5. Nội dung kết cấu của đề tài
2.4.5 Nhân tố về trình độ công nghệ
Nhân tố về trình độ công nghệ có ảnh hưởng đến nhiều vấn đề của công ty đặc biệt là về chất lượng sản phẩm của công ty… Trình độ khoa học kỷ thuật quyết định đến giá cả sản phẩm của công ty. Đối với công ty Vật Tư Chế Biến Cung Ứng cà phê xuất khẩu thì máy móc của công ty chủ yếu là máy móc cũ và lạc hậu nên công ty chủ yếu mua cà phê dưới dạng cà phê nhân sau đó xuất khẩu luôn, ít khi mua cà phê vỏ về chế biến. Đây cũng là điều bất lợi cho công ty.
Chất lượng cà phê của công ty được đánh giá qua nhiều chỉ tiêu như quy cách sản phẩm, thị hiếu của người tiêu dùng…
Sau đây là một số tiêu chuẩn về cà phê xuất khẩu của công ty:
- Cà phê Robusta
Quy cách R1/18 R1/16 R2
Độ ẩm 12,5% Max 12,5% Max 13% Max
Tạp chất 0,5% Max 0,5% Max 1% Max
Hạt đen vỡ 2% Max 2% Max 5% Max
Hạt nâu 0,5% Max 0,5% Max 1% Max
Hạt mit 0,5% Max 0,5% Max 0,5% Max
Cỡ hạt trên sàng 18 : 90% Min 16 : 90% Min 13 : 90% Min Nguồn: Phòng kinh doanh xuất nhập khẩu
- Cà phê Arabica
Bảng 2.14: Thể hiện các tiêu chuẩn về chất lượng sản phẩm của cà phê Arabica
Quy cách A1 Độ ẩm 11% Max Tạp chất 0,1% Max Hạt đen vỡ 2% Max Hạt nâu 0,5% Max Hạt mít 0,5% Max Cỡ hạt trên sàng 16 : 90% Min Nguồn: Phòng kinh doanh xuất nhập khẩu
Theo bảng số liệu trên ta có thể thấy được đối với loại cà phê Robusta thì loại R1/18 là loại có chất lượng cao nhất và giá bán của nó cũng cao hơn so với các loại cà phê Robusta khác, trước đây mức chênh lệch khoảng 70 USD/ tấn nhưng hiện nay thì mức chênh lệch khoảng 100 USD/ tấn. Loại cà phê này thông thường khách hàng ít mua vì giá quá cao, công ty cũng ít khi kinh doanh loại này, như mấy năm gần đây thì thỉnh thoảng mới mua mặt hàng này nhưng khối lượng rất ít. Công ty thường kinh doanh loại R1/16 và R2 là hai loại cà phê phổ biến của công ty. Vì khách hàng của công ty chủ yếu mua hai loại này. Mức chênh lệch giá giữa hai loại này trước đây khoảng 20- 30 USD/tấn nhưng hiện nay mức chênh lệch khoảng 50- 60 USD/ tấn .
Đối với cà phê Arabica thì công ty cũng ít kinh doanh loại này do giá cao mặt khác loại này khách hàng vẫn còn ít, khó tiêu thụ.
