“Bình đẳng tộc người là yếu tố thiết yếu cho hoà hợp dân tộc và thống nhất quốc gia”

Một phần của tài liệu Mahathir Mohamad với vấn đề dân tộc và tôn giáo của Malaysia (Trang 42)

thống nhất quốc gia”.

Bình đẳng tộc người là điều kiện tiên quyết cho hoà hợp và thống nhất dân tộc. Không ai có thể phủ quyết được điều này. Hoà hợp tộc người không phải là sự hoà hợp giữa những người quý tộc đứng đầu và những người nô lệ phục vụ, không phải là sự hoà hợp giữa người giàu và người nghèo, càng không phải là sự hoà hợp giữa người thống trị và những người bị trị trong một xã hội. Sự bất bình đẳng về tộc người không phải là đặc tính của riêng mình xã hội Malaysia mà rất phổ biến ở những nước có nhiều dân tộc cùng chung sống. Tuy nhiên không có quốc gia nào lại có cùng một nguyên nhân gây ra mối bất hoà này nên cũng sẽ không có giải pháp nào được coi là ưu thế tuyệt đối cho tất cả mọi quốc gia. Khái niệm dân tộc người viết sử dụng trong luận văn của mình là một khái niệm tương đối mở. “Dân tộc” ở đây vừa là “Malaysia- một dân tộc thống nhất, một căn cước mới” (từ dùng của Cao Xuân Phổ – sách đã dẫn) với ý nghĩa là cộng đồng dân cư của một quốc gia vừa là “Các dân tộc ở Malaysia” (Nguyễn Đức Thiệu-sách đã dẫn) nghĩa là cộng đồng dân cư trong một quốc gia.

Từ thế kỷ XV, do việc mở rộng, khai thác thuộc địa và sự hạn chế của thị trường lao động Malay mà Phương Tây đã chủ động tạo ra các cuộc di cư lớn thông qua các đợt mộ phu tuyển lao động từ Trung Quốc, Ấn Độ sang. Ở các khu vực mới phát triển của Malaysia, người Malay trở thành thiểu số. Đất nước của họ bị các nhà doanh nghiệp tư bản và thương nhân người Hoa thống trị. Lực lượng lao động chủ yếu là người Hoa và người Ấn Độ, những người nắm giữ phần lớn các hoạt động kinh tế, trong khi những người Malay tiếp tục là những nhà nông nhỏ trồng lúa và có thêm một ít cao su, dừa ở mức nhỏ,

phân tán. Đặc tính chủng tộc của bán đảo đã thay đổi trong vòng một thế hệ, Người Malay không thể thích nghi với sự thay đổi bất ngờ và cảm thấy mình đang “ bị đẩy ra khỏi nhà và đứng ở ngưỡng cửa nhà mình ” cả về chính trị lẫn kinh tế.

Trong một thời gian dài, người Anh coi sự đa dạng tộc người ở Malaysia là yếu tố quan trọng, đảm bảo an ninh theo hướng có lợi cho họ. Vì với người Anh, sự khác biệt về tập quán, tôn giáo, ngôn ngữ sẽ ngăn cản các tộc người hợp nhau lại chống đối Anh. Sự đa dạng này là một đặc trưng nổi bật trong xã hội thành thị Malaysia và nó luôn được duy trì bởi các cuộc nhập cư mới thuộc nhiều nhóm khác nhau. Nô lệ có tỉ lệ tử vong cao do sống và làm việc trong điều kiện khắc nghiệt nên những dòng chảy lao động liên tục đổ vào thị trường Malaysia. Tính chất của dân tộc đa sắc tộc nhưng không có chủ thể áp đảo này cũng là nguyên nhân gây ra những xung đột sâu sắc về sau trong xã hội Malaysia.

