước Đông Nam Á. Nhiều giảng viên được mời từ các nước Trung Đông, đặc biệt từ Ai Cập. Chương trình giảng dạy của trường nhấn mạnh vào chuyên đề “Viễn cảnh Hồi giáo”. Điều này đã nâng cao uy tín của Malaysia trong mắt các nước Hồi giáo trong khu vực và trên thế giới.

Ngoài những chính sách lớn ủng hộ Hồi giáo, chính phủ còn quan tâm đến những sinh hoạt tôn giáo thường nhật của các tín đồ. Tập tục Hồi giáo được tôn trọng triệt để, rượu bị cấm nghiêm ngặt trong các bữa tiệc của các cơ quan chính phủ, các buổi chiêu đãi, các cuộc họp của quan chức chính phủ. Chính phủ Malaysia cấm nhập thịt tươi vào Malaysia trừ khi thịt được giết mổ theo đúng phong tục của Hồi giáo. Trong tháng Ramadan tháng trai giới của người Hồi giáo, các trường học của chính phủ đình chỉ phục vụ các bữa ăn của học sinh sinh viên dù họ có phải là tín đồ Hồi giáo hay không. Các chương trình hoạt động Hồi giáo như đọc kinh Coran và cầu nguyện tăng lên. Nhiều công quỹ được sử dụng để xây dựng nhà thờ Hồi giáo sao cho ở mỗi làng đều có nhà thờ hoặc nhà cầu nguyện.

Ở cấp quốc gia, các cuộc thi kinh Coran quốc tế do nhà nước tài trợ hàng năm đã được mở rộng với quy mô lớn. Chính phủ Malaysia đã tài trợ để thành lập hội đồng Dakwah Hồi giáo khu vực Đông Nam Á và Thái Bình Dương (RSEAP) được nhiều đại biểu từ các nước Đông Nam Á, Đông Bắc Á và khu vực Thái Bình Dương tham gia. Ngoài ra nhiều hội nghị quốc tế đã được tổ chức để bàn về các vấn đề như Hồi giáo và công nghệ, Ngân hàng Hồi giáo, hợp tác Hồi giáo, vai trò của phụ nữ Hồi giáo trong phát triển và các vấn đề chính trị xã hội khác đang thách thức Hồi giáo. Điều 3 Hiến pháp liên bang Malaysia cho phép những người đứng đầu các bang trở thành người bảo vệ Hồi giáo và đứng đầu các thiết chế Hồi giáo. Như vậy, Hiến pháp Malaysia đã hợp thức hoá tập tục này thông qua việc trao quyền giải quyết các vấn đề Hồi giáo cho các Sultan thuộc các bang của Malaysia. Tất cả những điều đó

đã chứng minh rằng Mahathir và các nhà lãnh đạo của Malaysia khác đã xây dựng các chính sách của nhà nước sao cho phù hợp với lý tưởng của Hồi giáo. Tuy nhiên do sự cạnh tranh giữa UMNO và PAS để giành quyền lãnh đạo, những thiện chí của UMNO đối với Hồi giáo bị những người thân PAS xuyên tạc. Trong cộng đồng Malay Hồi giáo đã nảy sinh mâu thuẫn giữa những người ủng hộ UMNO và PAS. Mâu thuẫn mang tính chất chính trị đã dẫn đến mâu thuẫn mang tính chất tôn giáo. Họ bắt đầu có những tranh cãi lẫn nhau xung quanh việc thực hiện các nghi lễ tôn giáo và buộc tội lẫn nhau là “vô đạo” (Kafir). Thậm chí trong chiến dịch tuyên truyền chống chính phủ mà UMNO chiếm đa số ghế, PAS đã kêu gọi thiết lập “Nước cộng hoà Hồi giáo” và tuyên bố những người Hồi giáo chống lại UMNO khi chết sẽ được phong là những người tử vì đạo. Như vậy Hồi giáo cũng đã gián tiếp chia rẽ cộng đồng Malay.

Để chống lại chiến dịch dai dẳng và rộng khắp của PAS trong lễ kỉ niệm độc lập của Malaysia năm 1984, Mahathir đã phản công lại PAS buộc tội đảng này kích động lòng thù hận của những người không phải người Malay và đẩy mạnh cái gọi là “Chủ nghĩa cực đoan tôn giáo” để làm xói mòn trật tự mà chính phủ đã thiết lập. Ông cũng buộc tội PAS chia rẽ cộng đồng và cản trở việc cải thiện đời sống kinh tế xã hội của người Melayu. Đảng PAS và các nhóm Hồi giáo cực đoan đã xúi giục cộng đồng Hồi giáo Memali sống xung quanh một trường học Hồi giáo mang tên của người sáng lập trường là Ibrahim Mahmud. Cuộc xung đột ở làng Memali xảy ra do việc bắt giữ Ibrahim Mahmud đã làm xôn xao dư luận trong và ngoài nước. Ibrahim Mahmud là một nhà hoạt động Hồi giáo có uy tín. Ông đã từng tham gia ABIM và là cộng sự gần gũi của Anwar Ibrahim. Ông cũng tốt nghiệp đại học từ Ai cập về và đi học tiếp ở Libya là những nước thành trì của Hồi giáo thế giới. Ibrahim Mahmud cũng từng tham gia tranh cử ở đảng PAS nhưng thất

bại nhưng cũng thu hút được khá đông người ủng hộ trong đó có các giáo viên Hồi giáo. Năm 1984, ông bị bắt giữ theo luật an ninh nội bộ (ISA). Được sự ủng hộ của bạn bè và của dân làng ông đã chống lại lệnh bắt giữ của chính phủ trong suốt một năm. Cuối cùng chính phủ đã điều lực lượng cảnh sát trang bị vũ khí hạng nặng và xe bọc thép đến tấn công vào làng Memali và gây ra cuộc đụng độ đẫm máu. Vì thế mà mâu thuẫn giữa PAS và UMNO

Một phần của tài liệu Mahathir Mohamad với vấn đề dân tộc và tôn giáo của Malaysia (Trang 100)