Công ty thường mua cà phê nhân rồi xuất khẩu chứ ít khi mua cà phê vỏ về chế biến. Đôi khi cũng có mua về chế biến tại chi nhánh. Như năm 2004 thực hiện chủ trương mua cà phê nguyên liệu về chế biến tại chi nhánh Gia Lai thu mua chế biến hơn 1.170 tấn cà phê quả tươi, 470 tấn cà phê quả khô, 150 tấn cà phê Rxô, chi nhánh Lâm Đồng thu mua gần 3.000 tấn cà phê Rxô ( chiếm 68% cà phê kinh doanh), chi nhánh ĐăkLăk thu mua gần 1.500 tấn… Chi nhánh TP.HCM ngoài việc nhận thanh toán hàng xuất khẩu còn thu mua 1.835 tấn cà phê nhân… Đến nay công ty rất ít mua cà phê vỏ về chế biến, chỉ mua cà phê nhân rồi xuất khẩu do công nghệ chế biến của công ty lạc hậu, chế biến ra cà phê có chất lượng không đạt yêu cầu, như năm 2003 nhiều lô hàng bị trả lại do chất lượng không đạt yêu cầu làm công ty bị thua lỗ. Công ty hiện nay vẫn chưa đổi mới được công nghệ vì đang trong giai đoạn chuyển đổi công ty từ hình thức công ty nhà nước sang công ty cổ phần 2.4.6. Chính sách của nhà nước
Chính sách của nhà nước hiện nay rất thông thoáng, nhà nước hiện nay khuyến khích các doanh nghiệp xuất khẩu để tăng kim ngạch xuất khẩu, nhà nước ta hiện nay đã có những chính sách khuyến khích trồng cây cà phê và đã tìm kiếm nhiều loại cây cà phê có năng suất cao hơn, mặt khác đầu tư vốn cho các hộ trồng cà phê, khuyến khích họ trồng cà phê để nhằm đảm bảo sản lượng cà phê ngày càng tăng lên, nhà nước còn có một số chính sách hỗ trợ một số dịch vụ nhằm cung cấp thông tin cho các doanh nghiệp như thông tin về thị trường, giá cả… Hiện nay nước ta đã gia nhập WTO nên các hàng rào về xuất nhập khẩu đã được xóa bỏ, có nhiều cạnh tranh hơn .
Đối với công ty thì nhà nước hỗ trợ nhiều về vốn, trang thiết bị phục vụ cho quá trình kinh doanh của công ty, vì công ty là công ty của nhà nước nên được nhà nước bảo hộ nhiều.
Nhân tố thị trường bao gồm nhiều nhân tố bên trong tác động đến như: giá cả mặt hàng, khách hàng, đối thủ cạnh tranh…Nhân tố này cũng có tác động rất lớn đến tình hình hoạt động của công ty.
− Nhân tố giá cả
Nhân tố giá cả là nhân tố ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả sản xuất kinh doanh của công ty. Giá bao gồm giá đầu ra và đầu vào, nếu giá đầu vào thấp mà giá đầu ra cao thì doanh nghiệp thu được lợi nhuận cao. Ngược lại thì doanh nghiệp bị lỗ. Do đó doanh nghiệp cần nghiên cứu kỹ vấn đề này để đảm bảo kinh doanh có hiệu quả.
Đối với mặt hàng cà phê giá cả thường không ổn định, lên xuống thất thường, tùy theo tháng mùa vụ của nó và tình hình giá cà phê thế giới. Nhiều khi giá thị trường thế giới biến động lớn làm cho nhiều doanh nghiệp điêu đứng, đối với công ty Vật Tư Chế Biến Cung Ứng Cà Phê Xuất Khẩu nhiều khi mua cà phê tại các nơi cung cấp, nhưng đến khi giá cà phê tăng lên nhiều nhà cung cấp không chấp nhận nữa ảnh hưởng rất nhiều hợp đồng do đã ký trước với giá thời gian trước đó, dẫn đến thâm hụt lớn do chênh lệch giá. Như trước đây giá cả cà phê rất thấp năm 2001 nhiều khi chỉ có 5000 đồng/ kg nhưng dần dần đã tăng lên rất nhiều và đến nay giá cà phê đã tăng lên đến 15.000- 17.200 đồng/ kg. Chứng tỏ giá cà phê tăng lên rất nhiều, điều này gây ảnh hưởng rất lớn cho các doanh nghiệp, vì sản lượng cà phê dự trữ trong nước không còn nhiều, mức giá cà phê thay đổi ảnh hưởng đến các hợp đồng trong nước cũng như nước ngoài, nhiều khi doanh nghiệp đã ký kết hợp đồng với bên nước ngoài nhưng khi giá cà phê lên thì lại không thực hiện được hợp đồng cà phê trong nước dẫn đến thiệt hại. Công ty cũng gặp nhiều trường hợp như vậy thường ký hợp đồng với nước ngoài sau đó không lấy được hàng trong nước làm cho đôi khi phải chịu mất bạn hàng hoặc phải mua cà phê với giá cao hơn để giữ uy tín. Như vậy giá cả ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động của công ty.