Có thể thấy, bắt đầu từ việc nguồn nhân lực địa phương ở Malaysia quá ít lại gắn bó với nền nông nghiệp lúa nước và nghề cá lâu đời, chính quyền thực dân đã tìm cách đưa và khuyến khích nhập cư lao động rẻ mạt từ các nước tới, đặc biệt từ Trung Quốc và Ấn Độ. Lúc đầu hoạt động kinh tế của họ chủ yếu tập trung ở lĩnh vực buôn bán thủ công nghiệp sau đó chuyển dần sang môi giới thương mại và khai thác mỏ. Tư bản của họ biến đổi từ tư bản buôn bán trao đổi đơn thuần sang tư bản buôn bán môi giới công nghiệp và tài chính. Sở dĩ chính quyền bản địa có đối xử ưu đãi với Hoa thương nhập cư là vì hoạt động kinh tế của họ không mâu thuẫn với quyền lợi kinh tế của tầng lớp thống trị. Giai cấp địa chủ phong kiến muốn gặt hái nguồn lợi tức lớn cũng như tạo ra những điều kiện cần thiết để mở rộng dung lượng thị trường. Được thế người Hoa, người Ấn tiến tới nắm giữ một vai trò đáng kể trong những ngành nông nghiệp và thủ công nghiệp dễ sinh lời nhất như đồn điền

cao su. Và đến giữa thế kỷ XX, nền kinh tế Malaysia đã chia thành hai khu vực rõ rệt: khu vực kinh tế hàng hoá đô thị do người Hoa, người Ấn kiểm soát và khu vực kinh tế tự nhiên tự cung tự cấp ở nông thôn tạo ra cấu trúc thuộc địa ba tầng chồng chéo: ông chủ thực dân, đầy tớ bản địa và Hoa kiều làm trung gian. Về mặt thể chế nhà nước họ có quan hệ với nhau nhưng về văn hoá xã hội thì khác nhau tạo ra một sự cộng sinh văn hoá khá phức tạp.

Như vậy, với sự khởi thuỷ là ba loại hình lao động thô sơ được mô hình hoá là “nền kinh tế ba dao”: dao cạo, dao xén vải và dao thái rau, người Hoa đã tích luỹ vốn từ hai bàn tay trắng để trở thành những người buôn bán nhỏ trong thời kì hình thành các đô thị thương mại cổ ở Malaysia. Từ những hoạt động lẻ tẻ theo mùa, nguồn vốn được tích luỹ dần, người Hoa đã tổ chức các hoạt động tín dụng sơ khai và với đặc điểm cư trú tập trung ở các vùng đô thị, họ đã góp phần tích cực trong việc tạo ra khu vực kinh tế đô thị do họ khống chế trong lòng xã hội các nước Đông Nam Á. Chính vì vậy, người Malay cảm thấy lo sợ về sự có mặt của người Hoa không chỉ là lo sợ đến khả năng khống chế nguồn vốn của người Hoa mà còn đặc biệt lo sợ đến phạm vi hoạt động mang tính toàn cầu và khu vực của họ. Tiềm năng kinh tế của người Hoa tăng trưởng một cách đáng kể đã đảm bảo cho họ có một thân thế vững mạnh ở bất kì quốc gia nào họ đang sinh sống.

Sự có mặt của người Hoa trong lịch sử Malaysia là một bước ngoặt thay đổi đặc tính chủng tộc của bán đảo trong vòng năm thế kỉ qua. Với một bối cảnh đa dân tộc nhưng không có chủ thể thì “Bình đẳng tộc người là yếu tố thiết yếu đảm bảo cho hoà hợp dân tộc và thống nhất quốc gia” như lời của Thủ tướng Mahathir Mohamad đã nhận định. Với một đất nước mà thành phần dân cư đa dạng thì sự phát triển kinh tế xã hội chỉ có thể thực hiện được khi có sự đảm bảo về bình đẳng tộc người mà thôi.

(Biểu đồ cơ cấu dân số Malaysia – Số liệu năm 2004)

Một phần của tài liệu Mahathir Mohamad với vấn đề dân tộc và tôn giáo của Malaysia (Trang 42)