Uy tín và tiếng nói của Mahathir trong cộng đồng Hồi giáo trên toàn thế giới nói chung

Một phần của tài liệu Mahathir Mohamad với vấn đề dân tộc và tôn giáo của Malaysia (Trang 37)

trên toàn thế giới nói chung và Malaysia nói riêng

Tại hội nghị quốc tế của các nhà lãnh đạo Hồi giáo trẻ tuổi được tổ chức ở Kuala Lumpur, các đoàn đại biểu đại diện cho hơn 50 quốc gia đã đề cử Mahathir là người kế nhiệm cho Kofi Annan vào chức vụ Tổng thư ký Liên hợp quốc. Nhiều người cho rằng chính Mahathir chứ không phải ai khác đã viết nên một câu chuyện kinh tế thần kì và chuẩn bị cho Malaysia có thể gia nhập vào thị trường kinh tế tự do toàn cầu. Một số người tán dương ông là

tinh thần, là hơi thở của thế giới Hồi giáo không chỉ vì ông đã bảo vệ được những cộng đồng tôn giáo bản địa ở Malaysia- một nhiệm vụ được nhận thức là rất khó khăn vào thời điểm mà các dân tộc trong khu vực có một số dân theo đạo Hồi nhất định đang chia rẽ bởi những nhân tố cực đoan.

Với việc tổ chức thành công Diễn đàn các quốc gia Hồi giáo OCI trước khi nghỉ hưu vào tháng 10/2003, Mahathir đã gây được một ảnh hưởng to lớn đến các nước theo Hồi giáo. Họ tin tưởng rằng ông là người dẫn đường mới cho một sự phát triển mới của Hồi giáo khi ông đã đưa ra được những nhận định hết sức sâu sắc về sự phát triển, sự truyền bá và những tiềm năng cũng như những thách thức cho cộng đồng Hồi giáo trên toàn thế giới. Mahathir đã bộc lộ một cái nhìn thẳng thắn và trung thực “Ngày nay những người theo đạo Hồi gọi là những người Hồi giáo không còn là những người vĩ đại như họ đã từng trong kỷ nguyên đầu tiên của Hồi giáo. Nền văn minh Hồi giáo gần như đã biến mất và những người Hồi giáo ngày nay bị nhìn một cách khinh mạn, bị xúc phạm, bị đàn áp. Tôn giáo của họ bị coi là tôn giáo sản sinh ra những tên khủng bố, được truyền bá bởi những tên khủng bố” [124;; 7]. Mahathir đã dám nhìn thẳng vào thực tế mà nhiều người Hồi giáo né tránh. Với ông sức mạnh Hồi giáo vĩ đại trong quá khứ chỉ có thể được tìm lại khi người Hồi giáo trên toàn thế giới đoàn kết lại trong một cộng đồng Hồi giáo không biên giới. Những lời kêu gọi của ông về việc xây dựng cộng đồng Hồi giáo không biên giới đã được các quốc gia Hồi giáo tích cực ủng hộ: “Đạo Hồi không chỉ là của một người. Mỗi cá nhân thuộc về một cộng đồng Hồi giáo rộng lớn, Ummah. Sự thịnh vượng của Ummah là trách nhiệm gây dựng của tất cả các thành viên trong cộng đồng Hồi giáo. Nếu sự thịnh vượng này không được mỗi cá nhân chăm lo đến và không được tổng hợp bởi sức mạnh cộng đồng thì mỗi người Hồi giáo sẽ phải lấy đó như một điều tội lỗi” [124; 9]

Sau sự kiện 11 tháng 9, Mỹ đang giao phó cho Malaysia vai trò thiết lập nên trung tâm chống khủng bố trong khu vực Đông Nam Á. Mặc dù Mỹ đứng đầu trong cuộc chiến tranh chống Iraq mà Mahathir kịch liệt phản đối nhưng điều đó không ngăn cản Washington tiếp tục nhìn nhận Malaysia như là thành trì cho sự ổn định an ninh trong khu vực. Và rõ ràng rằng sự lựa chọn của Mỹ về thành trì Hồi giáo thế giới trong kỷ nguyên này không phải là sai lầm khi mà càng ngày Malaysia càng có ảnh hưởng to lớn đến cộng đồng Hồi giáo và bản thân Malaysia cũng đang củng cố được sức mạnh của một quốc gia Hồi giáo nhưng phát triển về kinh tế và không liên quan đến những tranh chấp tôn giáo hay các vấn đề sắc tộc khủng bố mà những người Hồi giáo anh em nhiều nơi trên thế giới đang đương đầu.

Tiểu kết

Mahathir trong kế hoạch Tầm nhìn 2020 đã ước mơ xây dựng một đất nước Malaysia vươn lên vị thế của một quốc gia phát triển dựa trên tiến bộ khoa học, kĩ thuật và kinh tế, sánh vai với các cường quốc năm châu. Rất nhiều trí thức và học giả tiến bộ trong cộng đồng Hồi giáo cũng như trên thế giới đã ngợi ca ông về khả năng bắt kịp với cuộc sống hiện đại.

Có thể nói Mahathir bằng những đóng góp của mình đã viết nên câu chuyện huyền thoại về người lãnh đạo quốc gia Hồi giáo có nhiệm kì hơn hai thập kỉ, một con người kiên định, dám mơ ước những điều táo bạo cũng như có thể làm những điều không ai nghĩ đến được. Báo giới Mỹ gọi ông là “độc tài châu Á” coi ông là “kẻ thù của báo giới” nhưng không ngăn được nhân dân Malaysia yêu mến và kính trọng ông như vị anh hùng vĩ đại nhất. Malaysia ngày nay được là thành trì của Hồi giáo thế giới, là một trong những nước phát triển nhất trong những nước đang phát triển có một phần đóng góp lớn lao của Mahathir.

Xây dựng quốc gia một dân tộc đa tôn giáo chính là ước mơ trước hết và trên hết của Mahathir. Ông đã từng nói không biết sự cân bằng tộc người và tự do tôn giáo phải bao lâu nữa mới có được ở Malaysia nhưng nhất định là phải có được. Người dân Malaysia không bao giờ quên hình ảnh ông nói chuyện với người Hoa ở Sabah bằng ba thứ tiếng: Anh, Malay và tiếng Hoa kêu gọi mọi người hãy hành động, xây dựng Malaysia như một đại gia đình lớn của tất cả các tộc người. Từ sau 10/2003, Mahathir không còn đảm nhiệm cương vị Thủ tướng Malaysia nhưng những kế hoạch và tầm nhìn của ông vẫn sẽ còn tiếp tục vận hành với sự phát triển của đất nước này.

Chương 2

MAHATHIR VỚI VẤN ĐỀ DÂN TỘC CỦA MALAYSIA

Một phần của tài liệu Mahathir Mohamad với vấn đề dân tộc và tôn giáo của Malaysia (Trang 37)