b. Nhân tố về khách hàng
Khách hàng là người quyết định đến sự thành công của doanh nghiệp, khách hàng là người duy trì sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp. Một công ty thành lập ra nếu không có khách hàng thì không thể tồn tại, cũng như công ty Vật Tư Chế Biến Cung Ứng cà phê xuất khẩu muốn tồn tại được cũng phải có khách hàng. Khách hàng của công ty những năm trước đây tương đối nhiều riêng khách hàng ở nước ngoài đã xuất sang 20 nước trên thế giới và có rất nhiều khách hàng đáng tin cậy. Nhưng mấy năm gần đây do nhiều yếu tố tác động đến như lượng vốn kinh doanh của công ty không còn nhiều do kinh doanh thua lỗ, mặt khác do giá cà phê thị trường trong nước bất ổn dẫn đến nhiều hợp đồng phải hủy bỏ không thực hiện được làm ảnh hưởng đến lượng khách hàng của công ty. Hiện nay khách hàng của công ty cũng không còn nhiều chủ yếu là các khách hàng ở Đức, Tây Ban Nha, Mỹ…
c. Đối thủ cạnh tranh
Trong kinh doanh thì đối thủ cạnh tranh tạo cho ta nhiều mặt lợi nhưng cũng có nhiều mặt bất lợi ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của công ty. Công ty cũng có nhiều đối thủ cạnh tranh không chỉ các công ty trong nước, mà còn các công ty khác trên thế giới. Các công ty cũng hoạt động trong lĩnh vực này như: Công ty cà phê Thắng Lợi, Công ty cà phê xuất nhập khẩu 2-9 ĐăkLăk, công ty cà phê Đ’rao, Công ty cà phê Việt Đức… Đây là các đối thủ cạnh tranh “đáng gờm” trong nước của công ty. Họ có lợi thế lớn trong việc thu mua nguyên liệu hơn công ty vì trụ sở chính của họ đặt tại các vùng nhiều nguyên liệu, chính vì vậy gây nhiều khó khăn về nguyên liệu cho công ty. Công ty muốn thắng các đối thủ thì cần có tiềm lực tài chính lớn, trước đây công ty có nhiều vốn rất có lợi trong hoạt động này nhưng sau này gặp nhiều khó khăn vốn dần dần ít đi nên vấn đề về nguyên liệu gặp nhiều khó khăn.
Các đối thủ này không chỉ cạnh tranh với công ty trong khâu thu mua nguyên liệu mà còn cạnh tranh trên thị trường đầu ra, họ cũng xuất khẩu sản phẩm ra nhiều nước trên thế giới, nên đã hạn chế phần nào về tình hình xuất khẩu của công ty.
Các đối thủ cạnh tranh trong nước thì cạnh tranh với công ty cả về yếu tố đầu vào và yếu tố đầu ra, còn các đối thủ đến từ nước ngoài thì chủ yếu cạnh tranh trong lĩnh vực chiếm thị phần và doanh số trên thị trường. Tuy nhiên đây lại là các đối thủ chính và có thể đánh bật công ty ra khỏi thị trường quốc tế bất cứ lúc nào. Họ là các cường quốc về cà phê như: Mêhico, Braxin, Colombia… Những đất nước này là đất nước về cà phê và công nghệ chế biến hơn hẵn đất nước mình, hơn nữa hoạt động xúc tiến bán hàng của họ hơn hẳn mình, nên họ là những người quyết định giá cà phê trên thị trường.
Trong tình hình hiện nay giá cà phê ngày càng tăng cao, nhu cầu về cà phê ngày càng tăng cao ảnh hưởng không nhỏ đến thị trường cà phê trong nước cũng như tình hình hoạt động của công ty.
2.5. TÌNH HÌNH XUẤT KHẨU CỦA CÔNG TY.2.5.1. Kim ngạch xuất khẩu 2.5.1. Kim ngạch xuất khẩu
Bảng 2.15: Mặt hàng xuất khẩu
Năm 2003 Năm 2004 Năm 2005 Năm 2006 Mặt hàng
SL( Tấn) KNXK(USD) SL( Tấn) KNXK(USD) SL( Tấn) KNXK(USD) SL( Tấn) KNXK(USD)
Cà phê 32.924,11 21.656.347 30.747,20 22.418.647,50 20.175,35 16.070.711,60 8.320,03 9.507.998,36 Tiêu 158,15 213.304,59 122,12 153.650,20 - - - - Tổng 33.082,26 21.869.651,59 30.869,32 22.572.297,70 20.175,35 16.070.711,60 8.320,03 9.507.998,36 Bảng 2.16: Chênh lệch về sản lượng các mặt hàng xuất khẩu ĐVT: tấn 2004/ 2003 2005/ 2004 2006/ 2005 Mặt hàng ± % ± % ± % Cà phê (2.176,91) (6,61) (10.571,85) (34,38) (11.855,32) (58,76) Tiêu (36,03) (22,78) (122,12) (100) - - Tổng (2.212,94) (6,69) (10.693,97) (34,64) (11.855,32) (58,76)
Bảng 2.17: biểu hiện chênh lệch về kim ngạch xuất khẩu các mặt hàng của công ty. ĐVT: USD
2004/ 2003 2005/ 2004 2006/ 2005 Mặt hàng ± % ± % ± % Cà phê 762.300,50 3,52 (6.347.935,90) (28,32) (6.562.713,24) (40,84) Tiêu (59.654,39) (27,97) (153.650,20) (100) - - Tổng 702.646,11 3,21 (6.501.586,10) (28,80) (6.562.713,24) (40,84)
Tình hình xuất khẩu của công ty qua các năm có sự biến đổi lớn, năm 2004 sản lượng cà phê xuất khẩu giảm so với năm 2003 là 2.176,91 tấn nhưng kim ngạch thu về lại tăng lên 762.300,5 USD. Sang năm 2005 thì sản lượng cà phê xuất khẩu tiếp tục giảm, giảm 34,38% tương đương giảm 10.571,85 tấn so với năm 2004 làm cho kim ngạch giảm xuống 28,32% tương đương giảm 6.347.935,9 USD, trong đó lượng xuất khẩu giảm lớn nhất đó là loại cà phê R2 giảm 38,25% tương đương giảm 9.955,75 tấn, làm cho kim ngạch thu về của loại mặt hàng này giảm xuống 34,21% tương đương giảm 6.604.956,97 USD. Đến năm 2006 thì sản lượng xuất khẩu càng giảm mạnh giảm 58,76% tương đương giảm 11.855,32 tấn so với năm 2005 làm cho kim ngạch thu về cũng bị giảm xuống 40,84% tương đương giảm 6.562.713,24 USD so với năm 2005. Chứng tỏ công ty mấy năm gần đây kinh doanh kém hiệu quả hơn so với mấy năm trước, sản lượng và kim ngạch xuất khẩu của công ty càng ngày càng giảm xuống, ảnh hưởng xấu đến uy tín của công ty. Mặt hàng chủ lực của công ty là sản phẩm cà phê R2 nhân xuất khẩu mà mấy năm gần đây thì lượng xuất khẩu loại này lại giảm tương đối mạnh, làm ảnh hưởng không tốt đến quá trình hoạt động của công ty.
Để thấy rõ nguyên nhân gây nên tình hình trên ta đi sâu vào phân tích từng nhân tố:
Sau đây chúng ta dùng phương pháp so sánh về KNXK giữa các năm, rồi sử dụng phương pháp thay thế liên hoàn để xác định các nhân tố ảnh hưởng đến KNXK
Ta gọi:
Qo, Q1, Q2, Q3 là sản lượng xuất khẩu lần lượt qua các năm 2003, 2004, 2005 và 2006.
− Năm 2004 so với năm 2003
103,52% = 110,85% * 93,39% Số tuyệt đối:
∑Q1G1-∑QoGo = (∑Q1G1- ∑Q1Go) + (∑Q1Go-∑QoGo) 762300,5 USD = 2.194.197,01 USD + (-1.431.896,51) USD Nhận xét:
Kim ngạch xuất khẩu của công ty năm 2004 tăng 3,52% so với năm 2003 tương ứng tăng lên 762.300,5 USD có được điều này là do:
− Giá xuất khẩu cà phê năm 2004 tăng lên 10,85% so với năm 2003 làm cho kim ngạch tăng lên 2.194.197,01 USD
− Sản lượng cà phê xuất khẩu nói chung giảm so với năm 2003 là 6,61% làm cho kim ngạch thu về bị giảm 1.431.896,51 USD.
Như vậy kim ngạch xuất khẩu cà phê của công ty năm 2004 tăng lên so với năm 2003 điều này là do giá xuất khẩu cà phê tăng lên, tuy sản lượng xuất khẩu giảm xuống nhưng do mức độ tăng của giá cao hơn làm cho kim ngạch của công ty cũng tăng lên.
∑Q1*G1 ∑Q1*G1 ∑ Q1*Go = *
∑Qo*Go ∑Q1*Go ∑Qo*Go
22.418.647,5 22.418.647,5 20.224.450,49 = *
Năm 2005 so với năm 2004 Ta có: ∑Q2*G2 ∑Q2*G2 ∑ Q2*G1 = * ∑Q1*G1 ∑Q2*G1 ∑Q1*G1 16.070.711,60 16.070.711,60 14.710.414,60 = * 22.418.647,50 14.710.414,60 22.418.647,50 71,68% = 109,25% * 65,62% Số tuyệt đối: ∑Q2G2-∑Q1G1 = (∑Q2G2- ∑Q2G1) + (∑Q2G1-∑Q1G1) (-6.347.935,9) = 1.997.297 + (-7.708.232,9) Nhận xét:
Kim ngạch xuất khẩu năm 2005 giảm 28,32% so với năm 2004 làm cho giá trị kim ngạch giảm 6.347.935,9 USD. Điều này là do
− Sản lượng xuất khẩu giảm 34,38% so với năm 2004 làm cho kim ngạch giảm xuống 7.708.232,9 USD.
− Giá cả xuất khẩu tăng lên 9,25% so với năm 2004 làm cho kim ngạch tăng lên 1.997.297 USD.
Như vậy kim ngạch xuất khẩu của năm 2005 giảm so với năm 2004 chủ yếu là do khối lượng xuất khẩu của công ty giảm nhiều so với năm trước, tuy đã có giá cả tăng lên bù cho phần đó nhưng không đủ cho sự giảm xuống của khối lượng, vì trong giai đoạn này công ty kinh doanh bắt đầu gặp nhiều khó khăn trong việc quay vòng vốn.
− Năm 2006 so với năm 2005 Ta có: ∑Q3*G3 ∑Q3*G3 ∑ Q3*G2 = * ∑Q2*G2 ∑Q3*G2 ∑Q2*G2 9.507.998,36 9.507.998,36 6.627.334,97 = * 16.070.711,60 6.627.334,97 16.070.711,60 51,16% = 143,47% * 41,24% Số tuyệt đối: (∑Q3*G3 - ∑Q2*G2) = (∑Q3*G3 - ∑Q3*G2) + (∑Q3*G2-∑Q2*G2) (-6562713.24) = 2.880.663,39 + (-9.443.376,63) Nhận xét:
Kim ngạch xuất khẩu của công ty năm 2006 kim ngạch xuất khẩu của công ty giảm 48,84% so với năm 2005 làm cho kim ngạch của năm này giảm xuống (6.562.713,24) USD. Đó là do các nguyên nhân cơ bản sau:
− Do khối lượng xuất khẩu của công ty giảm 58,76% so với năm 2005 làm cho kim ngạch của công ty giảm xuống (9.443.376,63) USD.
− Do giá cả xuất khẩu tăng lên 43,47% so với năm 2005 làm cho kim ngạch tăng lên 2.880.663,39 USD.
Như vậy kim ngạch xuất khẩu của công ty trong năm 2006 giảm so với năm 2005 chủ yếu là do khối lượng xuất khẩu giảm, tuy giá xuất khẩu đã tăng lên nhưng vẫn không bù đắp được lượng giảm của khối lượng xuất khẩu.
2.5.1.2. Mặt hàng tiêu xuất khẩu
Bên cạnh mặt hàng chủ lực là mặt hàng cà phê nhân, công ty Vật Tư Chế Biến Cung Ứng Cà Phê xuất khẩu còn xuất khẩu mặt hàng tiêu nhưng số lượng ít. Năm 2003 số lượng tiêu xuất khẩu chỉ có 158,15 tấn thu về được kim ngạch